Bài viết này AD sẽ chia sẻ cho các bạn đang học ngành Luật về bài Tiểu luận: Bài thu hoạch Luật đất đai, đặc biệt đối với các bạn đang học chuyên ngành về Luật đất đai thì càng nên tham khảo. Đây là mẫu bài thu hoạch Luật đất đai đạt 9 điểm, tham khảo từ giáo trình, giáo án, tài liệu liên quan và có sự hướng dẫn của giáo viên nên bài mẫu này xứng đáng dành cho các bạn vận dụng vào bài làm của mình.
Thời gian tới sẽ có nhiều tài liệu hơn, cập nhật liên tục để các bạn tham khảo dễ hơn. Ngoài ra, AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, Báo cáo thực tập,.. nếu các bạn không có thời gian nhiều để làm bài hay bài làm quá khó đối với bản thân thì hãy chủ động liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan.
Phần mở đầu: Tiểu luận bài thu hoạch Luật đất đai
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật đất đai là môn khoa học pháp lý chuyên ngành, cung cấp những kiến thức cơ bản về sở hữu, quản lí đất đai trên cơ sở tính đặc thủ của chế độ sỡ hữu toàn dân về đất đai ở nước ta. Khi nghiên cứu môn học này em cũng được nhìn nhận về môn học này dưới góc độ lý luận và thực tiễn về quyền của người sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu các chế độ pháp lý cụ thể, từ đó bao quát các hủ tục hành chính, quản lí, sử dụng đất đai và trình tự thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Bên cạnh đó, môn học còn nghiên cứu các quan điểm khoa học về vấn đề sỡ hữu, quản lí, sử dụng đất đai và kinh nghiệm của các nước trong điều chỉnh quan hệ pháp luật đất đai giúp cho sinh viên có thể sử dụng pháp luật để không những bảo vệ hữu hiệu lợi ích chính đáng của mình mà còn có thể vận dụng tốt trong những nghề nghiệp liên quan đến chuyên ngành. Bởi lẽ, với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế như hiện nay thì nhu cầu tìm hiểu pháp luật về đất đai đã trở thành vấn đề nóng bởi những tranh chấp, khiếu kiện và xử lý những sai phạm về đất đai trong thực tế. Việc nghiên cứu môn học Luật đất đai là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Sinh viên xin được trình bày bài tổng quan môn học Luật đất đai của mình bằng những kiến thức mà giảng viên đã tận tình giảng dạy trong quá trình lên lớp cũng như những hiểu biết của bản thân khi tiếp thu môn học ( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề hoàn thành bài tổng quan, sinh viên thực hiện những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu tổng quan về môn học thông qua bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật đất đai.
Dẫn chứng cụ thể tình huống giảng viên đã giảng trực tiếp trên lớp và đánh giá tính phù hợp của tình huống này đối với môn học cũng như thực tiễn.
Áp dụng được những vấn đề thực tiễn của môn học.
Khẳng định kết quả môn học, những vấn đề hạn chế trong việc áo dụng pháp luật trong phạm vi môn học.
Phần nội dung: Tiểu luận bài thu hoạch Luật đất đai
1. Tổng quan về môn học Luật đất đai làm bài Tiểu luận thu hoạch
Trong quá trình nghiên cứu môn học sinh viên đã được nghiên cứu 07 vấn đề chủ yếu bao quát toàn bộ chế định của ngành Luật đất đai như sau:
1.1. Chế độ sỡ hữu đất đai
Khách quan: Là toàn bộ các yếu tố pháp lý chi phối qhệ phát sinh trong xác lập và vận động của quan hệ đất đai, gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu và những yếu tố pháp lý khác tác động đến vận hành của quan hệ sở hữu.
Chủ quan: Các quyền năng sở hữu, gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt với mục tiêu bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng.
