Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

Rate this post

Tiểu luận bài thu hoạch môn Luật thương mại, đây là mẫu bài thu hoạch mà các bạn học về Luật thương mại nên tham khảo. Bài mẫu này nhằm giúp các bạn nắm bắt được các quy định của pháp luật trong Luật thương mại và vận dụng vào bài làm cũng như vào thực tế.

Thời gian đến sẽ có nhiều mẫu Tiểu luận bài thu hoạch môn Luật thương mại và nhiều tài liệu hơn, nên các bạn theo dõi AD qua trang Viettieuluan để cập nhật thông tin nhanh hơn nhé.

Ngoài ra, AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, báo cáo, luận văn,… nếu có nhu cầu cần thuê người viết hãy chủ động liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay và luôn.


Phần mở đầu Tiểu luận bài thu hoạch môn Luật thương mại

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện kinh tế thị trường đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế như hiện nay thì nhu cầu tìm hiểu pháp luật về pháp luật thương mại và hàng hóa dịch vụ đã trở thành vấn đề nóng trong thực tế. Môn học Luật thương mại 2 (Pháp luật về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ) “giúp sinh viên nắm bắt những quy định của pháp luật về các hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam, bao gồm những nội dung cơ bản, bổ ích để sinh viên có thể vận dụng vào việc đọc và hiểu các văn bản pháp luật và vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế

Việc nghiên cứu môn học Luật thương mại 2 là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Bởi môn học này hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa vấn đề; Kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của pháp luật thương mại; Lựa chọn, vận dụng một cách hợp lí các vấn đề phù hợp với các điều luật, cơ chế thích hợp để giải quyết các vụ việc tranh chấp thương mại; Phát triển kĩ năng tư vấn, trợ giúp pháp lý, kĩ năng phân tích, đánh giá, bình luận các tình huống cụ thể… Vì vậy, để có thể tổng kết môn học đồng thời vận dụng pháp luật là mục tiêu mà bài tổng quan môn học Luật thương mại 2 muốn hướng tới. ( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI )

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề hoàn thành bài tổng quan, sinh viên thực hiện những nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu tổng quan về môn học thông qua bài giảng của giảng viên Vũ Thành Trưng, giáo trình “Pháp luật về thương mại hàng hóa & dịch vụ của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến môn học Luật thương mại 2.

Dẫn chứng cụ thể tình huống giảng viên đã giảng trực tiếp trên lớp và đánh giá tính phù hợp của tình huống này đối với môn học cũng như thực tiễn.

Áp dụng được những vấn đề thực tiễn của môn học.

Khẳng định kết quả môn học, những vấn đề hạn chế trong việc áo dụng pháp luật trong phạm vi môn học.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI )

Phần nội dung Tiểu luận bài thu hoạch môn Luật thương mại

Phần mở đầu bài giảng giảng viên đã giới thiệu những thay đổi của Luật thương năm 2005. Tại điều 112 Luật quản lý ngoại thương 12/06/2017 hiệu lực 1/1/2018 bãi bỏ những nội dung của Luật thương mại năm 2005: Khoản 2 điều 38 (Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu); Khoản 3 điều 29 (về tạm nhập tái xuất); Khoản 3 điều 30 (chuyển khẩu xuất hàng hóa); Các điều 31, 33, 242, 243, 244, 245, 246, 247 về chi tiết hoạt động quá cảnh hàng hóa.

1. Tổng quan về bài học

1.1. Khái quát về thương nhân và hoạt động thương mại

Thương mại/ buôn bán/ trao đổi/ mậu dịch (trade) là khái niệm dùng để chỉ hoạt động trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa các cá nhân hay nhóm người dưới hình thức hiện vật, hay gián tiếp thông qua một phương tiện trung gian như tiền.

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ… giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.

– Lý do tồn tại thương mại: thương mại tồn tại vì sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác.

Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực (lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ). Lịch sử của thương mại được thể hiện như sau:( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI )

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

+ Thời phong kiến: thương mại bị hạn chế; không có luật thương mại riêng;

+ Thời Pháp thuộc: khởi đầu Pháp đem áp dụng Bộ luật Thương mại Pháp ở Nam Kỳ và cho đến năm 1988 áp dụng tại Bắc Kỳ; Từ năm 1982 – 1930: Pháp ban hành sắc lệnh quy định hành nghề thương mại do người Á – Đông ngoại quốc và người Việt Nam; Từ năm 1931 – 1936 có Bộ luật dân sự đề cập một cách chi tiết tới nhiều chế định của luật thương mại; Năm 1942: Bảo Đại tại Huế đã ban hành Bộ Luật thương mại.

+ Thời kỳ chống Mỹ, đối với miền Bắc thì kinh tế kế hoạch hóa tập trung; không có luật thương mại. Còn ở miền Nam, năm 1972, có Bộ luật dân sự và Bộ luật thương mại tiếp cận được tới nền pháp lý hiện đại của nền kinh tế thị trường.

+ Thời kỳ thống nhất: Từ năm 1975 – 1986: kinh tế kế hoạch hóa tập trung; không có luật thương mại; Từ sau năm 1986 đến đổi mới: pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989; ngày 21/12/1990, thông qua Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân Thúc đẩy thương mại phát triển; ngày 10/05/1997 thông qua Luật thương mại; ngày 14/06/2005 Luật thương mại hiện nay.

Hoạt động thương mại:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

– Thương nhân: là tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động thương mại, độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Đặc điểm: tổ chức kinh tế, cá nhân, hoạt động thương mại, độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh.

Chú ý về Chi nhánh công ty, văn phòng đất đai, Luật sư, Thừa phát lại, Quản tài viên, Công chứng viên.

Cá nhân nước ngoài có thể là thương nhân văn phòng đất đai, Chi nhánh không là thương nhân Công chứng, luật sự, Thừa phát lại không là thương nhân

Điều 7 Luật thương mại  2005: không có thương nhân thực tế, thương nhân mặc nhiên (không đăng kí kinh doanh)

– Phân loại thương nhân

+ Căn cứ vào tư cách pháp lý gồm: có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân;

+ Căn cứ vào hình thức tổ chức hoạt động gồm: Doanh nghiệp các loại, Hộ kinh doanh, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã,.

+ Căn cứ vào chế độ trách nhiệm gồm: Trách nhiệm hữu hạn về tài sản; Trách nhiệm vô hạn về tài sản

+ Tư cách pháp nhân: Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015: được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức theo qui định; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

+ Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam, được pháp luật nước ngoài công nhận.

Hình thức hoạt động: Thông qua đại diện và trực tiếp.

– Hoạt động thương mại: là hoạt động sinh lời, liệt kê gồm : mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại

– Các hoạt động thương mại có tính tương đối chia làm: Nhóm Mua bán hàng hóa; Nhóm Cung ứng dịch vụ; Nhóm Trung gian thương mại; Nhóm có đặc trưng; Nhóm thúc đẩy.

Điều 3. Giải thích từ ngữ “1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

– Áp dụng pháp luật với hoạt động thương mại( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI )

+ Nguyên tắc áp dụng luật Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam (Khoản 1 – Điều 1); Nguyên tắc áp dụng luật Việt Nam ngoài Việt Nam nếu các bên chọn lựa (Khoản 2 điều 1); Nguyên tắc áp dụng luật nước ngoài , tập quán quốc tế nếu có một bên nước ngoài (điều 4 – điều 5)

+ Nếu có luật liên quan đặc thù thì tuân theo luật đó, Tuân theo luật thương mại và luật, Nếu không qui định thì theo Bộ luật dân sự

+ Nguyên tắc của hoạt động thương mại: nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận; nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại; nguyên tắc áp dụng tập quán thương mại; nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.

– Tập quán theo khoản 1 điều 5 Bộ luật dân sự năm 2015: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”. Hay trong việc xác định hoa lợi giữa các bờ rãy chung: “ Dưa, bầu mọc trong rẫy. Bò qua họ, họ hái. Bò qua mình, mình thu…”.

1.2. Mua bán hàng hóa trong thương mại

Khoản 8 điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định như sau: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.

Hàng hóa theo khoản 2, điều 3 Luật thương mại đó là: tất cả các loại động sản; động sản hình thành trong tương lai, vật gắn liền với đất đai. Mua bán hàng hóa bao gồm: mua bán trong nước và mua bán quốc tế.

