? Download Free !!! Đề Tài Tiểu Luận Pháp Luật Về Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam mình có để nút tải dưới cuối bài sau khi đọc xong bài viết này các bạn có thể tải ngay flie về nhé. Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn đề tài tiểu luận pháp luật về hôn nhân đồng giới tại việt nam hoàn toàn hay mà các bạn không nên bỏ qua, chính vì thế các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi bài viết này nhé. Tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là khái niệm hôn nhân đồng giới,quan điểm về hôn nhân đồng giới tại một số nước trên thế giới và tại việt nam,lịch sử hình thành quy định về hôn nhân đồng giới qua các giai đoạn của luật hôn nhân và gia đình… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ mang đến cho bạn thật nhiều kinh nghiệm để bạn có thể triển khai tốt bài tiểu luận của mình trong thời gian tới…
Trước đây chúng tôi đã từng viết một bài tiểu luận thu hoạch môn luật hôn nhân và gia đình hoàn toàn hữu ích các bạn có thể xem và tham khảo thêm tại website viettieuluan.com của mình để cập nhật thêm được thông tin chi tiết. Ngoài ra, hiện nay bên mình còn có dịch vụ viết thuê tiểu luận theo yêu cầu đảm bảo đạt chất lượng, bạn có biết rằng chúng tôi đã nhận viết thuê bài tiểu luận cho hàng loạt sinh viên đã thành công và đã đạt điểm số rất cao. Cho nên, các bạn hãy yên tâm khi đến với dịch vụ của mình sẽ không làm bạn thất vọng… Nếu bạn đang gặp trục trặc trong quá trình làm bài tiểu luận nhưng vẫn chưa thể giải quyết được thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ làm tiểu luận thuê của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận và hỗ trợ cho các bạn từ A đến Z nhé.
1. Khái niệm hôn nhân đồng giới
Tại một số quốc gia trên thế giới thì sự đề cao quyền tự do cá nhân, tự do thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể là quyền của các nhân. Tuy nhiên, đối với mối quan hệ hôn nhân đồng giới mặc dù không còn mới mẻ so với trên thế giới nhưng đối với nước ta thì quan hệ hôn nhân đồng giới vẫn ở một vị trí không được coi trọng.
Với quan niệm trên, một số quốc gia trên thế giới đã đề cao quyền tự do cá nhân, đặc biệt là có những vấn đề có liên quan của hôn nhân đồng giới. Nói về cộng đồng những người đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), những người song tính (Bisexual) và chuyển giới(Transgender), viết tắt LGBT.
Người đồng tính : Người đồng tính (Lesbian, Gay) là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người cùng giới.
Người song tính: Người song tính (Bisexsual) là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với cả hai giới.
Người dị tính: Người dị tính là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người khác giới.
XEM THÊM : Danh Sách 199+ Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Dân Sự
Người chuyển giới: Người chuyển giới (Transgender) là trạng thái khi một người có giới tính sinh học không trùng với bản dạng giới hay thể hiện giới của họ (ví dụ có cơ thể là nam và nghĩ mình là nữ, hoặc bề ngoài như nữ). Người chuyển giới liên quan tới việc người đó nhận dạng hoặc thể hiện mình là nam hay nữ, trong khi người đồng tính lại liên quan tới việc người đó yêu người cùng giới hay khác giới.
Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp lý về HNĐG. Tuy nhiên, để hiểu về hôn nhân đồng giới, trước hết chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn về những người đồng giới (đồng tính). Đồng giới không phải là một loại bệnh như định kiến của nhiều người. Đây là xu hướng tình dục, xu hướng tình yêu, bị chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý của cơ thể con người mà họ không thể lựa chọn khác được. Những người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần, chỉ khác về xu hướng tình dục. Hôn nhân là hình thức kết đôi có đăng ký với nhà nước, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với đầy đủ tất cả những quyền, nghĩa vụ và sự công nhận pháp lý như những cặp khác giới. Từ đó, có thể hiểu Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.
2. Quan điểm về hôn nhân đồng giới tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam
2.1. Đối với một số nước trên thế giới
Hiện nay, theo mình tìm hiểu và biết được thì trên thế giới có 04 xu hướng tiếp cận đối với vấn đề hôn nhân đồng giới sau đây:
* HOÀN TOÀN CÔNG NHẬN
– Nội dung: Ở những nước này người đồng giới được hưởng quyền và lợi ích như mọi công dân khác trong xã hội, và điều đó tất nhiên là bao gồm cả vấn đề về hôn nhân gia đình.
– Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới năm 2001.