* Những yếu tố cơ bản chi phối chế độ sỡ hữu đất đai: Quan hệ sở hữu đất đai là quan hệ mang tính nền tảng; chế độ sỡ hữu đất đai bị chi phối đặc biệt bởi yếu tố truyền thống, lịch sử; chế độ sỡ hữu đất đai bị chi phối đặc biệt bởi nguồn gốc của đất đai và nhu cầu thiết yếu của xã hội sử dụng đất đai; Chế độ sở hữu đất đai bị chi phối bởi tính cố định về không gian và những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đất đai; Chế độ sở hữu đất đai luôn phải được xem xét trong mối tương quan với chế độ sở hữu tài sản gắn liền với đất ( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
* Lược sử quan hệ sỡ hữu đất đai ở Việt Nam
– Giai đoạn trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời:
+ Quyền sở hữu tối đa về ruộng đất của Nhà nước: Quyền lực rất đặc trưng của một Nhà nước: ở phương Đông, bên quyền quyền lực lãnh thổ; Nhà nước có công trong tổ chức khai phá ruộng đất, quản lý và tu bổ các công trình thủy lợi, trị thủy. Thế kỷ thứ 15: Quyền sở hữu tối cao của Nhà nước về đất đai được xác lập hoàn toàn.
+ Quyền sỡ hữu tư nhân đối với đất đai: Thời Lý, Trần loại hình sở hữu này đã được chế định của Nhà nước đảm bảo. Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chủ trương tái lập chế độ sở hữu làng xã phong kiến. Quốc hữu hóa đất đai chính là cơ sở khoa học của việc xây dựng chế độ sỡ hữu toàn dân.
– Giai đoạn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Cương lĩnh đầu tiên, Đảng đã nhận định: “…Có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi”.
Khẩu hiệu: “Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội, giao ruộng ấy cho trung và bần nông”.
Sau tháng 8/1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, các quy định về ruộng đất trước đây đều bị loại bỏ.
Điều 1 Luật đất đai năm 1987: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài”.
Điều 5 Luật đất đai năm 2003: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai …”.
Điều 4 Luật đất đai năm 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho Người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
* Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai, trong đó quy định và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.
Đặc trưng: Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai được thực hiện thông qua cơ chế đại diện với những tầng cấp, phương thức thực hiện đa dạng; Đất đai không thể là đối tượng của quan hệ dịch chuyển quyền sở hữu; Thực hiện quyền sở hữu đất đai và vấn đề đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận quyền sử dụng đất; Có sự không thống nhất giữa chế độ pháp lý đối với đất đai và chế độ pháp lý đối với tài sản gắn liền với đất( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
1.2. Những vấn đề chung về Luật đất đai
Đưa ra khái niệm Luật đất đai Theo nghĩa hẹp: Luật Đất đai là một đạo luật. Theo nghĩa rộng: Luật Đất đai là một lĩnh vực pháp luật trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm tổng hợp toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sở hữu, sử dụng và quản lý đất đai nhằm khai thác đất đai một các có hiệu quả, phù hợp giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng đất.
Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai. Về đối tượng điều chỉnh, là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sỡ hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Phương pháp điều chỉnh bao gồm: phương pháp mệnh lệnh hành chính áp dụng cho nhóm quan hệ sỡ hữu, quản lí; phương pháp bình đẳng thỏa thuận áp dụng cho nhóm quan hệ sử dụng;
Các nguyên tắc của Luật đất đai gồm có 4 nguyên tắc: đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo pháp luật, ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và cải tạo, bồi bổ đất.
Ngoài ra, bài giảng còn nêu những nội dung về nguồn của Luật đất đai.
Các nguyên tắc của Luật đất đai: Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân; Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật; Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, khuyến khích người sử dụng đất đầu tư làm tăng khả năng sinh lợi của đất; Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp;
Bài giảng đã định nghĩa về quan hệ pháp luật đất đai và nêu các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật đất đai:
Chủ thể
– Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp;
– Hệ thống cơ quan quản lí (chính phủ và UBND các cấp; cơ quan quản lý: cơ quan Tài nguyên và Môi trường).
– Tổ chức dịch vụ công về đất đai
+ Văn phòng đăng ký đất đai Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công do UBND cấp tỉnh thành lập, trực thuộc Sở TN-MT; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động; có chi nhánh tại cấp huyện; chức năng: thực hiện đăng ký bất động sản; xây dựng, quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai.
+ Tổ chức phát triển quỹ đất: đơn vị sự nghiệp công; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động; có chi nhánh tại cấp huyện; chức năng: tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác.
Văn phòng đăng kí đất đai và tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31/12/2015.