Điều 5 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế. 1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

– CISG (Convention on Contracts for the International Sale of Goods). CISG là chữ viết tắt của Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention Contracts for the International Sale of Goods).

– International Commerce Tems – International Commerce Terms Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

– UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chúng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm.

XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN NGÀNH LUẬT

– Hợp đồng mua bán hàng hóa:

Khoản 8 điều 3 Luật thương mại năm 2005 có giải thích: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”. Hợp đồng mua bán hàng hóa là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán; là thỏa thuận để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán; thỏa thuận nghĩa vụ giao hàng chuyển quyền sỡ hữu của bên bán, nghĩa vụ thanh toán; nhận hàng nhận quyền sỡ hữu của bên mua.

1.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ

Khoản 9 điều 3 Luật thương mại năm 2005: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI )

Đặc điểm: luôn có tham gia của con người; hoạt động theo yêu cầu của người khác; kết quả dịch vụ có trường hợp không vật thể hóa, khó kiểm soát chất lượng, dịch vụ

Đặc trưng của pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ: khó khăn phức tạp hơn; luôn có sự tham gia của con người trng quá trình cung cấp vì thế đòi hỏi năng lực chuyên môn nên thường yêu cầu năng lực hành nghề của người cung cấp dịch vụ; là lĩnh vực rộng lớn đòi hỏi pháp luật có cách tiếp cận thích hợp. Vừa cụ thể vừa bao quát.

Điều 74 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hình thức hợp đồng dịch vụ. 1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.

Khoản 15 điều 3 Luạt thương mại năm 2005 quy định: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.

Các hoạt động thương mại chủ yếu: dịch vụ Logistics; dịch vụ quá cảnh hàng hóa, dịch vụ giám định thương mại.

1.4. Các hoạt động trung gian thương mại

– Hoạt động trung gian thương mại là là hoạt động để thực hiện giao dịch thương mại cho thương nhân khác. Đặc điểm: chủ thể thực hiện hoạt động trung gian là thương nhân có đăng ký KD; trung gian thương mại là hoạt động thương mại; Ít nhất liên quan đến ba bên; là quan hệ ủy quyền đặc biệt; bên trung gian độc lập về pháp lý , tài chính với các bên; hoạt động trung gian xác lập trên cơ sở HĐ.

– Các vấn đề cần nghiên cứu là: đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý thương mại;

1.5. Một số hoạt động thương mại khác

– Đấu giá hàng hóa theo khoản 1 điều 85 Luật thương mại: “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất”.

Phương thức đấu giá hàng hóa đó là: “a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng; b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng”.

Đặc điểm đấu giá: Là phương thức bán hàng hoá; Mục tiêu bán được hàng với giá cao nhất; Phương thức bán hàng hoá công khai theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định; Người bán tự tổ chức đấu giá hoặc thuê thực hiện; Thường đấu giá trong thương mại dành cho hàng chưa có giá thị trường. Đấu giá là phương thức định giá hàng hóa;

– Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ theo điều 214 Luật thương mại: “Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”.

Tiểu luận BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
Tiểu luận BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

Đặc điểm: Là phương thức mua hàng hóa . Bên mời thầu là bên mua, bên dự thầu là bên cung cấp. Bên dự thầu phải là thương nhân; Là phương thức lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tốt nhất điều kiện của bên mua sắm; Phương thức mua hàng hoá công khai theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục qui định của pháp luật; Phải đảm bảo công bằng cho các bên dự thầu vì chỉ có một nhà cung cấp được chọn.

Hình thức đấu thầu: đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.

– Cho thuê hàng hóa: điều 269 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê”.

Đặc điểm cho thuê hàng hóa:

+ Về chủ thể: bên cho thuê phải là thương nhân có ĐKKD, bên thuê có thể không là thương nhân.

+ Đối tượng: là hàng hóa bao gồm động sản và những vật gắn liền với đất đai thường là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công.

+ Mục đích: giúp họat động kinh doanh được đa dạng, giải quyết các tình huống khó khăn khi khởi đầu.

– Nhượng quyền thương mại: hượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI )

  1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Đặc điểm của nhượng quyền thương mại:

Chủ thể: bên nhượng quyền và nhận quyền đều phải là thương nhân đăng kí kinh doanh.

