Tải miễn phí bài Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Quản lý nhà nước được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Áp dụng Bộ tiêu chuẩn và tiểu luận về hành vi khám bệntrách nhiệm xã hội về lao động trên chuyên mục tiểu luận Quản lý nhà nước.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Quản lý nhà nước nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỘ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG SA 8000
1.1. SA 8000 là gì?
SA 8000 (Social Accountability 8000) được Hội đồng công nhận quyền ưu tiên kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên kinh tế CEPAA (Council on Economic Priorities Accreditation Agency), nay được gọi là SAI (Social Accountability International) xây dựng dựa trên 12 Công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labor Organization), Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền. SAI là tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, trụ sở tại New York. (Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
SA 8000 được ban hành năm 1997, đưa ra các yêu cầu về quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu. SA 8000 khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các việc thực hành tại nơi làm việc mà xã hội có thể chấp nhận.
Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các doanh nghiệp cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà nhằm cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.
Các doanh nghiệp muốn giữ vững hình ảnh thì không những phải xem xét ảnh hưởng về mặt xã hội từ các hoạt động của chính doanh nghiệp mà còn phải xem xét lại ảnh hưởng toàn diện về mặt xã hội của điều kiện làm việc cho các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh của mình. Thực chất, điều này có nghĩa là kiểm soát và thực hiện việc tôn trọng cũng như đẩy mạnh nhân quyền của toàn thể nhân viên trong suốt chuỗi cung cấp, sản xuất và phân phối.(Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
SA 8000 tạo ra một bộ quy tắc toàn cầu đối với điều kiện làm việc trong các ngành sản xuất, giúp cho người tiêu dùng ở các nước phát triển tin tưởng rằng hàng hóa mà họ mua và sử dụng, đặc biệt là quần áo, đồ chơi, mỹ phẩm, và đồ điện tử đã được sản xuất phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công nhận.
Theo thống kê của SAI, tính đến tháng 9/2009 toàn thế giới có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp với xấp xỉ 1,1 triệu công nhân ở 64 quốc gia thuộc 66 lĩnh vực công nghiệp khác nhau đã được cấp chứng chỉ SA 8000. 5 nước có số lượng chứng chỉ SA 8000 nhiều nhất là Italy, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Pakistan.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
1.2. Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu, có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn đang thu hút được sự chú ý của ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động.
1.3. Ý nghĩa và lợi ích
Theo lý thuyết kinh tế, đầu tư cho yếu tố con người cũng quan trọng như đầu tư cho tư liệu sản xuất. Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân thực chất là biện pháp để công nhân gắn bó với nhà máy, tăng năng suất lao động. Nhà máy vận hành tốt, tất yếu lợi nhuận, doanh thu sẽ tăng theo. SA 8000 sẽ là lợi thế thực sự cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập những thị trường khó tính, quan tâm nhiều tới điều kiện làm việc của người công nhân tạo ra các sản phẩm ấy.(Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
Việc quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000 mang lại lợi ích cho từ người lao động đến doanh nghiệp và các bên liên quan khác:
1.3.1. Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ
Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.
Nhận thức của doanh nghiệp về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường.
1.3.2. Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng
Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng.
Giảm thiểu chi phí giám sát.
Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá nội bộ và đánh giá định kỳ của bên thứ ba là cơ sở để chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp.
1.3.3. Lợi ích đứng trên quan điểm của chính doanh nghiệp
Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao.
Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các bên trong sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội.
Giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau.
Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng.
Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người thi tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay. Đây là yếu tố được xem là chìa khóa cho sự thành công trong thời đại mới.
Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp.
Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.
Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự.
Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức.
Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn.
Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý.
Có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành.