+ Quỹ phát triển đất (Điều 111 LĐĐ; Điều 6 NĐ 43/2014/NĐ-CP):là đơn vị sự nghiệp công, tổ chức tài chính nhà nước do UBND cấp tỉnh thành lập, hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương (trước 01/01/2015), trực thuộc UBND cấp tỉnh; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động; chức năng: ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan
+ Người sử dụng đất cần phải đáp ứng các điều kiện: có năng lực chủ thể và có quyền sử dụng đất từ: Nhà nước giao đất, cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất khác; Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
+ Chủ thể khác.
* Khách thể: là đất đai và tùy loại chủ thể mà được xác định ở phạm vi khác nhau (nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng).
* Quyền và nghĩa vụ
Quyền chiếm hữu | Nhà nước | Người sử dụng đất |
Cơ sở phát sinh | Quyền sở hữu | Quyền sử dụng |
Cách thực hiện quyền | Gián tiếp | Hầu như trực tiếp |
Giới hạn | Không bị giới hạn | Giới hạn không gian, thời gian, có thể bị chấm dứt |
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO
1.3. Quản lý thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai
Thứ nhất, hoạt động quản lý địa giới hành chính
Điều 22 Luật đất đai năm 2013 quy định những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có việc quản lí địa giới hành chính bao gồm: Xác định địa giới HC, lập và QL hồ sơ địa giới HC, lập bản đồ HC.
– Xác định địa giới hành chính: Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lý phân định về mặt thquyền, trnhiệm của bộ máy hành chính Nhà nước các cấp trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Các chủ thể quản lí:
– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Luật đất đai và các văn bản dưới luật:
Định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất: là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trongmột thời gian xác định.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
Kế hoạch sử dụng đất: là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Bài giảng đã giới thiệu hệ thống, nguyên tắc, căn cứ, nội dung, kỳ, báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Giao đất, cho thuê đất: quy định tại luật đất đai và các văn bản dưới luật.
Định nghĩa: Nhà nước giao đất: là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê đất: là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
Căn cứ giao đất, cho thuê đất: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất.
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất: quy định tại Luật đất đai 2013, các văn bản dưới luật có liên quan cần kết gợp tìm hiểu quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất tại địa phương (tùy chọn) để đối chiếu.
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được quy định tại Luật đất đai hiện hành và quy định về các thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất.
1.4. Quản lí thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai
Các nội dung đã nghiên cứu: quản lí địa giới hành chính; điều tra cơ bản về đất đai (lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; điều tra, đánh giá đất đai; thống kê, kiểm kê đất và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất); đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Các vấn đề cần lưu ý trong đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Đăng ký đất đai: bắt buộc; Đăng ký quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất: theo yêu cầu của chủ sở hữu. Việc đăng ký gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động. Thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai. Đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử có giá trị pháp lý như nhau.
Định giá đất: các loại giá đất (giá đất do Nhà nước quy định, giá đất thị trường); nguyên tắc định giá đất; phương pháp định giá đất; các loại giá đất nhà nước, cơ quan ban hành và áp dụng (khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể).
Xác định địa giới hành chính
– Các chủ thể quản lý:
+ Chính phủ: Trong phạm vi cả nước. Bộ NV, TNMT giúp về trình tự, thủ tục xác định địa giới HC; kỹ thuật cắm mốc, lập hồ sơ.
+ UBND các cấp: Trong phạm vi địa phương. UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa địa phương; báo cáo UBND cấp huyện…
– Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính:
+ Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số.
+ Hồ sơ địa giới hành chính: cấp dưới do UBND cấp trên trực tiếp xác nhận; cấp tỉnh do Bộ nội vụ xác nhận,
+ Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân cấp đó, UBND cấp trên, Bộ nội vụ, Tài nguyên môi trường.
– Giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính: tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do UBND của các đơn vị hành chính đó phối hợp giải quyết.
– Lập bản đồ hành chính: Bản đồ hành chính – bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
* Hoạt động khảo sát, đo đạc: Khảo sát, đo đạc là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Là hoạt động mang tính kỹ thuật nghiệp vụ địa chính do CQQL ĐĐ QL, các đơn vị sự nghiệp có lquan t/h, phvụ xây dựng chiến lược phtriển KT-XH, lập QH, KH SDĐ, đăng ký quyền sử dụng đất.