Sau đó liên tiếp các quốc gia khác như: Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina, Đan Mạch, một số tiểu bang ở Hoa Kỳ (Massachusetts, Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire), Mexico, Slovenia, Luxembourg,…và danh sách này ngày càng đang kéo dài thêm.
* KẾT HỢP DÂN SỰ
– Nội dung: là việc công nhận không hoàn toàn, một hình thức tương tự như hôn nhân, áp dụng riêng cho các cặp đôi cùng giới. Các cặp đôi này đăng ký với cơ quan nhà nước để hợp pháp hóa việc chung sống với nhau và hưởng các quyền, nghĩa vụ tương tự như hôn nhân của các cặp khác giớ (tức là chỉ list quyền).
– Bắt đầu ở Đan Mạch năm 1989 (sau này Đan mạch đã theo hướng hoàn toàn công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2012). Tiếp sau đó là một số quốc gia và vùng lãnh thổ đến hiện nay vẫn áp dụng là: Thụy Sĩ, Malta, Liechtenstein, Jersey, Hungary, Gibralta, Andorra, Cộng hòa Séc,…
XEM THÊM: 333+ Đề Tài Tiểu Luận Luật Quốc Tế ,Công Pháp, Tư Pháp, Đầu Tư
* ĐỐI TÁC TRONG NHÀ
– Nội dung: không cấm và không công nhận
– Điển hình cho xu hướng này đó là tại Việt Nam
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 (ngày Luật này có hiệu lực). Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8).
Đề Tài Tiểu Luận Pháp Luật Về Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam trên nguyên tắc công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm thì những người cùng giới tính vẫn có thể kết hôn. Tuy nhiên khi có tranh chấp, rắc rối, mâu thuẫn xảy ra thì luật nước ta vẫn chưa có cơ chế, điều luật thực thi, giải quyết vấn đề trên. Như thế, về đại thể mà nói thì hôn nhân đồng giới vẫn chưa được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
* Các quốc gia cấm
Ngoài những quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận hay theo hướng kết hợp dân sự đối với hôn nhân đồng giới thì hiện nay, tại một số quốc gia vẫn có một số nước là “địa ngục” đối với người đồng giới. Một số ví dụ như:
+ Uganda: Quan hệ đồng tính luyến ái là tội danh hình sự với mức án tù chung thân. Tòa án hiến pháp của nước này tuyên bố sẽ tiến đến phạt tử hình đối với những người đồng tính.
+ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE): Người đồng tính thường bị phạt tiền hoặc bị bỏ tù và mặc dù hiếm gặp nhưng hình thức tử hình cũng có khi được áp dụng.
+ Nigeria: Được coi là một trong những nước kỳ thị người đồng tính nhất trên thế giới. Tại đây, thành viên của cộng đồng LGBT có thể bị bỏ tù nếu bị phát hiện.
+ Jamaica: Thường được coi là “địa ngục trần gian” đối với cộng đồng LGBT, nước này được biết đến với con số đáng báo động những vụ tấn công và những bài phát biểu mang tính kỳ thị thường xuyên xảy ra nơi công cộng.
+ Nga: Những loại hình quan hệ tình dục phi truyền thống đều bị cấm. Những ai vi phạm luật này đều có thể bị phạt tù hoặc trục xuất.
* Trung Quốc: Quyền đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới ở Trung Quốc đối mặt với những thách thức xã hội mà những người không phải LGBT không gặp phải. Hoạt động tình dục đồng giới đã được hợp pháp tại Trung Quốc từ năm 1997. Ngoài ra, vào năm 2001, đồng tính luyến ái đã được loại khỏi danh sách bệnh tâm thần. Các cặp đồng giới không thể kết hôn hoặc nhận con nuôi, và các hộ gia đình do các cặp vợ chồng đó đứng đầu không đủ điều kiện cho các biện pháp bảo vệ pháp lý tương tự dành cho các cặp khác giới.