Là giấy thông hành để doanh nghiệp tham dự đấu thầu quốc tế, cũng như đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường khu vực và thế giới. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO, SA 8000 giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của những khách hàng tại Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
1.4. Các yêu cầu
1.4.1. Lao động trẻ em
Các doanh nghiệp không được sử dụng hay có bất kì sự hỗ trợ nào cho việc sử dụng lao động trẻ em, với thuật ngữ trẻ em được định nghĩa là “bất kỳ người nào dưới 15 tuổi, ngoại trừ trường hợp luật pháp sở tại quy định tuổi tối thiểu lớn hơn để làm việc hay giáo dục bắt buộc, khi đó độ tuổi lớn hơn đó được áp dụng. Tuy nhiên, nếu luật sở tại qui định mức tuổi tối thiểu là 14 theo ngoại lệ của Công ước số 138 của ILO dành cho các nước đang phát triển, độ tuổi thấp hơn được áp dụng”.(Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
1.4.2. Lao động cưỡng bức
Được hiểu là “mọi công việc hoặc dịch vụ được thực hiện bởi người lao động trong khi đe dọa xử phạt, khi người lao động không tự nguyện thực hiện hoặc khi công việc hoặc dịch vụ đó được yêu cầu như một cách để trả nợ”. Có thể hiểu, lao động cưỡng bức là việc sử dụng các lao động tù nhân, các lao động không tự nguyện hay lao động để trả nợ. SA 8000 nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng lao động cưỡng bức, cũng như nghiêm cấm việc yêu cầu đặt cọc bằng tiền hay giấy tờ tùy thân khi vào làm tại doanh nghiệp.
1.4.3. Sức khỏe và an toàn
Đây là một yêu cầu về việc đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ. Doanh nghiệp phải tạo lập một môi trường lao động đảm bảo được các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí, các theo dõi chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, an toàn hóa chất.
1.4.4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể
Yêu cầu này phản ánh việc người lao động trong các doanh nghiệp phải được tự do thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, công đoàn, các tổ chức dành cho người lao động và phải đảm bảo cho họ được quyền thương lượng tập thể.
1.4.5. Phân biệt đối xử
Yêu cầu này thể hiện việc doanh nghiệp không được phép có sự phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, giai cấp cũng như bất kì sự phân biệt nào về giới tính hay tình trạng tàn tật, quan điểm chính trị, Đảng phái… của người lao động. Cũng không cho phép doanh nghiệp có bất kì sự can thiệp nào về các vấn đề nêu trên của người lao động.
1.4.6. Kỷ luật lao động
Yêu cầu này thể hiện rõ doanh nghiệp “không được liên quan tới hay ủng hộ việc áp dụng hình phạt thể xác, tinh thần hoặc cưỡng bức thân thể và lăng mạ”. Nghĩa là doanh nghiệp không được áp dụng các hình thức kỷ luật nào mà xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe cũng như danh dự, nhân phẩm của người lao động như: đánh đập, chửi bới, sỉ nhục…(Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
1.4.7. Giờ làm việc
Theo yêu cầu này, thời gian làm việc phải tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật quốc gia nhưng cũng không được phép vượt quá giới hạn, cụ thể là: “Thời gian làm việc trong tuần thông thường phải tuân thủ qui định của pháp luật nhưng không được thường xuyên vượt quá 48. Mọi cá nhân phải được hưởng ít nhất một ngày nghỉ cho mỗi giai đoạn làm việc 7 ngày. Tất cả thời gian làm thêm giờ phải được trả công theo mức thưởng và trong mọi trường hợp thời gian làm thêm giờ không được vượt quá 12 giò một tuần”.
1.4.8. Thù lao
Việc trả lương, thù lao cho người lao động “ít nhất phải luôn đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu theo luật định hoặc ngành nghề kinh doanh và phải đủ đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cá nhân và chi tiêu vặt”; cũng quy định rằng “các khoản khấu trừ vào lương không đuợc sử dụng với mục đích kỷ luật và phải đảm bảo rằng mức lương và các phúc lợi khác được kê rõ ràng và thường xuyên cho nhân viên”.
1.4.9. Hệ thống quản lý doanh nghiệp
SA 8000 yêu cầu hệ thống quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Xem xét của lãnh đạo doanh nghiệp; Đại diện của doanh nghiệp; Hoạch định và thực hiện SA 8000 phải được hiểu là được thực hiện tại tất cả các cấp trong doanh nghiệp và đảm bảo được giám sát việc thực hiện đó; Kiểm soát các nhà cung ứng và nhà thầu phụ; Giải quyết các vấn đề quan tâm và thực hiện hành động khắc phục; Trao đổi thông tin với bên ngoài; Tiếp cận để kiểm tra xác nhận; Hồ sơ và lưu trữ.
