Thực Trạng Triển Khai Tín Dụng Chính Sách Xã Hội Việt Nam

Rate this post

Hình như bạn đang tìm kiếm Thực Trạng Triển Khai Tín Dụng Chính Sách Xã Hội Việt Nam? Bài viết sau đây mình sẽ triển khai đến cho các bạn một bài tiểu luận hoàn toàn hay, chính vì thế các bạn hãy cùng mình xem và tham khảo nhé. Nguồn tài liệu đã được mình liệt kê bao gồm chương trình tín dụng hộ nghèo,chương trình tín dụng hộ cận nghèo,chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo,chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm,chương trình tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,chương trình cho vay hỗ trợ nhà nghèo về nhà ở,chương trình cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chương trình cho vay nhà ở xã hội…

Ngoài việc chia sẻ bài tiểu luận hữu ích này,bạn có biết rằng chúng tôi đã nhận viết thuê cho hàng loạt sinh viên bài tiểu luận và đã được thành tích tiêu biểu, cho nên nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm thuê một bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận và hỗ trợ lựa chọn cho các bạn một đề tài chất lượng nhé.

Đảng và Nhà nước luôn xác định giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia. Mục tiêu, nhiệm vụ này được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, các chiến lược, kế hoạch, đề án, chương trình của Chính phủ. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Trung ương và địa phương để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.

 Trong những năm qua, hệ thống chính sách tín dụng ưu đãi không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế chính sách đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tạo sự đồng bộ, phù hợp với mục tiêu đặt ra cụ thể như sau:

1. Chương trình tín dụng hộ nghèo

 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác và một số văn bản sửa đổi bổ sung quy định này với mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 100 triệu đồng/hộ và không phải đảm bảo tiền vay. Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của người vay. Về lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ một số tổ chức kinh tế.

XEM THÊM : Tham Khảo Viết Thuê Tiểu Luận

2. Chương trình tín dụng hộ cận nghèo

 Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo: theo đó mức cho vay đối với hộ cận nghèo do NHCSXH và hộ cận nghèo thỏa thuận, nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ hộ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay thỏa thuận với hộ cận nghèo phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Mỗi hộ có thể vay tối đa 30 triệu đồng.  Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo.

3. Chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo

            Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 và Quyết định số 2/2021/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo. Hiện nay mức cho vay tối đa của chương trình hộ mới thoát nghèo là 100 triệu đồng/hộ, lãi suất cho vay 8,25%/năm. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ vay thỏa thuận trên cơ sở sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 5 năm.

4. Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

 Mục tiêu của chương trình nhằm tạo cơ chế tín dụng để thực hiện Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 104/2000/QÐ-TTg ngày 25/8/2000 của Chính phủ. Hộ dân được vay vốn NHCSXH để đầu tư các loại dự án cấp nước sạch và các dự án vệ sinh môi trường nông thôn bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia, gồm: hố xí hoặc hố xí kèm bể biogas, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử lý nước thải, rác thải khu vực làng nghề nông thôn.

XEM THÊM : Phân Tích Thực Trạng Các Chính Sách Kinh Tế Trong Quá Trình Đổi Mới Ở Nước Ta

5. Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

 Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Theo đó, mức cho vay tối đa đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh được nâng lên đến 2 tỷ đồng/dự án và 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Người lao động cũng được nâng mức cho vay tối đa từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng/người. Việc nâng mức cho vay là phù hợp với thực tiễn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng và là một giải pháp hiệu quả góp phần hạn chế, đẩy lùi “tín dụng đen”. Ngoài ra, thời hạn cho vay cũng tăng lên 120 tháng đáp ứng được nhu cầu vay vốn để đầu tư vào các mục đích có thời gian thu hồi vốn dài trên 5 năm.

Thực Trạng Triển Khai Tín Dụng Chính Sách Xã Hội Việt Nam
Thực Trạng Triển Khai Tín Dụng Chính Sách Xã Hội Việt Nam

6. Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

 Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) được Chính phủ phê duyệt lần đầu tiên tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007, với mục tiêu sử dụng nguồn lực của Nhà nước để cung cấp tín dụng ưu đãi cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm không để HSSV nào phải bỏ học vì khó khăn về kinh tế. Năm 2019, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 điều chỉnh mức vay đối với HSSV từ mức 1,5 triệu/tháng/HSSV lên mức 2,5 triệu/tháng/HSSV, mức này có thể đáp ứng được 50% nhu cầu của HSSV.

7. Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

 Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2). Mục tiêu của Quyết định này là thực hiện hỗ trợ nhà ở cho khoảng 311.000 hộ nghèo khu vực nông thôn, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

8. Chương trình cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thực Trạng Triển Khai Tín Dụng Chính Sách Xã Hội Việt Nam chính phủ ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm. Theo chương trình này, mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đi lại làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã ký kết. Đối tượng thụ hưởng chính sách này là người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; lao động là thân nhân của người có công với cách mạng; lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động bị thu hồi đất và người lao động thuộc huyện nghèo.   

9. Chương trình cho vay nhà ở xã hội

            Thông qua các chính sách tín dụng xã hội mà Quốc hội và Chính phủ đã bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để hướng tới mục tiêu giảm nghèo. Ví dụ, chỉ tính riêng nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 là hơn 93.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước trong đó tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tính đến giữa năm 2020, kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của ngành Ngân hàng đã góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới với tổng dư nợ đạt 2.107.318 tỷ đồng, tăng gấp 1,11 lần so với thời điểm cuối năm 2016, với tham gia của 83 tổ chức tín dụng, 1.182 quỹ tín dụng nhân dân và 4 tổ chức tài chính vi mô. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp trên 2,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 1,3 triệu lao động, gần 350 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng hơn 7,4 triệu công trình nước sạch, công trình vệ sinh. Người nghèo, người dân tộc thiểu số và những đối tượng yếu thế có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng nguồn từ ngân sách nhà nước.

Bài viết trên đây Thực Trạng Triển Khai Tín Dụng Chính Sách Xã Hội Việt Nam là nội dung hoàn toàn xuất sắc mà mình đã triển khai đến cho các bạn sinh viên cùng xem và theo dõi. Nếu như nguồn tài liệu trên đây chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn thì đừng lo lắng vì hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, nếu bạn đang loay hoay trong vấn đề làm bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ từ A đến Z nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo