Tiểu luận môn luật hôn nhân và gia đình: Thụ tinh ống nghiệm.

Rate this post

Luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo sẽ là chủ đề chính của bài viết này. Đặc biệt nhiều năm trở lại đây càng có nhiều người có nhu cầu muốn nhờ phương pháp này vì muốn có con, vì họ có nhiều tâm sự, hoàn cảnh. Khi tiến tới bước hôn nhân, hẳn là ai cũng muốn trở thành cha mẹ, bậc phụ huynh của những đứa con đáng yêu của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào tìm đến dịch vụ thụ tinh ống nghiệm cũng đều thành công mỹ mãn, bài viết này AD sẽ chia sẻ cho các bạn một trường hợp đặc biệt của Luật hôn nhân và gia đình: Thụ tinh ống nghiệm.


Bài tiểu luận tình huống về phương pháp thụ tinh nhân tạo dưới đây gồm 4 phần nội dung chính: (i) Một số cơ sở lý luận về sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm; (ii) Một số cơ sở lý luận về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm; (iii) Giải quyết tình huống và (iv) Vướng mắc và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về sinh con phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Xuyên suốt hệ thống cấu trúc nội dung nêu trên, bài tiểu luận pháp luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo đã đi phân tích những nội dung pháp lý cơ bản nhất liên quan đến sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Qua những nội dung pháp lý được phân tích, em đã áp dụng vào thực tiễn xử lý đối với tình huống được đưa ra tại đề tài.

Cuối cùng, trong phạm vi nội dung của bài tiểu luận quy định pháp luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo này, em chỉ ra một số vướng mắc, đồng thời đưa ra đề xuất xử lý, giải quyết đối với những vướng mắc còn tồn tại để từ đó giúp việc áp dụng pháp luật trong hoạt động sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được thuận lợi, phù hợp với thực tế hơn; qua đó đồng thời góp phần vảo vệ quyền và lợi ích của các cặp vợ chồng và đứa trẻ được sinh ra. Để hiểu rõ hơn hãy tham khảo Trọn bộ bài mẫu Luật 

Chủ đề: A và B lấy nhau 5 năm mà không có con, vợ chồng họ quyết định sinh con theo phương pháp khoa học, đang trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi nhưng chưa cấy vào tử cung, thì anh B bị tai nạn chết. Vậy chị A có được tiếp tục sinh con theo phương pháp khoa học nữa không? Đứa trẻ sinh ra có phải là con của anh B không?

Khái niệm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo

Theo các bạn, bên trả lời như thế nào mới đúng và khoa học nhỉ ? Đầu tiên AD sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm trong luật hôn nhân và gia đình: thụ tinh nhân tạo như sau:

Những năm gần đây thuật ngữ “thụ tinh trong ống nghiệm” đã được đưa vào quy định tại hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, theo đó có thể hiểu đây là một phương pháp y học nhằm mục đích giúp đỡ thực hiện việc sinh sản ở các cặp vợ chồng, cá nhân có nhu cầu.

Như vậy, có thể định nghĩa theo một cách chung nhất “sinh con theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm” là việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dưới hình thức thụ tinh trong ống nghiệm; theo đó đây là biện pháp kỹ thuật y học để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ, là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi nhằm mục đích hỗ trợ các cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai và sinh con theo đúng nguyện vọng.

Vậy luật hôn nhân và gia đình: Thụ tinh nhân tạo được pháp luật quy định như thế nào? Có điều kiện hay không? Câu trả lời là Điều kiện đối với người cho noãn, cho tinh trùng và Điều kiện đối với cặp vợ chồng hoặc phụ nữ độc thân. 

Việc sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có thể xảy ra 2 trường hợp: trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm không cần xin noãn hoặc tinh trùng; trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn và/hoặc xin tinh trùng. Theo đó, điều kiện sinh con bằng pương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được quy định liên quan đến 3 đối tượng chủ thể chính là: đối với người cho noãn, cho tinh trùng; đối với cặp vợ chồng hoặc người phụ nữ độc thân và đối với cơ sở y tế.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: “Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV”. Như vậy, để được thực hiện việc cho noãn, cho tinh trùng, cá nhân phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định nêu trên: về sức khoẻ, về nhận thức. Điều này trước hết nhằm đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho phôi, bào thai được hình thành và đứa trẻ sinh ra không bị mắc những căn mệnh có khả năng di truyền hoặc những căn bệnh ảnh hưởng tới chất lượng của phôi thai. Bên cạnh đó, điều kiện này đồng thời cũng bảo đảm việc cho noãn, cho tinh trùng là hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của một người có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.
Ngoài ra, tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công thì mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được huỷ hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Nghị định 10/2015/NĐ-CP cho phép việc sinh con theo phương pháp thụ tinh ống nghiệm được thực hiện đối với những cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân. Theo đó vô sinh được hiểu là “tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai” . Tuy nhiên, quy định này còn được cụ thể hoá đối với từng trường hợp cụ thể:
Với trường hợp người nhận tinh trùng, khoản 1 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: “Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai”. Có nghĩa là, nguyên nhân cặp vợ chồng trong trường hợp này không sinh được con là do người chồng, dù đã điều trị vô sinh nhưng vẫn không có khả năng tiết tinh trùng để sinh con. Tuy nhiên, để được nhận tinh trùng thì noãn của người mẹ cũng phải đảm bảo chất lượng để thụ thai.