1.5. Các bước thực hiện
Bước 1: Khảo sát hoạch định
Lãnh đạo của doanh nghiệp cam kết nhận thức đầy đủ các lợi ích khi áp dụng SA 8000, cam kết đáp ứng các yêu cầu về nguồn lực. Ngoài ra, lãnh đạo cần xác định phương pháp triển khai phù hợp, thời gian thực hiện dự án và mời tổ chức tư vấn, nếu cần thiết.
Bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo, thành lập Ban triển khai xây dựng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. Thành phần Ban triển khai gồm đại diện ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan.
Bước 2: Đánh giá và lập kế hoạch
Đánh giá thực trạng của các hoạt động trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp.
Xác định các khoảng cách giữa hoạt động thực tế với yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000.
Lập kế hoạch chi tiết cho triển khai dự án tại doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm các bộ phận liên quan và thời gian thực hiện.
Bước 3: Xây dựng Hệ thống trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp(Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
Đào tạo nhận thức các yêu cầu của SA 8000 và cách thiết lập văn bản Hệ thống trách nhiệm xã hội cho ban triển khai.
Tập thể người lao động của doanh nghiệp tự đề cử người làm đại diện công nhân.
Xây dựng hệ thống tài liệu: các bộ phận được phân công soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp và ban hành tài liệu theo kế hoạch.
Bước 4: Áp dụng Hệ thống tài liệu
Đào tạo nhận thức chung về Hệ thống trách nhiệm xã hội cho toàn bộ nhân viên trong Doanh nghiệp.
Hướng dẫn các bộ phận áp dụng tài liệu đã viết.
Chỉnh sửa tài liệu trên cơ sở thực tế và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có).
Bước 5 : Đánh giá, cải tiến
Đào tạo đánh giá nội bộ cho các thành viên ban triển khai và một số các thành viên của các bộ phận liên quan.
Thực hiện đánh giá nội bộ.
Khắc phục và thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá nội bộ.
Bước 6: Chứng nhận, duy trì và cải tiến Hệ thống trách nhiệm xã hội sau chứng nhận
Doanh nghiệp liên hệ và lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp và làm thủ tục đăng ký chứng nhận.
Đánh giá thử (nếu cần) và đánh giá chứng nhận.
Khắc phục và thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá chứng nhận.
Duy trì và cải tiến Hệ thống trách nhiệm xã hội sau chứng nhận.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN SA 8000 TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP AN GIANG
2.1. Khái quát về Công ty
2.1.1. Tên công ty, địa chỉ
Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp An Giang (Công ty TNHH MTV xây lắp An Giang).
Địa chỉ : 316/1A Trần Hưng Đạo – TP Long Xuyên – An Giang.
Điện thoại : 076.3943400 – 3841609 Fax : 076.3841280
E- mail :constructagg@hcm.vnn.vn
Website : ctyxl.angiang.com.vn
2.1.2. Tổng số lao động
Số lao động của công ty khoảng 1.500 người, thu nhập bình quân 6,7 triệu đồng/người/tháng.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
Chuyên sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, kinh doanh nhà ở, thi công cầu đường, thi công san lắp, khai thác đá xây dựng, đá granite ốp lát, khai thác cát sông, trang trí nội thất, tư vấn thiết kế và kinh doanh xăng dầu.
XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
2.1.4. Kết quả kinh doanh
Năm 2013, doanh thu của công ty đạt 930 tỷ đồng (101,4% kế hoạch), lợi nhuận trước thuế 37 tỷ đồng, nộp ngân sách 38 tỷ đồng.
2.1.5. Đã áp dụng các loại chứng chỉ
ISO 9001-2008.(Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng Bộ tiêu chuẩn SA 8000 Công ty TNHH MTV xây lắp An Giang
2.2.1. Mức độ quan tâm của Công ty đối với SA 8000
Thực tế Công ty hiện nay chưa quan tâm một cách thỏa đáng đến Bộ tiêu chuẩn SA 8000 đối với môi trường lao động nói.
Sở dĩ như vậy là bởi Công ty vẫn tồn tại tư tưởng sản xuất kinh doanh theo lối cũ. Nghĩa là, họ mới chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm chứ chưa nghĩ đến các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh, chưa có được tư duy cạnh tranh trong thời hội nhập. Cho nên, sản phẩm của họ chưa có lợi thế cạnh tranh và chưa được chấp nhận trong các thị trường lớn.