Mục tiêu: Bên nhượng quyền đã tạo lập được thương hiệu uy tín, muốn tối ưu hóa giá trị thương hiệu.

Đối tượng: Là các quyền thương mại; Không phải là hàng hóa hay dịch vụ mà là quyền được kinh doanh gắn với nhãn hiệu , tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng, quảng cáo của bên nhượng quyền.

Đặc điểm của nhượng quyền thương mại là tính dài hạn và tính hợp tác.

– Gia công hàng hóa

Điều 178 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.

Đặc điểm của gia công hàng hóa: Bên gia công là thương nhân; Đối tượngi là hàng hóa. Xem như quan hệ cung ứng dịch vụ; Mục đích của gia công TM đều nhắm vào việc phát sinh lợi nhuận; Thù lao không là giá trị hàng hóa, chính là giá trị công việc nhận gia công thực hiện.

Vai trò gia công hàng hóa:

Đối với nền kinh tế: hỗ trợ chuyên môn hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; sử dụng một phần nguyên liệu trong nước.

Bên đặt: hạ giá thành, tiết kiệm chi phí vận tải, kiểm soát chất lượng;

Bên nhận: nâng cao tay nghề; tiếp cận máy mọc hiện đại; quy trình sản xuất tiên tiến.

1.6. Các hoạt động xúc tiến thương mại

Khoản 3 điều 10 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”.

Đặc điểm hoạt động xúc tiến thương mại:  Nhằm mục đích thúc đẩy tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa dịch vụ; chủ thể thực hiện là thương nhân; Là hoạt động đa dạng: khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu, hội chợ triển lãm

1.7. Chế tài và khiếu nại trong hoạt động thương mại

Khái niệm chế tài trong thương mại (tổng hợp từ điều 292 đến 316)

Chế tài trong thương mại là các biện pháp pháp lý mà luật TM 2005 cho phép một bên áp dụng đối với bên kia trong hợp đồng thương mại nhằm yêu cầu bên đó chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Chế tài là hậu quả pháp lý do các bên thỏa thuận hoặc luật ấn định cho các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Các loại chế tài: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.

Đặc điểm của chế tài thương mại: Chủ thể áp dụng là các bên trong hợp đồng. Có thể áp dụng hoặc không áp dụng vì thế thuộc quyền định đoạt của các bên. Có hành vi vi phạm hợp đồng của một hoặc cả hai bên. Có thể áp dụng nhiều chế tài cho một hành vi vi phạm hợp đồng.

XEM THÊM ==> Trọn bộ bài thu hoạch ngành Luật

2. Ví dụ giảng viên đã giới thiệu

Ví dụ đầu tiên là ví dụ về Coca – Cola Việt Nam: “Coca Cola có mặt rất sớm tại Việt Nam và hoạt chính thức kinh doanh hơn 20 năm qua tại Việt Nam. Lịch sử hoạt động của Coca Cola tại Việt Nam cũng có nhiều vấn đề đặt ra. Năm 1960, Coca Cola hiện diện tại Việt Nam. Năm 1994, công ty này bắt đầu chính thức kinh doanh. Tháng 8/1995, Coca Cola Đông Dương và công ty nông nghiệp và thực phẩm Vinafimex thành lập liên doanh đặt trụ sở tại miền Bắc. Tuy nhiên phía Vinafimex đã bán lại 30% cổ phần cho Coca Cola sau nhiều năm thua lỗ triền miên với giá khoảng 2 triệu USD. Tháng 1/1998, tập đoàn Coca Cola lập thêm một liên doanh với công ty nước giải khát Đà Nẵng đặt tên Coca Cola Non Nước đặt tại miền Trung. Ngoài ra còn một liên doanh khác của Coca Cola đặt tại miền Nam là Coca Cola Chương Dương. Tháng 10/1998, Chính phủ cho phép các công ty Liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các liên doanh này này lần lượt thuộc sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương khi công ty này lần lượt mua lại cổ phần của đối tác Việt Nam khi hoạt động kinh doanh thua lỗ triền miên. Từ tháng 3 đến tháng 8/1999, 3 liên doanh lần lượt chuyển hình thức sở hữu. Đến tháng 6/2001, 3 công ty này hợp nhất thành một và quản lý bởi Coca-Cola Việt Nam. Việc hợp nhất 3 nhà máy thuộc 3 công ty này có tổng công suất khổng lồ gần 400 triệu lít. Năm 2012, Coca-Cola xác nhận lỗ lũy kế lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Mặc dù liên tục thua lỗ nhưng năm 2012, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca-Cola tuyên bố sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư lên nửa tỷ USD trong 5 năm. Năm 2014, Coca-Cola đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam”.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI )

Ví dụ thứ hai, về quản lý tài sản, người Ê Đê theo chế độ gia đình mẫu hệ nên mọi của cải đều do nữ giới nắm giữ, quản lý: “Dù là cái chén con, cái bát đồng nhỏ hay những đồ lặt vặt cũng không được cả gan bán đi để ăn, mà phải mãi mãi cất giữ. Từ những cái gùi Giarai đến những cái sọt, cái túi, cái nải, đến những đồ lặt vặt, người chị cả đại diện cho người mẹ có nhiệm vụ chăm nom cất giữ…”

Trong quan hệ về cầm cố tài sản, tập quán của người M’Nông quy định: “Cầm bộ chiêng chỉ tính phần nửa. Cầm bộ cồng chỉ tính phần nửa. Cầm ché rlung chỉ tính một phần. Cầm voi chỉ tính một phần”.

Và nếu cầm quá lâu mà không chuộc về thì tài sản cầm cố sẽ bị xử lý như sau: “Cầm chiêng không chuộc thì bỏ. Cầm ché không chuộc thì mất”

Ví dụ này đã phản ánh đúng nội dung về tập quán tồn tại trong xã hội phù hợp với nội dung bài học, sinh viên có thể hiểu hơn về tập quán và nguyên tắc áp dụng tập quán. Tập quán là một loại quy phạm xã hội tồn tại song hành cùng nhiều loại quy phạm xã hội khác như pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo… nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội. Với tư cách là một loại quy phạm xã hội, tập quán luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự nói riêng. Như vậy, mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau về tập quán nhưng các quan điểm đều thống nhất thừa nhận tập quán là thói quen được hình thành và tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội. Một quy tắc xử sự để được thừa nhận là tập quán thì quy tắc đó phải được một cộng đồng người gắn với một phạm vi lãnh thổ nhất định hoặc một lĩnh vực hoạt động xã hội thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong đời sống. Tập quán bao gồm nhiều loại, có thể là tập quán của một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, tập quán cũng có thể là tập quán trong nước hoặc tập quán quốc tế.

Ví dụ về nhượng quyền thương mại:

Nhượng quyền thương mại của thương hiệu Cà phê Trung Nguyên: “Năm 1996, Cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên chính thức ra đời tại Buôn Mê Thuộc. Để giới thiệu và quảng bá thương hiệu đến nhiều người tiêu dùng, năm 1998, Công ty Trung Nguyên mở quán cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, cũng từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn quốc. Năm 2000 là dấu mốc phát triển nhảy vọt của thương hiệu Trung Nguyên vì đã hiện diện tại Hà Nội, các tỉnh khác tại Việt Nam và cũng lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản, tiếp theo đó là những nước như: Mĩ, Sin-ga-po, Thái Lan, Trung Quốc,… Tính đến năm 2013 đã có gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và hơn 50 Quốc gia trên thế giới. Với vai trò của hoạt động chuyển nhượng thương hiệu thì cà phê thương hiệu Trung Nguyên đã được đã được nhiều người ưa chuộng, thị trường tiêu thụ lan rộng tại trong nước và nước ngoài”.

Nhượng quyền thương mại của Phở 24: “Phở 24 là chuỗi cửa hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group –  Tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước. Phở 24 đầu tiên được mở vào năm 2003 tại số 5, Nguyễn Thiệp, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu xây dựng một thương hiệu phở nổi tiếng, doanh nhân Lý Quý Trung đã chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu Phở 24 để tiết kiệm vốn đầu tư, chi phí về nhân công,… Đến 2009, đã có gần 80 cửa hàng Phở 24 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu… và có mặt tại một số nước như: Philippines, Hàn Quốc, Úc, Indonesia. Năm 2012, Phở 24 đã đạt khoảng 200 cửa hàng thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại”.