Vào tháng 12 năm 2014, một tòa án Bắc Kinh phán quyết ủng hộ Yang Teng, một người đồng tính nam, trong một vụ kiện chống lại một phòng khám liệu pháp chuyển đổi. Tòa án phán quyết rằng các phương pháp điều trị như vậy là bất hợp pháp vì các phương pháp điều trị không thực hiện được lời hứa của phòng khám trong các quảng cáo của mình và yêu cầu phòng khám phải bồi thường bằng tiền cho Yang cũng như gỡ bỏ quảng cáo của họ về các phương pháp điều trị chuyển đổi. Vào tháng 6 năm 2016, Yu Hu, một người đồng tính nam từ tỉnh Hà Nam, đã kiện một bệnh viện ở thành phố Zhumadian vì buộc anh ta phải trải qua liệu pháp chuyển đổi. Ông đã được trao một lời xin lỗi công khai và bồi thường bằng tiền vào tháng 7 năm 2017, tuy nhiên tòa án không quy định hành vi này là bất hợp pháp trong các quyết định của mình.[1]
Đề Tài Tiểu Luận Pháp Luật Về Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam sau hai phán quyết thành công này, các nhóm LGBT hiện đang kêu gọi Bộ Y tế Trung Quốc cấm liệu pháp chuyển đổi. Tuy nhiên, kể từ tháng 4 năm 2019, không có biện pháp hiệu quả nào được chính phủ Trung Quốc áp dụng để cấm trị liệu chuyển đổi, và các phương pháp điều trị như vậy trên thực tế đang được tích cực thúc đẩy trên khắp Trung Quốc.
Với việc hợp pháp hóa nhanh chóng hôn nhân đồng giới ở nhiều quốc gia trên thế giới, thảo luận về vấn đề này đã xuất hiện ở Trung Quốc. Cách tiếp cận của Chính phủ Trung Quốc đối với quyền LGBT và hôn nhân đồng giới đã được mô tả là “hay thay đổi” và là “không được chấp thuận, không từ chối.”[2] Dư luận xã hội đối với người LGBT ngày càng trở nên khoan dung hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự phản kháng từ chính quyền, vì các sự kiện LGBT khác nhau đã bị cấm trong những năm gần đây[3].
2.2. Đối với Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trên thế giới thì ở Việt Nam HNĐG đã được thực hiện trên cơ sở không cấm nhưng không thừa nhận. Ở Việt Nam,hầu như pháp luật không ghi nhận quyền của người đồng tính. Điều này được đề cập bằng một số quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: ủng hộ quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan điểm này đưa ra những lập luận dựa trên cơ sở sinh học và trên quyền con người đó là:
Thứ nhất, xét ở góc độ con người, người đồng tính cũng có quyền được kết hôn, quyền được mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người. Vì lẽ đó, quyền nhân thân này của họ phải được thừa nhận và bảo vệ.
Thứ hai, vì đồng tính không phải là bệnh nên người đồng tính hoàn toàn có quyền lựa chọn việc xác lập quan hệ hôn nhân theo ý chí của mình. Việc pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân của họ sẽ giúp cho xã hội giảm bớt cách nhìn định kiến đối với người đồng tính.
Thứ ba, cần phải công nhận hôn nhân đồng tính bởi vì định kiến xã hội mà nhiều người đồng tính phải sống trong vỏ bọc, thực chất là hộ phải xác lập cuộc hôn nhân không tình yêu, nhằm che đậy giới tính thật của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân người đồng tính mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của những người liên quan.
Thứ tư, việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phần lớn người đồng tính đều phải tìm kiếm bạn tình một cách lén lút, tùy tiện để giải quyết nhu cầu bức xúc của bản thân. Quan hệ tùy tiện, không chung thủy là nguy cơ lây truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đồng tính cũng như gia đình và xã hội.
Thứ năm, không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa người cùng giới tính ngày càng làm cho sự kì thị, phân biệt đối xử với người đồng tính thêm sâu sắc. Vì người đồng tính luôn phải tìm cách che giấu khuynh hướng tình dục, khó tiếp cận được các dịch vụ y tế để hướng tới đời sống tình dục an toàn.
Quan điểm thứ hai: không ủng hộ việc cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính. Quan điểm này chủ yếu dựa trên nguyên tắc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.
Thứ nhất, những người theo quan điểm này cho rằng bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh thì trong xã hội còn có nhiều người do ảnh hưởng của a dua, đua đòi họ muốn theo trào lưu, muốn sống thử với cảm giác mới dẫn đến tình trạng sông như vợ chồng của các cặp đôi đồng tính, ngày càng phổ biến ở khắp các vùng miền. Vì vậy để đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn truyền thống gia đình, pháp luật không cho phép kết hôn giữa những người đồng giới.
Thứ hai, Luật hôn nhân và gia đình 2014 mới có hiệu lực quy định kết hôn được xác định giữa một bên là nam và một bên là nữ vì mục đích kết hôn nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thực hiện chức năng quan trọng là sinh đẻ và duy trì nòi giống, đây cũng là tuân theo quy luật tự nhiên, gìn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vậy các trường hợp kết hôn đồng tính không đảm bảo được các chức năng này.
Thứ ba, quyền kết hôn là của mỗi cá nhân nhưng không chỉ đơn thuần như vậy vì hạnh phúc của mỗi cá nhân không tách rời hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nên trong chừng mực nhất định lợi ích của cá nhân trong gia đình phải cân bằng cùng lợi ích của gia đình và xã hội, vì lẽ đó quyền tự do kết hôn luôn giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật.
