Chia sẻ với các bạn ngành Luật về Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự. Với bài mẫu này AD sẽ chia làm 4 phần chính: Tóm tắt bản án, Quy định pháp luật có liên quan, Cách giải quyết của Tòa án nhân dân trong thực tiễn vụ án tranh chấp và Nhận xét. Tham khảo và vận dụng ngay vào bài làm của mình.
Ngoài ra, AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, luận văn, khóa luận,… nhiều ngành nghề và nhiều đề tài khác nhau, các bạn có nhu cầu cần thuê hay bận rộn không có thời gian viết bài cần thuê người viết liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nhé!
1. Tóm tắt bản án về Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự
Căn cứ bản án số 356/2018/KDTM-ST, có thế tóm lược một số nội dung chính như sau:
*. Tư cách đương sự:
(1) Nguyên đơn: Ông Trần Minh Hoàng – Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương.
Địa chỉ: Số 121/5 khu phố Long Thới, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
(2) Bị đơn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông
(Tên cũ: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông)
Địa chỉ: Số 67 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. ( Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự, 9 điểm )
*. Nội dung vụ tranh chấp:
- Ngày 17/9/2010, 25/11/2010 và 06/12/2010, ông Trần Minh Hoàng- Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương (Gọi tắt là Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông (Tên cũ: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông)- gọi tắt là Công ty Khang Thông- xác lập các hợp đồng mua bán cây cảnh theo hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng số 29/HĐMC.2010 (Gọi tắt là hợp đồng 29), hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng số 41/HĐMC.2010 (Gọi tắt là hợp đồng 41) và hợp đồng mua cây cảnh quan số 46/HĐMC.2010 (Gọi tắt là hợp đồng 46).
- Ngày 30/3/2011: hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng mua cây số 29/TLHĐMC.2011. Theo đó, Bị đơn còn nợ nguyên đơn 1.510.000.000 đồng.
- Ngày 02/6/2011: hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng mua cây số 41/TLHĐMC.2011. Theo đó, Bị đơn còn nợ nguyên đơn 3.751.000.000 đồng.
- Lần lượt ngày 09/4/2012 và ngày 06/5/2013, hai bên ký hai biên bản nghiệm thu, theo đó xác nhận Bị đơn còn nợ 4.770.000.000 đồng và 810.000.000 đồng.
- Ngày 05/5/2016, nguyên đơn khởi kiện bị đơn ra Tòa án nhân dân Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu bị đơn trả ngay số tiền còn nợ theo hợp đồng 29, 41và 46 mà Nguyên đơn đã hoàn thành theo yêu cầu của Bị đơn, tổng cộng là: 10.031.000.000 (Mười tỉ không trăm ba mươi mốt triệu) đồng.
2. Quy định pháp luật có liên quan trong bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự
2.1. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
Trong pháp luật tố tụng dân sự, việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án là một nội dung tố tụng quan trọng cần được đặc biệt lưu tâm. Theo đó trường hợp xét xử sai thẩm quyền của Tòa án có thể dẫn tới việc bản án bị hủy bỏ và phải xét xử lại.
Để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (sau đây được gọi là “BLTTDS 2015”) đã quy định cụ thể một cách có hệ thống tại Chương III của luật này. Theo đó, việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết được căn cứ theo:
Thứ nhất, về nội dung vụ việc. ( Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự, 9 điểm )
Theo quy định từ Điều 26 đến Điều 34, BLTTDS 2015 đã liệt kê cụ thể tất cả những vụ tranh chấp hoặc việc dân sự thuộc thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Tòa án nhân dân; theo đó có sự phân chia cụ thể từng loại vụ việc dân sự nhất định, bao gồm:
“(i) Vụ việc về dân sự nói chung;
(ii) Vụ việc về hôn nhân và gia đình;
(iii) Vụ việc về kinh doanh, thương mại;
(iv) Vụ việc về lao động;
(v) Liên quan đến quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức”
Trong đó, liên quan đến tranh chấp về kinh doanh thương mại được quy định bao gồm:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. ( Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự, 9 điểm )
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”
Hay có thể nói, Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết đối với những vụ tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại – thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 nêu trên.
Thứ hai, xác định thẩm quyền theo cấp tòa án.
Theo quy định tại Điều 35 và 36 BLTTDS 2015, thẩm quyền của Tòa án nhân dân được phân theo Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong đó, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với những tranh chấp. yêu cầu về:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
- a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
- b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
- c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
- a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
- b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
- c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
- d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.”
Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, bên cạnh những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết riêng được quy định tại khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 còn có “thẩm quyền giải quyết heo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện … mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện” ( Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự, 9 điểm )
Như vậy, đối với các vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mạị, cụ thể là liên quan đến hợp đồng kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 30 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh thấy rằng cần thiết hoặc được đề nghị bởi Tòa án nhân dân cấp huyện về việc đưa vụ án đó lên xét xử tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
Thứ ba, xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ.
Bên cạnh cấp tòa án, tùy vào đặc trưng của từng vụ việc, việc thụ lý tiếp nhận giải quyết tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự còn được dựa trên đặc điểm về lãnh thổ. Theo đó bên cạnh thẩm quyền giải quyết việc dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015, đối với các vụ án dân sự, việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
- b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
- c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Như vậy, nếu xét riêng trong vụ tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại, tòa án có thẩm quyền giải quyết có thể là:
(i) Tòa án nơi cư trú, làm việc (cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của bị đơn (cơ quan, tổ chức);
(ii) Tòa án nơi cư trú làm việc (cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn đơn (cơ quan, tổ chức) nếu nguyên đơn và bị đơn có thỏa thuận về nội dung này;
(iii) Tòa án nơi có bất động sản trong trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản.
Như vậy, có thể thấy rằng, để xác định chính xác thẩm quyền của Tòa án cần căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó trước hết phải nhắc đến quan hệ pháp luật tranh chấp, thỏa thuận của các bên, cấp tòa án và đặc điểm về lãnh thổ. Trong đó, đặc biệt cần lưu ý đến việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, bởi đây là cơ sở nền tảng, là tiền đề quan trọng để tạo điều kiện xác định tới những vấn đề tiếp theo. ( Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự, 9 điểm )
2.2. Quy định pháp luật về xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
Như đã phân tích ở trên, quan hệ pháp luật tranh chấp là một trong những nội dung quan trọng, là tiền đề cơ sở để xác định pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung có liên quan đến quá trình giải quyết. Đặc biệt liên quan đến pháp luật tố tụng, việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết của tòa án cần yếu tố tiên quyết đầu tiên là xác định được đúng quan hệ tranh chấp giữa các đương sự.
Mặc dù ngay tại thời điểm nguyên đơn gửi đơn khởi kiện bị đơn đã phải có những đánh giá sơ khai, cơ bản đầu tiên về quan hệ pháp luật tranh chấp để gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc xác định quan hệ tranh chấp lại không phải nhiệm vụ của các đương sự. Hay nói cách khác, nguyên đơn không bắt buộc phải xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp ngay tại thời điểm gửi đơn này.
2.3. Quy định pháp luật về kiện đòi tài sản trong Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự
Kiện đòi tài sản được xem là một trong những phương thức chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thực hiện biện pháp nhằm bảo vệ quyền của mình đối với tài sản đó. Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây được gọi là “BLDS 2015”), quyền đòi lại tài sản được quy định như sau:
“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. 2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”
Như vậy, hiểu theo một cách đơn giản theo quy định này có thể hiểu rằng quyền đòi lại tài sản là quyền của “chủ sở hữu hay chủ thể khác có quyền đối với tài sản yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc chủ thể đang có hành vi chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản đó”. Hay nói một cách khác, tài sản ban đầu đã thuộc quyền sở hữu hoặc quyền khác của chủ sở hữu, chủ thể khác nhưng lại bị người khác chiếm hữu, sử dụng mà không có căn cứ pháp luật. Việc xác định quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản phải được dựa trên những căn cứ nhất định, xác đáng, có cơ sở và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Chủ thể của kiện đòi tài sản có thể là pháp nhân, cá nhân; nội dung tranh chấp của tranh chấp này liên quan đến quyền về tài sản.