Bên cạnh đó, xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam còn ở mức thấp nên tiêu chí về lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Làm thế nào để giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận là tiêu chí đầu tiên mà các doanh nghiệp đề ra. Bởi vậy, việc tăng thêm một khoản chi phí cho người lao động là điều mà các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH MTV xây lắp An Giang nói riêng luôn cân nhắc.
Mặt khác, Việt Nam có một nguồn lao động trẻ và khá dồi dào, nhu cầu về việc làm là quá lớn và Nhà nước vẫn đang tìm cách để giải quyết vấn đề này. Do vậy, Công ty không cần phải cố gắng quá nhiều đề tạo lập một môi trường lao động tốt thì người lao động vẫn cứ tìm đến với họ. Chính vì vậy, công ty càng không chú trọng đến việc áp dụng tiêu chuẩn này hay tiêu chuẩn kia để tạo lập môi trường lao động tốt nhằm thu hút nhân lực.
Bởi các lý do trên mà số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng SA 8000 là rất hạn chế, chủ yếu mới chỉ có ngành dệt may và một số doanh nghiệp xuất khẩu, bởi họ buộc phải áp dụng tiêu chuẩn này thì sản phẩm của họ mới có được thị trường xuất khẩu.
Riêng Công ty TNHH MTV xây lắp An Giang thì chưa áp dụng và chưa có được sự quan tâm thỏa đáng đối với Bộ tiêu chuẩn SA 8000. Do Công ty chưa thấy hết được những lợi ích của việc áp dụng nó.
2.2.2. Môi trường lao động của Công ty
Như đã phân tích phần trên thì công ty hiện chưa có sự quan tâm đầy đủ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000. Nên có những yêu cầu của Bộ tiểu chuẩn SA 8000 chưa được đáp ứng, cụ thể là:
– Sức khỏe và an toàn
Công ty chưa thực hiện nghiêm túc các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ của người lao động; chưa đảm bảo được các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị; các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí còn tồn tại nhiếu vấn đề bất cập (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ và ngành sản xuất gạch ngói).
– Quyền tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể
Tuy có thành lập Tổ chức Công đoàn nhưng quyền thương lượng tập thể của người lao động chưa được thể hiện đầy đủ.
– Thù lao
Các khoản khấu trừ vào lương hay được Công ty sử dụng với mục đích kỷ luật nhân viên.(Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng SA 8000 tại Công ty TNHH MTV xây lắp An Giang
2.3.1. Thuận lợi
Trước tiên, chúng ta phải nhận định rằng có sự tương đồng cao giữa Tiêu chuẩn SA 8000 và những quy định về pháp luật lao động Việt Nam. Từ đó, có thể nói việc áp dụng SA 8000 vào Việt Nam có nhiều thuận lợi. Những yêu cầu về điều kiện lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam tuy chưa thực sự đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của SA 8000, nhưng các tiêu chí đánh giá điều kiện môi trường lao động theo quy định của SA 8000 đều đã được đề cập trong pháp luật nước ta.
Cụ thể:
– Về lao động trẻ em: Mục I chương XI “Về những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác” quy định độ tuổi lao động là từ đủ 15 tuổi trở lên, cấm nhận trẻ em (người dưới 15 tuổi) làm việc, trừ một số ngành nghề nhất định, các quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định.
– Về lao động cưỡng bức: Chương IX Bộ luật lao động quy định về “An toàn lao động, vệ sinh lao động”.
– Về quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể: Chương V Bộ luật lao động quy định về “Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể”.
– Về kỷ luật: Chương VIII Bộ luật lao động quy định.
– Về giờ làm việc: Chương VII Bộ luật lao động quy định.
– Về tiền lương: Chương VI Bộ luật lao động quy định.
– Về quản lý: Chương XV về quản lý nhà nước về lao động và các quy định khác về quản lý của các doanh nghiệp.