Chưa dừng ở đó, vì hiện nay pháp luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo cũng được quy định cho những người nhận noãn nữa nhé.

Ở quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có yêu cầu người nhận noãn phải là người Việt hoặc người gốc Việt. Và trong trường hợp là nằm trong một cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh nhưng nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có nõan hoặc noãn không đủ chất lượng để thụ thai. Nói cách khác pháp luật hôn nhân và gia đình quy định thụ tinh nhân tạo yêu cầu người vợ phải đảm bảo quốc tịnh là Việt Nam và đồng thời nguyên nhân là do người vợ vô sinh các bạn nhé.

Tuy nhiên, một trường hợp khác: nhận phôi. Trường hợp này cũng được pháp luật quy định hôn nhân và gia đình thụ tinh nhân tạo ở khoản 3 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP.

Với trường hợp nhận phôi, khoản 3 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP chỉ ra từng trường hợp cụ thể được phép nhận phôi, theo đó nằm ngoài những trường hợp này thì không được chấp thuận. Cụ thể:
(i) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;
(ii) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;
(iii) Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Ngoài những điều kiện nêu trên, người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi còn cần đảm bảo đủ sức khoẻ để thực hiện kỹ thuậnt thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Có thể thấy, phần lớn những điều kiện đưa ra thuộc trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn và/hoặc xin tinh trùng và tập trung vào các điều kiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của người cho noãn, cho tinh trùng (bí mật danh tính,…) và bảo đảm điều kiện sức khoẻ tối ưu nhất cho thai nhi cũng như em bé được sinh ra sau này.

Bạn nghĩ là những điều kiện trên là đủ?

Hiện tại quy định pháp luật hôn nhân và gia đình thụ tinh nhân tạo hiện hành không đưa ra bất kỳ điều kiện nào liên quan hay quy định cụ thể về trường hợp cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm. Nhưng trường hợp đang trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi nhưng chưa cấy vào tử cung thì chồng hoặc vợ bị chết. Hay nói cách khác, có thể hiểu điều kiện sinh con theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm chỉ đặt ra khi bắt đầu thực hiện việc thụ tinh, sau khi đã thụ tinh, trừ trường hợp liên quan đến sức khoẻ của người mang thai, không có điều kiện nào được đặt ra yêu cầu cặp vợ chồng phải đáp ứng để được tiếp tục sinh con theo hình thức này.

Cơ sở lý luận quy định pháp luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo

Tiếp theo, AD sẽ chia sẻ cho các bạn về Cơ sở lý luận về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng quy định pháp luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói chung và sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nói riêng là một trong những hình thức sinh sản đặc biệt. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ đồng thời phù hợp với định hướng điều chỉnh của pháp luật Hôn nhân và gia đình, việc xác định cha, mẹ, con là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra yêu cầu cần phải quy định chi tiết và cụ thể.
Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh cong bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“[…] Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này. […]”.
Theo đó, Điều 88 quy định:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân […].
Có thể hiểu rằng, dù con được sinh ra không phải theo cách thông thường mà bằng phương pháp thụ pháp thụ tinh trong ống nghiệm, dù có hay không nhận tinh trùng, nhận noãn, hoặc nhận phôi thì chỉ cần người vợ mang thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, người con đó vẫn được xác định là con chung của vợ chồng. Ngoài ra, trường hợp người con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân thì vẫn được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân, kể cả sinh con bằng phương thức thụ tinh ống nghiệm.
Mặt khác, xét đến trường hợp vợ hoặc chồng chết, theo quy định tại Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết thì hôn nhân được coi là chấm dứt. Như vậy với cặp vợ chồng sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, nếu vợ hoặc chồng chết nhưng con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân thì vẫn được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

XEM THÊM ⇒ Trọn bộ bài mẫu Tiểu luận hay 

Giải quyết tình huống quy định pháp luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo

Tình huống được đặt ra tại tiểu luận này như sau: ” A và B lấy nhau 5 năm mà không có con, vợ chồng họ quyết định sinh con theo phương pháp khoa học, đang trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi nhưng chưa cấy vào tử cung, thì anh B bị tai nạn chết. ”

Căn cứ theo nội dung đã được phân tích ở trên, việc sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm không quy định về điều kiện đối với trường hợp đang trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi nhưng chưa cấy vào tử cung thì chồng hoặc vợ bị chết. Như vậy, đối với chị A trong trường hợp này không có bất kỳ quy định nào cấm việc chị tiếp tục sinh con theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Hay nói cách khác chị A được tiếp tục sinh con theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nếu đảm bảo điều kiện về sức khoẻ để mang thai theo quy định của pháp luật các bạn nhé.

Về việc xét quan hệ cha con giữa anh B và đứa trẻ sinh ra. Theo quy định tại Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quan hệ vợ chồng giữa chị A và anh B chấm dứt kể từ thời điểm anh B chết. Căn cứ theo Điều 93 và Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (tức thời điểm anh B chết) thì được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân, hay nói cách khác đương nhiên là con chung của chị A và anh B. Nếu ngoài thời điểm nêu trên, đứa trẻ vẫn có thể nhận anh B là cha theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình về việc “con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”.

Tiểu luận môn luật hôn nhân và gia đình Thụ tinh ống nghiệm.
Tiểu luận môn luật hôn nhân và gia đình Thụ tinh ống nghiệm.

Phân tích như vậy các bạn đã hiểu về tình huống được giả định trong bài quy định pháp luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo hay chưa ? Nhưng mà AD nghĩ còn vài bạn rất vướng mắc và muốn biết cách giải quyết, giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật hôn nhân và gia đình bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo nên là hãy tham khảo thêm các Tiểu luận xử lý tình huống tại đây nhé.

Vướng mắc và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Đối với việc sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay vẫn còn một số vướng mắc, đặt ra yêu cầu hoàn thiện và chỉnh sửa như sau:

Thứ nhất, chưa có quy định cụ thể về quyền quyết định của vợ hoặc chồng đối với trường hợp đang trong quá trình thụ thai, phôi thai đã được hình thành nhưng vợ hoặc chồng chết. Đối với trường hợp vợ hoặc chồng chết trong quá trình đang thực hiện việc thụ tinh trong ống nghiệm là điều hoàn toàn có thể xảy ra, vậy nhưng pháp luật hiện nay lại không có bất kỳ quy định nào nhắc đến quyền quyết định của vợ hoặc chồng (người còn sống) đối với phôi thai trong trường hợp này. Điều này gây khó khăn trong việc xác định quyết định đối với phôi thai đã hình thành và có thể dẫn tới nhiều quan điểm khác nhau, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của cha, mẹ cũng như đứa trẻ có thể sẽ được sinh ra.

Để khắc phục điều này, nhà làm luật nên xem xét bổ sung quy định ghi nhận quyền quyết định của vợ hoặc chồng đối với phôi thai đã hình thành của cặp vợ chồng đó trong trường hợp vợ hoặc chồng bị chết. Việc ghi nhận quyền quyết định này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ việc thực hiện sinh con theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm về bản chất ban đầu đã được sự chấp thuận của cả hai vợ chồng và đang trong quá trình thực hiện, tạo thành phôi thai. Việc người chồng hoặc vợ chết là một sự kiện pháp lý xảy ra nhưng không hề làm thay đổi quyết định ban đầu đã được xác lập của hai bên. Do vậy quyền quyết định được trao lại cho vợ hoặc chồng còn sống là hoàn toàn phù hợp.

Thứ hai, quy định luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo về việc áp dụng nguyên tắc suy đoán tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chưa thực sự phù hợp đối với sinh con bằng phương thức thụ tinh trong ống nghiệm. Theo đó, pháp luật quy định “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế rằng, ví dụ đối với trường hợp người chồng bị chết, tuy nhiên việc thụ tinh trong ống nghiệm vẫn đang trong quá trình tiến hành (như tình huống của đề tài), thời gian để đứa trẻ được thụ tinh và sinh ra không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người mẹ, theo đó còn dựa vào chất lượng phôi, tình hình sức khoẻ người mẹ và nhiều yếu tố khác, như vậy không thể đảm bảo chắc chắn trong thời gian 300 ngày kể từ ngày người chồng chết, đứa trẻ có thể được sinh ra. Trong khi đó, xét về bản chất, phôi thai đã được cả người vợ và chồng đồng tình thực hiện theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con, hay nói cách khác, về bản chất đứa trẻ sau khi sinh ra đương nhiên phải là con của cặp vợ chồng ngay cả trường hợp người chồng hoặc vợ đã chết. Điều này có chứng cứ rõ ràng theo thông tin được cung cấp tại cơ sở y tế (văn bản thoả thuận đồng ý của cặp vợ chồng, tài liệu thể hiện quá trình thực hiện, …). Như vậy, việc giới hạn thời gian trong 300 ngày là không thực sự phù hợp. Bởi việc giới hạn chỉ nên áp dụng đối với trường hợp không có căn cứ rõ ràng thể hiện việc người con là con chung của vợ chồng.

Như vậy, để việc áp dụng pháp luật luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo phù hợp hơn với thực tiễn, nên chăng xem xét việc loại trừ việc giới hạn thời gian nêu trên đối với trường hợp con được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng noãn của người mẹ và tinh trùng của người cha, đồng thời đã được sự chấp thuận của cả hai vợ chồng trước khi người vợ hoặc chồng chết. Điều này giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đứa trẻ sau khi sinh ra, không cần phải thực hiện thêm việc nhận cha, mẹ theo quy định của pháp luật.

DOWNLOAD


Thông qua bài viết pháp luật hôn nhân và gia đình về thụ tinh nhân tạo các bạn đã biết cách dẫn dắt bài Tiểu luận của mình theo một chiều hướng tốt, đúng, hình thức trình bày như thế nào chưa ? Vẫn chưa thì tham khảo ngay Dịch vụ viết thuê Tiểu luận của AD nhé

Contact Me on Zalo