* Quản lý hồ sơ địa chính và đăng kí quyền sử dụng đất
Hồ sơ địa chính gồm các tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về thửa đất, người được giao quản lý đất, NSDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
* Hoạt động đánh giá đất và quản lý tài chính về đất đai.
– Hoạt động đánh giá đất: các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai: Điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng, thoái hóa, ô nhiễm đất; Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; TK, Kkê ĐĐ; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp, theo dõi biến động giá đất; Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất; Lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai; Xây dựng bản đồ, báo cáo đánh giá về chất lượng, tiềm năng, thoái hóa, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất; Xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất và biến động giá đất.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
1.5. Quyền của người sử dụng đất
Sự phát triển của pháp luật đất đai trong quy định về quyền của người sử dụng đất: Hiến pháp năm 1946, 1959: Đa hình thức sỡ hữu; Hiến pháp năm 1980; Luật đất đai 1987; Luật đất đai năm 1993.
– Quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại điều 166 luật đất đai năm 2013.
– Quyền được giao khoán đất: khoản 2 điều 136 Luật đất đai năm 2013, khoản 2 điều 137 Luật đất đai năm 2013.
– Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề (điều 171 Luật đất đai năm 2013.
– Các loại giao dịch quyền sử dụng đất: Chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, để thừa kế quyền sử dụng đất, tặng, cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cho thuê (cho thuê lại) quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất; người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả người thuê, thuê lại đất (quyền sử dụng đất) của doanh nghiệp phát triển hạ tầng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Điều kiện giao dịch quyền sử dụng đất: điều kiện thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất (điều kiện nội dung, điều kiện về nội dung, điều kiện về thủ tục), điều kiện để có quyền giao dịch quyền sử dụng đất .
– Trình tự, thủ tục giao dịch quyền sử dụng đất: Luật đất đai năm 2013 kết hợp với tìm hiểu quy định về thủ tục giao dịch quyền sử dụng đất tại địa phương để đối chiếu.
– Nhận quyền sử dụng đất qua giao dịch quyền sử dụng đất.
1.6. Nghĩa vụ của người sử dụng đất
– Nghĩa vụ chung: quy định tại điều 170 Luật đất đai năm 2013.
– Nghĩa vụ tài chính: bao gồm các khoản tiền phải nộp (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính).
+ Tiền sử dụng đất: tiền sử dụng đất là khoản tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ xác định là diện tích đất, mục đích sử dụng đất, giá đất, phương pháp xác định giá đất cụ thể; các trường hợp nộp tiền sử dụng đất (được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất).
+ Miễn, giảm tiền thuê đất căn cứ điều 110 Luật đất đai năm 2013 các văn bản dưới luật có liên quan.
+ Thuế sử dụng đất là: Thuế sử dụng đất là khoản tiền mà người khai thác sử dụng đất đai phải nộp hàng năm cho Nhà nước.
+ Thuế sử dụng đất gồm hai loại: Thuế sử dụng đất nông nghiệpvà Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
+ Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất: là loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh từ việc chuyển quyền sử dụng đất. Gồm hai loại: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.7. Các hoạt động bảo đảm việc chấp hành pháp luật đất đai
– Thanh tra đất đai
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan Nhà nước có thquyền đvới việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vu, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra Nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
– Xử lý vi phạm pháp luật đất đai: Tùy theo chủ thể và mức độ vi phạm có thể xử lý hành chính, xử lý kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, khuyến khích tự thương lượng, hòa giải; Bảo đảm ổn định tình hình kinh tế – xã hội, gắn giải quyết tranh chấp đất đai với tổ chức lại sản xuất, chú trọng chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước.
– Hòa giải tranh chấp đất đai: Là bước bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; Do UBND cấp xã (Chủ tịch) chịu trách nhiệm phối hợp với các tổ chức hữu quan lập Hội đồng hòa giải để tổ chức hòa giải; Thời hạn hòa giải ≤ 45 ngày kể từ ngày nhận đơn; Nếu 1 bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được xem là hòa giải không thành. Là bước bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; Do UBND cấp xã (Chủ tịch) chịu trách nhiệm phối hợp với các tổ chức hữu quan lập Hội đồng hòa giải để tổ chức hòa giải; Thời hạn hòa giải ≤ 45 ngày kể từ ngày nhận đơn; Nếu 1 bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được xem là hòa giải không thành.