Thứ tư, pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà không cấm họ chung sống với nhau. Do vậy, người đồng tính vẫn có thể chung sống như vợ chồng mà không bị ngăn cấm, hay cản trở, họ vẫn có quyền được mưu cầu hạnh phúc.
Tiểu Luận Pháp Luật Về Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam như vậy, mỗi quan điểm đều có lập luận hợp lí. Không thể phủ nhận rằng số người đồng tính bẩm sinh có nhu cầu luyến ái là một nhu cầu thực tế, nếu ngăn cảm họ thì hạn chế quyền tự do cá nhân của họ, mà đồng tính luyến ái không phải là tệ nạn, cũng không gây hậu quả xấu cho xã hội khi họ kết hôn.
2.3. Sự cần thiết cho việc thừa nhận hôn nhân đồng giới tại Việt Nam
Trên thế giới đã có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận kết hôn đồng giới như: Hà Lan. Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, … Ở Việt Nam chúng ta hiện nay quy định việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính đang tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với những đồng tính.
Tuy nhiên, trong một xã hội truyền thống như Việt Nam, việc chấp nhận hôn nhân đồng giới ở thời điểm này cần phải được nghiên cứu một cách thận trọng. Để đáp ứng nhu cầu đối với người đồng tính pháp luật nên ghi nhận quyền được sống chung giữa những người đồng giới, nhưng nếu họ yêu cầu công nhận việc kết hôn của họ thì nhà nước không công nhận, pháp luật không cấm việc chung sống với nhau của người đồng tính, nhưng pháp luật cũng không công nhận họ là vợ chồng, nhằm đảm bảo đạo đức phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc.
Tiểu Luận Pháp Luật Về Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam việc thừa nhận quyền sống chung của họ, tạo ra nhận thức đúng mực, cách ứng xử phù hợp với những người đồng tính, hạn chế sự phân biệt đối xử với người đồng tính, tạo ra cái nhìn đúng đắn của xã hội với người đồng tính, cảm thông chia sẻ với họ, bớt sự áp lực của họ và người thân của họ. Việc ghi nhận quyền được sống chung giữa những người đồng tính sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý cần được pháp luật điều chỉnh như quyền nhân thân, tài sản, con cái hoặc việc nhận nuôi con nuôi. Vì vậy Nhà nước ta cần xem xét và có quy định pháp lý cho họ như quyền yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ, sống chung thủy đối với quyền nhân thân và tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền tài sản.

3. Lịch sử hình thành quy định về hôn nhân đồng giới qua các giai đoạn của Luật hôn nhân và gia đình
3.1. Giai đoạn Luật hôn nhân năm 1959
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 là đạo luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước ta. Luật này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa thứ nhất, kỳ họp thứ 11, thông qua trong phiên họp ngày 29-12-1959 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1960. Sau 57 năm, với sự phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội ở nước ta, Luật Hôn nhân và gia đình đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp tình hình phát triển của đất nước. Luật Hôn nhân gia đình 1959 chỉ quy định con trai, con gái được quyền kết hôn, không nói đến quyền kết hôn của người đồng tính với nhau và cũng không có quy định cấm người đồng tính kết hôn với nhau. Như vậy, theo quy định của Luật HNGĐ 1959 không đề cập đến vấn đề của HNĐG trong các quy định của mình. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ xuất phát từ tình hình của đất nước đang trong thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.
3.2. Giai đoạn Luật hôn nhân gia đình năm 1986
Tiểu Luận Pháp Luật Về Hôn Nhân Đồng Giới cùng với bối cảnh đất nước thống nhất, quan hệ hôn nhân cần thiết phải sửa đổi để đáp ứng với quá trình xây dựng và cải cách đất nước, mở cửa hội nhập và phát triển đất nước sau Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 6. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 (có hiệu lực từ 03-01-1987 đến 31-12- 2000) được ban hành với mục đích trên. Đối với quan hệ hôn nhân đồng giới thì Luật hôn nhân và gia đình 1986 cũng chỉ quy định quyền kết hôn của nam và nữ mà không có sự thừa nhận hay cấm kết hôn của người đồng tính với nhau.