3. Vấn đề áp dụng thực tiễn đối với môn học

Luật thương mại 2 là một môn học khoa học pháp lý chuyên ngành cung cấp những kiến thức cơ bản về Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Cùng với đó, môn học cung cấp những kiến thức liên quan đến pháp luật về Thương mại hàng hóa & thương mại dịch vụ. Sau khi học được môn học này, học viên có khả năng:

– Về kiến thức:

Trình bày được những nội dung cơ bản về pháp luật thương mại hàng hóa & Thương mại dịch vụ như: Khái quát về thương nhân và hoạt động thương mại; Mua bán hàng hóa trong thương mại; hoạt động cung ứng dịch vụ; các hoạt động trung gian thương mại; một số hoạt động thương mại khác; các hoạt động xúc tiến thương mại; chế tài và khiếu nại trong hoạt động thương mại.

– Về kĩ năng: Kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận đánh giá các vấn đề của pháp luật thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Lựa chọn, vận dụng một cách phù hợp các điều luật, cơ chế thích hợp để giải quyết các vụ việc liên quan đến thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Phát triển kĩ năng tư vấn, trợ giúp pháp lý kĩ năng phân tích, đánh giá bình luận các tình huống phát sinh cụ thể; Phát triển kĩ năng lập luận, thuyết trình, hùng biện, kĩ năng nghiên cứu độc lập.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI )

4. Những bất cập, hạn chế của những quy định pháp luật về nội dung đã học

– Về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động

Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc: “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Điều cấm của luật ở đây được hiểu là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 11 Luật Thương mại năm 2005 quy định nguyên tắc trong các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực cụ thể là “Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật”.

Ở đây, “Luật” là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, còn “pháp luật” là toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm cả luật và các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư…. Do đó, nếu quy định nguyên tắc “không trái với các quy định của pháp luật” như Luật thương mại 2005 thì rủi ro giao dịch, hợp đồng thương mại bị vô hiệu sẽ rất cao bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vô cùng phong phú chưa kể nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành luật lại có quy định nhiều hơn cả luật, thậm chí “đá” luật, “vượt” luật.

Về nguyên tắc, các tổ chức, cá nhân xác lập, thực hiện hợp đồng trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, miễn là các thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, bởi Điều 33 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Do đó, quy định các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật là chưa thực sự phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013; quy định về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

Về áp dụng tập quán quốc tế và áp dụng pháp luật nước ngoài

Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì tập quán quốc tế được áp dụng nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến cũng không được áp dụng trong trường hợp hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Xem xét đến hậu quả của việc áp dụng là điều kiện quan trọng nhằm bảo vệ nguyên tắc cơ bản của quốc gia không bị ảnh hưởng bởi tập quán, pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 5 Luật thương mại 2005 cho phép các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Sự khác biệt ở đây là Bộ luật Dân sự xem xét đến hậu quả của việc áp dụng để quyết định việc sử dụng tập quán và pháp luật nước ngoài, còn Luật thương mại thì không xem xét đến hậu quả mà lại khẳng định luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu bản thân nội dung pháp luật nước ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Việc quy định không đồng nhất như hiện nay sẽ dẫn đến những cách hiểu và những cách vận dụng khác nhau trên thực tế khi cần áp dụng tập quán, pháp luật nước ngoài.

Bộ luật Dân sự – văn bản vốn được xem là “hiến pháp của luật tư”, do vậy, khi Bộ luật Dân sự mới ra đời, thì những văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực luật tư khác cũng cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung. Thế nhưng, Luật thương mại 2005, qua 10 năm thi hành dường như dần dần bị “lãng quên” trong thực tiễn. Như đã phân tích ở trên, có thể thấy Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 có nhiều quy định cùng điều chỉnh một mối quan hệ nhưng lại mâu thuẫn, đối nghịch nhau rõ rệt.

