Tiểu Luận Về Thu Hồi Hàng Hoá Khuyết Tật Của Tổ Chức , Cá Nhân hay nhất mà các bạn sinh viên không nên bỏ lỡ . Đây là bài mẫu của một bạn sinh viên đã đạt được thành tích ưu tú và kèm theo đó là những lời khen ngợi . Đây chính là bài tiểu luận thu hồi hàng hoá khuyết tật của tổ chức , cá nhân mà các bạn có thể chọn ngay cho mình đề tài bổ ích này vẫn được nhé.
1. Một số lý luận về thu hồi hàng hóa khuyết tật của tổ chức, cá nhân
* Người tiêu dùng
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia đưa ra quan điểm về người tiêu dùng, nhìn chung các cách hiểu này không hoàn toàn thống nhất.
Theo Luật mẫu bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức “IOCU” (International Organization of Consumer Unions) – Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng thì “người tiêu dùng có nghĩa là người yêu cầu hay sử dụng hàng hóa hay dịch vụ cho những mục đích cá nhân, trong gia đình hay nội trợ”
Trong pháp luật của các quốc gia thì khái niệm “người tiêu dùng” cũng được hiểu khác nhau. Thu hồi hàng hoá khuyết tật của tổ chức cá nhân
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1993 của Trung Quốc tuy không có điều khoản riêng giải thích khái niệm người tiêu dùng nhưng tại Điều 2 của Luật này có quy định “Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo quy định của Luật này và trường hợp Luật này không quy định thì sẽ được bảo vệ theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.”Như vậy, điều luật này đã ngụ ý rằng người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt của mình chứ không phải vì mục đích kinh doanh.
Trong khi đó, theo Luật của Liên minh Châu Âu được giải thích trong Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan “người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (tức là cá nhân) nào… tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích không liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình”
Theo Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Thái Lan năm 1979 người tiêu dùng“là người mua hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc được chào mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một người kinh doanh, bao gồm người thực sự sử dụng hàng hóa, tiêu thụ dịch vụ có nguồn gốc từ người kinh doanh mặc dù người này không trực tiếp trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa, tiêu thụ dịch vụ đó.” Trong khi đó, cũng tại điều khoản này “người kinh doanh” được giải thích là người bán hàng, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu để bán hàng, người mua hàng để bán lại, người cung cấp dịch vụ, người tiến hành việc quảng cáo. Thu hồi hàng hoá khuyết tật của tổ chức cá nhân
Nhìn chung khái niệm NTD trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng ở một số nước đã nêu thì không thừa nhận khái niệm NTD gắn với mục đích sản xuất, kinh doanh mà khái niệm người tiêu dùng gắn với mục đích tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình (do các quan hệ sản xuất kinh doanh đã có hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng). Mỗi một quốc gia có tiêu chí xác định và định nghĩa khác nhau về NTD, nhưng chủ yếu dựa vào chủ thể và mục đích sử dụng để quy định thế nào là người tiêu dùng.
Ở Việt Nam từ khi phát triển nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ (thương nhân) với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức (được gọi chung là người tiêu dùng). Theo Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 1999 thì “người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức . Điều 2 và Điều 3 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD đã chỉ rõ các đối tượng được coi là NTD bao gồm: (i) Người mua và người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình; (ii) Người mua hàng hóa dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng; (iii) Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua hoặc do được tặng, cho; (iv) Người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 69/2001/NĐ-CP. Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 giải thích khái niệm “người tiêu dùng”: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Theo khái niệm này, có thể thấy có 3 yếu tố cấu thành nên định nghĩa NTD Việt Nam: (i) Về chủ thể là cá nhân, gia đình, tổ chức; (ii) Về hành vi là mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ; (iii) Về mục đích của hành vi là tiêu dùng, sinh hoạt, không nhằm mục đích kinh doanh.
XEM THÊM : Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận
* Hàng hóa khuyết tật
Tiểu luận thu hồi hàng hoá khuyết tật của tổ chức cá nhân Theo Từ điển Black’s Law Dictionary thì: “sản phẩm có khuyết tật” (defective products) là sản phẩm gây ra nguy hiểm một cách bất hợp lý trong điều kiện sử dụng bình thường, không đáp ứng được yêu cầu mà người sử dụng mong đợi, không phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế ban đầu hoặc có lỗi kỹ thuật trong thiết kế, sản xuất sản phẩm. Theo Từ điển Thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt thì sản phẩm có khuyết tật (produits défectueux) là những động sản không bảo đảm sự an toàn mà người ta có thể trông đợi một cách chính đáng. Nếu khiếm khuyết của sản phẩm gây thiệt hại đến người hoặc tài sản khác, thì người sản xuất, người phân phối, người bán hoặc người cho thuê sản phẩm đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 định nghĩa về hàng hóa có khuyết tật như sau:
Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm: Thu hồi hàng hoá khuyết tật của tổ chức cá nhân
- a) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
- b) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ;
- c) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Quan điểm của pháp luật Việt Nam về hàng hóa có khuyết tật đã thể hiện nội dung cơ bản là hàng hóa không đảm bảo an toàn cho NTD vì những khuyết tật của hàng hóa phát sinh do thiết kế, sản xuất hay việc hướng dẫn, cảnh báo, sử dụng.Như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đảm bảo hàng hóa của mình khi lưu thông trên thị trường phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kể cả cố ý hoặc vô ý, hàng hóa vẫn phát sinh những khuyết tật gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đối với tài sản, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của nhiều người tiêu dùng

2. Vấn đề thu hồi hàng hóa khuyết tật của tổ chức, cá nhân theo Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:
– Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
– Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:
+ Mô tả hàng hóa phải thu hồi; Thu hồi hàng hoá khuyết tật của tổ chức cá nhân
+ Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
+ Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
+ Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
+ Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;
– Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;
– Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương. Tiểu luận thu hồi hàng hoá khuyết tật của tổ chức cá nhân
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 3, Điều 22, 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Hiện nay, với sự phát triển hiện nay thì các quy định hiện hành chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế nên Đây là đề xuất tại dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý của nhân dân. Theo dự thảo, sản phẩm có khuyết tật bao gồm: a) Sản phẩm có khuyết tật nhóm A là sản phẩm có khả năng gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng; b) Sản phẩm có khuyết tật nhóm B là sản phẩm có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng.
XEM THÊM :
Khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá tự mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm:
– Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp sản phẩm có khuyết tật trên thị trường.
– Thông báo công khai về sản phẩm có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hoá đó được lưu thông với các nội dung: Mô tả sản phẩm phải thu hồi; lý do thu hồi sản phẩm và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây ra; thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi sản phẩm; thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của sản phẩm; các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi sản phẩm.
Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực liên quan trước khi thực hiện việc thu hồi; thực hiện việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
Thu hồi hàng hoá khuyết tật của tổ chức cá nhân Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực liên quan cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm có khuyết tật có trách nhiệm giám sát việc thực hiện để bảo đảm việc thu hồi được thực hiện đúng nội dung đã thông báo, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật; trường hợp việc thu hồi sản phẩm có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực liên quan ở trung ương có trách nhiệm giám sát.
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ lý luận và vấn đề chính thức thu hồi hàng hóa khuyết tật của tổ chức, cá nhân theo Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010. Đây là bài Tiểu Luận Về Thu Hồi Hàng Hoá Khuyết Tật Của Tổ Chức , Cá Nhân hay nhất từ trước tới nay . Các bạn sinh viên có thể lựa chọn ngay và luôn đề tài bổ ích này nhé.