2.4. Quy định pháp luật về tranh chấp kinh doanh, thương mại
Tranh chấp kinh doanh thương mại được hiểu là “tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại”. Trong đó hoạt động thương mại được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 được xác định là: “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. ( Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự, 9 điểm )
Tranh chấp kinh doanh thương mại có những đặc điểm chính sau đây:
Một là, “tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ nhất định, liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên”.
Hai là, “những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động thương mại”.
Ba là, “tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân”.
3. Cách giải quyết của Tòa án nhân dân trong thực tiễn vụ án tranh chấp
Xem xét từ thực tế giải quyết vụ tranh chấp theo bản án số 356/2018/KDTM-ST ngày 21/12/2018, liên quan đến vấn đề tố tụng đặc biệt là liên quan tới việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những quan điểm, nhận định cụ thể về vấn đề này như sau:
3.1. Cách giải quyết của Tòa án nhân dân trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
Liên quan đến quan hệ pháp luật tranh chấp trong nội dung vụ án tranh chấp này, nguyên đơn và bị đơn có những quan điểm khác nhau:
(i) Về phía nguyên đơn: nguyên đơn xác định đây là tranh chấp về việc “kiện đòi tài sản”, điều này được thể hiện rõ trong yêu cầu tại đơn khởi kiện của nguyên đơn yêu cầu dòi lại số tiền mà bị đơn phải trả cho nguyên đơn.
(ii) Về phía bị đơn: bị đơn lại cho rằng đây là “tranh chấp kinh doanh, thương mại” chứ không phải “tranh chấp kiện đòi tài sản”. Bởi lẽ bản chất tranh chấp phát sinh là từ hợp đồng kinh doanh, thương mại đã được ký kết giữa nguyên đơn và bị đơn.
Về vấn đề này, Tòa án nhân dân Quận 1 đã nêu ra quan điểm tại mục [1] của phần Nhận định của Tòa án rằng:
“Do Công ty Khang Thông không thanh toán số tiền như thỏa thuận nên phát sinh tranh chấp. Đây là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”.
Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án đã đồng tình với quan điểm của phía bị đơn về việc xác định quan hệ tranh chấp giữa các bên đương sự. Cụ thể, tranh chấp giữa ông Trần Minh Hoàng – Đại diện Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương và Công ty Khang Thông xuất phát từ việc Công ty Khang Thông không thực hiện theo như nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên về nghĩa vụ trả tiền cho ông Trần Minh Hoàng.

3.2. Cách giải quyết của Tòa án nhân dân trong việc xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết
Với việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại, Tòa án nhân dân Quận 1 đã căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30; điểm b khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39 của BLTTDS năm 2015 để nhận định rằng Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp này theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:
Khoản 1 Điều 30 quy định:
“Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.” ( Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự, 9 điểm )
Điểm b khoản 1 Điều 35 quy định:
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
- b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;”
Điểm a khoản 1 Điều 39 quy định:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
- Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
- a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Như vậy, tòa án đã căn cứ trên cơ sở về loại việc, cấp tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ để xác định thẩm quyền thụ lý của Tòa án nhân dân Quận 1 là đúng quy định pháp luật.
4. Nhận xét Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự
4.1. Về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
Trước hết, Tòa án nhân dân Quận 1 đã thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 203 BLTTDS 2015.
Theo đó, ban đầu nguyên đơn xác định quan hệ tranh chấp giữa hai bên là “kiện đòi tài sản”, chưa đúng bản chất của tranh chấp do chưa có căn cứ chính xác, cụ thể xác định rằng số tiền này thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn. Mặc dù trong các văn bản tài liệu cung cấp có đề cập đến việc mua bán và yêu cầu bị đơn thanh toán tiền cho nguyên đơn, tuy nhiên để xác định số tiền này có thực tế vốn thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố trong quá trình hai bên giao kết, thực hiện hợp đồng.