Khuynh hướng hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam là phải tạo lập môi trường lao động trong doanh nghiệp phù hợp với các điều kiện tối thiểu do luật định. Do vậy, việc áp dụng SA 8000 sẽ là khá thuận lợi khi chỉ cần nâng cấp các điều kiện hiện có lên mức độ cao hơn thì sẽ phù hợp với các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn này.(Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đã tham gia hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều này đòi hỏi sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định của thế giới để có được lợi thế cạnh tranh và được chấp nhận trong các thị trường lớn. Vì lí do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh, cũng như tìm hiểu để ứng dụng các tiêu chuẩn về hàng hóa, dịch vụ của thế giới vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy mà SA 8000 đã không còn là một cái gì đó quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, họ đã tìm hiểu về tiêu chuẩn này và từng bước cải thiện để ứng dụng tiêu chuẩn này vào doanh nghiệp của mình.
2.3.2. Khó khăn
Chúng ta thấy, SA 8000 chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và áp dụng một cách thỏa đáng, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế xuống dốc. Dù gần đây SA 8000 đã được biết đến nhiều hơn tại Việt Nam, nhưng mới chỉ là sự tìm hiểu ban đầu, việc áp dụng vẫn chưa được triển khai để đi đến việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến khó khăn trong hệ thống quản lý, giám sát. Rõ ràng SA 8000 đòi hỏi một cơ chế quản lý và giám sát thực thi tiêu chuẩn này một cách nghiêm ngặt và chuyên nghiệp. Trong khi đó, hoạt động quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam xưa nay vẫn chưa thực sự đạt được những hiệu quả cần thiết, còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có khả năng chi trả chi phí thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Trước hết là chi phí để tạo dựng môi trường lao động, sau đó là chi phí để nâng cấp, sửa chữa định kì các điều kiện cơ sở vật chất, chi phí chi trả cho người lao động nhằm đả bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, cũng như chi phí cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện SA 8000. Việc phải tăng thêm chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam không mong muốn và lẩn tránh.
Mặt khác, phải kể đến là các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn ở quy mô nhỏ, thị trường cho sản phẩm vẫn hạn chế, trong khi đó, nhiều tiêu chuẩn đặt ra trong Tiêu chuẩn SA 8000 cũng như yêu cầu của ILO còn một số mặt vượt quá khả năng so với mức trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, việc áp dụng các tiêu chuẩn của quốc tế nói chung và tiêu chuẩn SA 8000 nói riêng vào các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn là một vấn đề khó khăn, và chưa được chú trọng.
Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa chú tâm đến SA 8000 mà nhận thức của các bên về lợi ích của việc áp dụng trách nhiệm xã hội đối với người lao động là chưa cao. Các đối tác, người lao động và cả người sử dụng trong nước cũng đều chưa nhận thức được các lợi ích của SA 8000 để từ đó gây ra những áp lực cần thiết buộc doanh nghiệp phải áp dụng SA 8000 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Từ những vấn đề nêu trên việc áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại Việt Nam hiện nay sẽ còn gặp nhiều khó khăn nhưng không phải không thể thực hiện được, bởi môi trường lao động tại các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang từng bước được cải thiện và hơn nữa, việc áp dụng nó là một đòi hỏi khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, cần có những giải pháp khả thi để thúc đẩy việc ứng dụng SA 8000 nhằm cải thiện môi trường lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH MTV xây lắp An Giang nói riêng.(Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG SA 8000 ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY TNHH MTV XÂY LẮP AN GIANG
3.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần có sự điều chỉnh nhằm làm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động Việt Nam. Một trong những sự điều chỉnh cần thiết là chuyển hoá các tiêu chuẩn SA 8000 vào thành các quy định trong pháp luật lao động Việt Nam. Theo đó, các yêu cầu của SA 8000 sẽ trở thành các điều kiện bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện, môi trường lao động sẽ vì thế mà được cải thiện và phù hợp hơn với SA 8000.
Có những chính sách hỗ trợ cho những doanh nghiệp bước đầu thực hiện việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn SA 8000. Hỗ trợ vốn vay để cải thiện môi trường lao động; miễn hoặc giảm thuế trong thời gian 2 hoặc 3 năm; triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn này và hỗ trợ doanh nghiệp về cơ chế quản lý và giám sát thực thi tiêu chuẩn này trong thời gian đầu áp dụng.