3.3. Giai đoạn Luật hôn nhân gia đình năm 2000
Kế thừa và phát huy thành tựu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986 của nhà nước ta, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời đã góp phần đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của gia định Việt Nam, qua đó có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển nguồn nhân lực, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Thông qua những quy định cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, ấm no hạnh phúc ở Việt Nam, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự an toàn cho các quan hệ tài sản phát sinh trong nội bộ các thành viên gia đình cũng như các giao dịch giữa các thành viên gia đình với các chủ thể khác trong xã hội; ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên sau 13 năm đi vào cuộc sống, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các quan hệ hôn nhân và gia đình đã có những thay đổi đáng kể cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn của pháp luật. Trong bối cảnh như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã bộc lộ một số điểm bất cập, hạn chế. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật này là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tế các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Đề Tài Tiểu Luận Pháp Luật Về Hôn Nhân Đồng Giới sau một thời gian tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các địa phương và bộ ngành có liên quan và thông qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan soạn thảo, ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi chính thức được thông qua, với 79,52% số phiếu tán thành, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015, với 10 chương, 133 điều quan hệ hôn nhân gia đình sẽ có những quy định pháp lý điều chỉnh về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Luật quy định những vấn đề như: Kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; chấm dứt hôn nhân; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình; cấp dưỡng; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài…
Đối với vấn đề HNĐG thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có nêu rõ: “kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”2 , và có quy định về việc cấm kết hôn giữa những người đồng giới tính tại Khoản 5 Điều 10. Quan hệ hôn nhân đồng tính chưa bao giờ được công nhận là hợp pháp nhưng cũng chưa bao giờ bị coi là phạm tội trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong quá trình sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có nhiều quan điểm khác nhau về việc điều chỉnh pháp lý đối với quan hệ hôn nhân của người đồng tính ở Việt Nam
3.4. Giai đoạn Luật hôn nhân gia đình năm 2014
Hôn nhân đồng giới tạm hiểu là kết hôn giữa những người có cùng giới tính sinh học. Trước đây, tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, kết hôn giữa những người có cùng giới tính là một trong 5 trường hợp cấm kết hôn.
Tương tự, nếu như trước đây, Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định hành vi kết hôn giữa những người có cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 500.000 đồng thì nay, Nghị định 110/2013/NĐ-CP thay thế đã bỏ quy định này.
Tuy nhiên, khi Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được áp dụng, thay thế cho Luật năm 2000, thì kết hôn đồng giới không còn thuộc trường hợp bị cấm. Thay vào đó, Luật mới chỉ quy định: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính (Điều 8).
Điều này cho thấy, pháp luật đã thay đổi cách nhìn với hôn nhân đồng giới, không nghiêm cấm một cách cứng nhắc như trước đây mà chỉ không thừa nhận, tức là không khuyến khích nhưng cũng không cho phép. Theo đó, các cặp đôi đồng tính vẫn có thể tổ chức đám cưới, vẫn được chung sống với nhau nhưng sẽ không được thừa nhận là vợ chồng về mặt pháp lý.
Kết luận chương 1
Như vậy, có thể nói, quy định về HNĐG giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề giải quyết về quy định về HNĐG theo quy định của Luật hôn nhân gia đình nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về dân sự nói chung ở Việt Nam. Việc thực hiện quy định về HNĐG đã được quy định một cách chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể được pháp luật hôn nhân gia đình quy định. Trong chương 1, tác giả đã tập trung đề cập đến khái niệm HNĐG, quan niệm HNĐG của một số quốc gia trên thế giới và nội dung quy định về HNĐG trong tiến trình các quy định về HNGĐ tại các văn bản luật ở nước ta từ 1959 đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu, phân tích và rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam quy định về HNĐG, giải pháp hoàn thiện được quy định ở Chương 2 của chuyên đề.
[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_LGBT_%E1%BB%9F_Trung_Qu%E1%BB%91c [2] https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_LGBT_%E1%BB%9F_Trung_Qu%E1%BB%91c [3] https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_LGBT_%E1%BB%9F_Trung_Qu%E1%BB%91cBài viết trên đây là toàn bộ Đề Tài Tiểu Luận Pháp Luật Về Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam với những nội dung hoàn toàn hay đã được mình chọn lọc và liệt kê kĩ càng cho nên các bạn có thể yên tâm khi tham khảo bài viết này. Chúc tất cả các bạn sinh viên xem được bài viết này sẽ có thêm những thông tin cần thiết và nhanh chóng hoàn thành bài tiểu luận của mình… Ngoài ra, hiện tại bên mình đang có dịch vụ viết thuê tiểu luận với đa dạng các đề tài phổ biến, điểm cao,nếu bạn đang có nhu cầu cần làm một bài tiểu luận với đề tài tương tự như trên hoặc bất kì đề tài nào thì hãy liên hệ đến dịch vụ thuê viết tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận trọn gói nhé.