Không chỉ mâu thuẫn với Bộ Luật Dân sự 2015, các quy định khác của Luật Thương mại như đấu giá hàng hóa, đầu thầu hàng hóa, gia công, hợp đồng cung ứng dịch vụ… hiện nay đều đã được quy định chi tiết trong các luật chuyển ngành khác. Do vậy có nhiều ý kiến cho rằng, thay vì sửa đổi, bổ sung Luật thương mại 2005 để tương thích với Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành khác đã ban hành thì các nhà lập pháp có thể xem xét, nghiên cứu sửa đổi Bộ luật dân sự 2015 để bổ sung những quy định đặc trưng, cơ bản của pháp luật về thương mại nhằm tạo ra sự thống nhất trong quy định của pháp luật dân sự để các chủ thể dễ dàng áp dụng, điều chỉnh những vấn đề phát sinh, dự kiến phát sinh trong giao dịch thương mại; để các cơ quan có thẩm quyền cũng không còn lúng túng, khó khăn trong quá trình lựa chọn pháp luật để áp dụng giải quyết tranh chấp.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI )

XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO 

– Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hoạt động thương mại ở nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, rất nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành đã được ban hành hoặc đang được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động thương mại. Do đó, nhiều chế định của Luật thương mại năm 2005 đã tỏ ra lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn, vô tình trở thành rào cản cho các thương nhân khi hoạt động trên thị trường. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, điều bất cập lớn nhất hiện nay của luật thương mại năm 2005 đó là, tuy được coi là luật chung tạo nền tảng cho các hoạt động thương mại của thương nhân, song hầu hết các quy định quan trọng về hoạt động thương mại, chính sách thương mại trong quan hệ thương mại tư đều không thể tìm thấy trong Luật.

Thay vào đó, những quy định này lại chủ yếu được tìm thấy trong các văn bản pháp luật chuyên ngành hay hệ thống chằng chịt các thông tư và hướng dẫn quy định dưới Luật. Điều này tạo ra khoảng cách khác biệt lớn giữa LTM 2005 với các luật chuyên ngành và các Thông tư, Nghị định, từ đó gây khó khăn và bất cập cho việc thực thi pháp luật.

– Ngày 24/11/2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực luật tư có liên quan, trong đó có Luật thương mại năm 2005. Trong bối cảnh đó, người ta dễ dàng nhận thấy: rất nhiều quy định trong Luật thương mại năm 2005 trùng lặp hoặc mâu thuẫn với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, như quy định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, gia công trong thương mại, cho thuê hàng hóa, đấu giá hàng hóa, hay các quy định về việc xử lý hành vi vi phạm hợp đồng,… Theo nguyên tắc áp dụng Luật được đặt ra trong Luật thương mại năm 2005, hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật chuyên ngành thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành.

Thứ ba, chính phủ Việt Nam tiếp tục thành công trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các quốc gia và tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới, trong đó không thể không kể đến Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Việc tham gia 2 hiệp định này mang lại rất nhiều cơ hội phát triển kinh tế – xã hội cho Việt Nam, song bên cạnh đó cũng đặt ra yêu cầu và thách thức không nhỏ trong việc hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật có liên quan, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước thời gian tới. Luật thương mại năm 2005 là một trong những đạo luật quan trọng, tác động rất lớn đến hoạt động của các nhà đầu tư, do đó, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật thương mại năm 2005 được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Phần kết luận Tiểu luận bài thu hoạch môn Luật thương mại

Qua việc nghiên cứu, học tập môn học Luật thương mại 2 sinh viên cảm thấy môn học này rất bổ ích cả về lý luận và thực tiễn. Bài tổng quan môn học Luật thương mại 2 bao gồm những nội dung liên quan đến kiến thức mà Thạc sỹ – LS Vũ Thành Trưng đã tận tình chỉ dạy trong môn học. Với tâm huyết của người thầy đã truyền thụ những bài học, những kiến thức thực tiễn phong phú, sinh động. Qua bài học em đã tiếp thu những tri thức liên quan đến vấn đề này có thể ứng dụng trong công việc sau này và giúp đỡ những vấn đề liên quan đến đất đai cho người thân, gia đình, bạn bè…

DOWNLOAD


Thời gian đến sẽ có nhiều mẫu Tiểu luận bài thu hoạch môn Luật thương mại và nhiều tài liệu hơn, nên các bạn theo dõi AD qua trang Viettieuluan để cập nhật thông tin nhanh hơn nhé. Không chỉ chia sẻ tài liệu cho các bạn mà AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, báo cáo, luận văn,… nếu có nhu cầu cần thuê người viết hãy chủ động liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay và luôn.

Contact Me on Zalo