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
– Thủ tục giải quyết tại Uỷ ban nhân dân.
– Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trong quản lý đất đai.
– Giải quyết tố cáo về quản lí, sử dụng đất.
2. Dẫn chứng một số tình huống
Vụ án thứ nhất: “Ngày 22/7/1997 bà B đã mua của ông N 01 phần đất, việc mua bán có lập thành văn bản, không ghi rõ diện tích, có nội dung “Tôi tên Hoàng Văn N đã đồng ý nhượng cho cô B 01 phần đất đầu trên mép kè bác N căng dây thẳng hết kè nhà anh N sát cây chứng gà với số tiền là 10 triệu”. Sau đó, ngày 26/11/2002 ông Đỗ Minh T mua đất với ông Hoàng Văn N (phần đất ở vị trí tiếp giáp mà bà B đã mua với ông N), việc mua bán lập thành văn bản mua bán nhà và đất. Trong văn bản mua bán ghi diện tích đất mua là 71,5m², có các cạnh của thửa đất tiếp giáp nhưng không có sơ đồ kèm theo. Sự việc tranh chấp phát sinh từ ngày 14/4/2008 khi ông T xây tường ngăn cách giữa nhà ông T và nhà bà B (chồng tên là C)”.
Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã có nhận định về vụ án này như sau:
– Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân thành phố Cao Bằng thụ lý vụ án với quan hệ pháp luật “Tranh chấp quyền sử dụng đất” là đúng quan hệ tranh chấp, đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
– Về tố tụng:
Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, lời khai của ông Đỗ Minh T, bà Nông Thị D, ông Hoàng Văn C, bà Bế Thị B, ông Hoàng Văn N thì HĐXX xác định được nguồn gốc xảy ra tranh chấp như sau: Ngày 22/7/1997 bà B đã mua của ông N 01 phần đất, việc mua bán có lập thành văn bản, không ghi rõ diện tích, có nội dung “Tôi tên Hoàng Văn N đã đồng ý nhượng cho cô B 01 phần đất đầu trên mép kè bác N căng dây thẳng hết kè nhà anh N sát cây chứng gà với số tiền là 10 triệu”. Sau đó, ngày 26/11/2002 ông Đỗ Minh T mua đất với ông Hoàng Văn N (phần đất ở vị trí tiếp giáp mà bà B đã mua với ông N), việc mua bán lập thành văn bản mua bán nhà và đất. Trong văn bản mua bán ghi diện tích đất mua là 71,5m², có các cạnh của thửa đất tiếp giáp nhưng không có sơ đồ kèm theo. Sự việc tranh chấp phát sinh từ ngày 14/4/2008 khi ông T xây tường ngăn cách giữa nhà ông T và nhà bà B (chồng tên là C). Thửa đất của bà B và ông T đang trực tiếp quản lý sử dụng cạnh phần đất tranh chấp hiện nay đều chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hội đồng xét xử thấy rằng Quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm có sự sai sót vì xác định sai tư cách đương sự.
Thứ nhất, bà Bế Thị B là người trực tiếp mua đất với ông Hoàng Văn N, nhưng Tòa án sơ thẩm lại xác định bà B là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, phải xác định là bị đơn vì thửa đất chưa được đăng ký cấp quyền sử dụn đất, chưa đủ căn cứ chứng minh là tài sản chung vợ chồng, căn cứ xác lập quyền quản lý sử dụng dựa trên giấy tờ mua bán của bà B với ông N. Thực tế Tòa án sơ thẩm lại xác định ông C là bị đơn, bà B là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là không đúng quy định của bộ luật tố tụng dân sự, phải xác định bà B là bị đơn, ông C là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Thứ hai, Tòa án sơ thẩm lại xác định sai tư cách tham gia tố tụng của ông N. Thực tế ông Hoàng Văn N là người trực tiếp bán đất cho bà Bế Thị B, ông Đỗ Minh T nhưng Tòa án sơ thẩm lại xác định là người làm chứng. Quá trình giải quyết vụ án có liên quan đến lợi ích tới ông N thì Tòa án phải xác định tư cách tham gia tố tụng là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Việc xác định sai tư cách của ông N ảnh hưởng đến đến quyền, nghĩa vụ của ông N như quyền được trình bày đưa ra chứng cứ, quyền đưa ra yêu cầu độc lập, quyền tranh tụng, quyền kháng cáo và các quyền, nghĩa vụ khác quy định trong bộ luật tố tụng dân sự 2015. Sai phạm này là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, Tòa án cấp phúc thẩm hoàn toàn không thể khắc phục được. Mặt khác thông tin vợ trước ông N đã chết chưa được làm rõ, Tòa án sơ thẩm chưa xác định và đưa những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của vợ ông N tham gia tố tụng là thiếu sót. Từ những phân tích và nhận định nêu trên, xét thấy cần phải hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Cao Bằng, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân nhân thành phố Cao Bằng xét xử lại với thành phần Hội đồng xét xử khác.
Ví dụ thứ hai: “Gia đình ông Nguyễn Văn A, hiện đang có tranh chấp đất đai với hộ gia đình hàng xóm bên cạnh trên thửa đất của gia đình. Việc tranh chấp đã xảy ra từ nhiều năm nay nhưng các bên không tìm được tiếng nói chung. Ông A. cho biết, gia đình ông đã sử dụng đất ổn định từ năm 1980 đến nay. Và ranh giới thửa đất không có thay đổi kể từ khi gia đình ông sử dụng thửa đất này. Năm 2010, gia đình hàng xóm sang nói chuyện với gia đình ông và yêu cầu trả lại khoảng 100m2 dọc theo ranh giới giữa hai gia đình. Ông Nguyễn Văn A không đồng ý vì đất gia đình ông sử dụng ổn định và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1999, còn gia đình hàng xóm được cấp năm 2004. Đầu năm 2020, ông có viết đơn đề nghị UBND xã tiến hành hòa giải. Tuy nhiên, khi ông nộp đơn đến UBND xã thì xã trả lại đơn và yêu cầu phải hòa giải tại thôn/xóm trước?”
Tại khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.” Như vậy có thể thấy việc hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở được nhà nước khuyến khích. Một phần bởi lý do những người tại cơ sở có thể nắm bắt được ít nhiều về nguồn gốc sử dụng đất và quá trình sử dụng đất của một trong các bên tranh chấp hoặc các bên tranh chấp.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
Tại khoản 2 Điều 202 quy định “2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.” Theo như chia sẻ của bạn độc giả thì một trong các bên trước khi gửi đơn đến UBND xã đề nghị hòa giải thì đã chủ động gặp mặt nói chuyện với nhau nhiều lần nhưng không tìm được tiếng nói chung. Như vậy, một trong các bên có quyền gửi đơn đề nghị đến UBND cấp xã nơi có thửa đất tranh chấp đề nghị hòa giải theo quy định của pháp luật.
Việc gia đình ông Nguyễn Văn A. gừi đơn đề nghị hòa giải đến UBND cấp xã nhưng bị từ chối với lý do chưa hòa giải tại thôn/xóm trước là không đúng quy định của pháp luật. Trường hợp này, gia đình ông A có thể khiếu nại hành vi trên của UBND xã theo Luật Khiếu nại năm 2011.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được hướng dẫn tại Điều 88 Nghị định số 43/2014 và được sửa đổi bởi Nghị định số 01/2017.
Khi nhận được đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai của một trong các bên thì UBND cấp xã nơi có thửa đất tiến hành việc hòa giải như sau:
Một là, thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
Hai là, thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Thời hạn tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
3. Vấn đề áp dụng thực tiễn đối với môn học Tiểu luận thu hoạch
Luật đất đai là một môn học khoa học pháp lý chuyên ngành cung cấp những kiến thức cơ bản về chế độ sỡ hữu, chế độ quản lí đất đai ở Việt Nam. Cùng với đó, môn học cung cấp những kiến thức liên quan đến chế độ quản lí và sử dụng đất đai và nội dung liên quan đến hoạt động pháp chế trong lĩnh vực đất đai. Sau khi học được môn học này, học viên có khả năng:( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
– Về kiến thức: Trình bày được những nội dung cơ bản về chế độ sỡ hữu với đất đai (sỡ hữu Nhà nước và sỡ hữu toàn dân), khái niệm luật đất đai, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai, các nguyên tắc của Luật đất đai, Nguồn của Luật đất đai; Quan hệ pháp luật đất đai: định nghĩa, các yếu tố cấu thành; Điều phối đất đai: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Quản lí thông tin, dữ liệu và quản lí tài chính về đất đai; Quyền của người sử dụng đất; Nghĩa vụ của người sử dụng đất; Bảo đảm thi hành pháp luật đất đai: giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trong quản lí đất đai, giải quyết tố cáo về quản lí, sử dụng đất.
– Về kĩ năng: Kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận đánh giá các vấn đề của pháp luật đất đai. Lựa chọn, vận dụng một cách phù hợp các điều luật, cơ chế thích hợp để giải quyết các vụ việc đất đai. Phát triển kĩ năng tư vấn, trợ giúp pháp lý kĩ năng phân tích, đánh giá bình luận các tình huống đất đai cụ thể; Phát triển kĩ năng lập luận, thuyết trình, hùng biện, kĩ năng nghiên cứu độc lập.
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN NGÀNH LUẬT
4. Những vấn đề hạn chế trong việc áp dụng pháp luật đối với phạm vi môn học
– Chính sách quản lí, các văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn chồng chéo, thiếu thực tiễn. Hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác như Bộ luật dân sự năm 2015, Luật doanh nghiệp; một số quy định còn phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhiều văn bản đã lạc hậu so với thực tiễn…
– Công tác định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều yếu kém. Việc định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thường thấp hơn nhiều so với giá đất trên thị trường. Việc ổn định cuộc sống sau khi bồi thường cho những người có đất bị thu hồi như tái định cư, hỗ trợ sản xuất, ít được chủ dự án đầu tư quan tâm đúng mức, chất lượng các khu tái định cư thấp. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chưa đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
– Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương chưa bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm công việc này nên việc hòa giải đạt hiệu quả chưa cao.
– Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, hồ sơ gốc về quản lý đất đai còn sai sót, nhất là hồ sơ địa chính ở cấp phường, xã nhiều trường hợp không chính xác, sửa chữa nên dẫn đến việc giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, cơ sở để xác định chính xác về nguồn gốc sử dụng đất của trường hợp còn không rõ ràng, còn trường hợp cán bộ địa chính thiếu khách quan trong xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của công dân.
– Sự hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nên việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân của họ không phù hợp, cũng gây khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.
Phần kết luận: Tiểu luận bài thu hoạch Luật đất đai
Qua việc nghiên cứu, học tập môn học Luật đất đai em cảm thấy môn học này rất bổ ích cả về lý luận và thực tiễn. Bài tổng quan môn học Luật đất đai bao gồm những nội dung liên quan đến kiến thức mà giảng viên TS. Lê Ngọc Thạnh đã tận tình chỉ dạy trong môn học. Với tâm huyết của người thầy đã truyền thụ những bài học, những kiến thức thực tiễn phong phú, sinh động. Qua bài học em đã tiếp thu những tri thức liên quan đến vấn đề này có thể ứng dụng trong công việc sau này và giúp đỡ những vấn đề liên quan đến đất đai cho người thân, gia đình, bạn bè… Hiện nay, giữa các quy định trong lĩnh vực đất đai hiện phát sinh một số vấn đề mâu thuẫn với nhau và cả các luật có liên quan. Điều này gây khó khăn cho người dân khi thực hiện quyền và các cơ quan trong việc thực thi, áp dụng pháp luật khi giải quyết vấn đề liên quan đến đất đai vì vậy cần sớm điều chỉnh những bất cập trong Luật đất đai là rất cần thiết.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH LUẬT ĐẤT ĐAI, 9đ )
Thời gian tới sẽ có nhiều tài liệu hơn, cập nhật liên tục để các bạn tham khảo nhiều hơn vận dụng vào bài làm đạt điểm cao. Ngoài ra, AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, Báo cáo thực tập,.. nếu các bạn không có thời gian để làm bài hoặc gặp khó khăn khi làm bài thì hãy chủ động liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan để được hỗ trợ.