Ví dụ trường hợp nguyên đơn vi phạm nghĩa vụ hợp đồng dẫn tới bị đơn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì số tiền đó không phải thuộc sở hữu hợp pháp của nguyên đơn. Hay nói cách khác, với những tài liệu được cung cấp chưa đủ căn cứ để xác định rằng số tiền này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của nguyên đơn và bị bị đơn chiếm hữu.
Mặc dù nguyên đơn xác định sai quan hệ tranh chấp nhưng Tòa án không vì thế mà bỏ qua nhiệm vụ của mình, theo đó, ngay trong bản án Tòa án nhân dân Quận 1 đã có nhận định lại trong việc đánh giá, xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự là “tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại”. ( Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự, 9 điểm )
Tiếp theo, việc xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự của Tòa án hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật bởi những lý do như sau:
Thứ nhất, các chủ thể phát sinh tranh chấp trong quan hệ tranh chấp này là các thương nhân.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân được xác định là các “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Trong trường hợp này, ông Trần Minh Hoàng – Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương và Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông đều là các tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật và phải đăng ký kinh doanh. Hay nói cách khác, cả nguyên đơn và bị đơn đều là thương nhân.
Thứ hai, đối tượng tranh chấp có liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các bên với mục đích sinh lợi nhuận.
Theo đó, nguyên đơn và bị đơn ký kết với nhau các hợp đồng về việc mua bán cây ăn quả và cây kiểng, cụ thể bên mua là bị đơn, bên bán là nguyên đơn. Mục đích ký kết hợp đồng giữa các bên là nhằm sinh lợi nhuận và liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại của từng bên.
Do vậy, từ những căn cứ đã nhận định và được phân tích ở trên có thể khẳng định rằng quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ tranh chấp này là “tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại”. Hay nói cách khác, Tòa án nhân dân Quận 1 đã có đánh giá, nhận định chính xác khi xác định quan hệ pháp luật tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, liên quan đến nội dung này, bản án của Tòa án được ban hành cũng cần lưu ý về tiêu đề tóm tắt nội dung bản án, cụ thể tại bản án này ghi là “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, đòi lại tài sản”. Cần làm rõ rằng, ở đây tòa án đã xác định quan hệ tranh chấp là phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại mà cụ thể là liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa. Như vậy việc ghi nhận “đòi lại tài sản” vào nội dung bản án có thể gây hiểu lầm cho người tiếp nhận.
4.2. Về việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự
Về việc xác định thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Tòa án nhân dân Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời dẫn chiếu đúng các điều khoản có liên quan. Cụ thể như sau:
Trước hết để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp kinh doanh, thương mại trong hồ sơ này, Tòa án đã dẫn chiếu khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015. Theo quy định này, tranh chấp phát sinh giữa nguyên đơn là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại mà cụ thể là về hợp đồng mua bán thuộc thẩm quyền giải quyết, thụ lý của Tòa án.
Tiếp theo, liên quan đến việc xác định cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết, bản án đã căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015, qua đó chỉ rõ tranh chấp về kinh doanh thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 30 sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong hồ sơ này, Tòa án nhân dân cấp huyện không có đề xuất, đồng thời Tòa án nhân dân cấp tỉnh không thực hiện lấy hồ sơ vụ án lên xét xử, do vậy Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có thẩm quyền giải quyết. ( Tiểu luận: bài thu hoạch môn luật tố tụng hình sự, 9 điểm )
Cuối cùng, liên quan đến xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ. Bản án căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 xác định rằng Tòa án nơi bị đơn có trụ sở chính là Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Bị đơn ở đây là Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông có địa chỉ trụ sở tại Số 67 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy kết hợp với cấp tòa án có thẩm quyền giải quyết đã được xác định ở trên, thì xác định được Tòa án nhân dân Quận 1 có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này.
Thời gian tới AD sẽ cập nhật nhiều tài liệu hơn, theo dõi Viettieuluan để cập nhật thật nhiều bài Tiểu luận sáng giá nhé.