Tổ chức thanh tra lao động định kỳ, thường xuyên, đột xuất tại các doanh nghiệp để hạn chế việc vi phạm các quy định của Bộ luật lao động về: Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động; đảm bảo quyền tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể; chi trả thù lao lao động. Để tạo cho doanh nghiệp có một thói quen về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động, hay nói cách khác là tạo sự thích nghi của doanh nghiệp với SA 8000.
3.2. Đối với tổ chức Công đoàn
Công đoàn là tổ chức xã hội trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Bản thân tổ chức này cần có sự chỉnh đốn cơ cấu và phương thức hoạt động nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp.
Đồng thời, Công đoàn cần có biện pháp để gây sức ép đủ mạnh nhằm buộc các doanh nghiệp xúc tiến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động.
Để thực hiện được đều đó thì tổ chức Công đoàn cần phải có các điều kiện sau:
– Tiền lương chi trả cho các Ủy viên Ban chấp hành phải do ngân sách Công đoàn đảm bảo, không phải do doanh nghiệp chi trả như hiện nay;
– Tổ chức này cần có trụ sở làm việc độc lập với doanh nghiệp; (Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
– Thường xuyên tổ chức họp mặt định kỳ giữa tập thể công nhân với Ban chấp hành công đoàn để trao đổi những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động (Như Bộ luật lao động, Bộ tiêu chuẩn SA 8000…). Ngoài ra, nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm của doanh nghiệp và có biện pháp xử lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động;
– Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cần phải có trình độ về chuyên môn cao, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ có liên quan
3.3. Đối với doanh nghiệp
Cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lao động: Thực hiện tốt việc bảo vệ sức khỏe người lao động; đảm bảo các quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam; chi trả thù lao lao động đúng quy định.
Phải xác định rằng WTO là một sân chơi đầy mạo hiểm và rủi ro, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan điểm: Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ tồn tại trong thị trường nội địa mà còn phải vươn xa ra thị trường quốc tế; đầu tư nước ngoài không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Để làm được điều này, không còn cách nào khác ngoài việc triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000.
Doanh nghiệp phải coi việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là quyền lợi của mình. Có như vậy, SA 8000 mới được áp dụng một cách triệt để và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
3.4. Đối với người lao động
Người lao động cũng cần phải tìm hiểu Bộ tiêu chuẩn SA 8000 và các quy định của pháp luật về lao động để có thể tự bảo vệ cho lợi ích của chính mình. Nếu bản thân họ không biết các quyền và lợi ích của mình thì họ cũng không có cơ sở để đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng điều đó, cũng như chẳng thể đòi hỏi tổ chức nào hay các cơ quan Nhà nước có thể bảo vệ quyền lợi của họ.
Phải nâng cao tinh thần đoàn kết, gắng kết chặt chẻ với tổ chức Công đoàn để được tư vấn, hỗ trợ. Cần có những biện pháp đấu tranh phù hợp để buột doanh nghiệp thực hiện Bộ tiêu chuẩn SA 8000 để mang lại lợi ích cho cả 2 bên giữa người lao động và doanh nghiệp.
Cần phải có ý thức cao trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn lao động: Tự giác dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân; giữ gìn sạch sẽ và nhắc mọi người giữ sạch sẽ nơi làm việc, ăn uống và nơi vệ sinh công cộng…
3.5. Đối với người tiêu dùng (Tiểu luận: Áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động)
Người tiêu dùng đóng vai trò hết sức quan trọng để nâng cao ý thức tự giác của doanh nghiệp trong áp dụng SA 8000.
Do vậy, ngoài việc quan tâm về chất lượng sản phẩm cần quan tâm hơn nữa về nguồn gốc của sản phẩm, điều kiện tạo ra sản phẩm…
Phải tìm hiểu về Bộ tiêu chuẩn SA 8000 để có những thái độ phản ứng tích cực với những doanh nghiệp áp dụng Bộ tiêu chuẩn này, đồng thời có biện pháp tẩy chay những sản phẩm của doanh nghiệp chưa tuân thủ việc áp dụng SA 8000.
Trên đây là tiểu luận môn Quản lý nhà nước đề tài: Một số kinh nghiệm áp dụng Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên viên: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/ Zalo: https://zalo.me/0932091562