Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật

Rate this post

Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật cho các bạn sinh viên cần nhé, Đề tài tiểu luận Về HHủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật  tại UBND xã, các ban bạn theo dõi thêm các bài mẫu sẵn trong chuyên mục tiểu luận ngành Luật nhé

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Đề tài Tiểu Luận Văn Phòng Luật Sư nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


1.1. Quan niệm về kết hôn trái pháp luật và hủy việc kết hôn trái pháp luật

1.1.1. Quan niệm kết hôn hợp pháp là cơ sở để xác định việc kết hôn trái pháp luật

         Nhìn từ góc độ xã hội học, quan hệ hôn nhân gia đình là một hình thức của quan hệ xã hội được xác lập giữa hai chủ thể nam và nữ, quan hệ này tồn tại và phát triển theo quy luật của tự nhiên với mục đích đảm bảo sự sinh tồn, phát triển của xã hội loài người. Ngay cả khi không có bất kỳ một quy tắc, một quy định nào thì quan hệ hôn nhân gia đình từ trước đến nay vẫn được xác lập, con người vẫn chung sống, vẫn sinh con đẻ cái và tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác. Do đó, quyền kết hôn là một quyền tự nhiên rất con người, quyền con người.

         Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử, với sự xuất hiện của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, những quy tắc xã hội dần dần xuất hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội khách quan mang tính ý chí. Kết hôn không còn là một quyền tự do, bản năng của con người mà trở thành một quan hệ xã hội được điều chỉnh, tác động bởi những quan hệ về lợi ích của giai cấp thống trị. Khi ấy, mới bắt đầu xuất hiện những quan niệm đầu tiên về hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp. Trải qua các thời kỳ khác nhau, quan hệ hôn nhân trước hết được điều chỉnh bởi những tập quán, những ước lệ, bắt đầu xuất hiện những quy định về cấm kết hôn giữa những thế hệ thực hệ, giữa bố với con gái, mẹ và con trai, ông bà với cháu, dần dần cấm kết hôn giữa cả những thế hệ bàng hệ, giữa anh chị em ruột với nhau. Cho đến giai đoạn phồn thịnh của tôn giáo thì những trật tự tôn giáo do giáo chủ đặt ra còn có sức mạnh cưỡng chế, áp đặt hơn nhiều so với các tập tục, ước lệ trước kia. Dưới thời kỳ này, quan niệm về hôn nhân  trái pháp luật chính là những quan hệ hôn nhân không tuân thủ những trật tự tôn giáo của xã hội. Xã hội phát triển đến thời kỳ phong kiến, hôn nhân mang tính chất dân sự, tức là sự bày tỏ ý chí của các bên. Song hôn nhân không đơn thuần là sự kết hợp giữa đôi bên mà hôn nhân còn là sự giao lưu giữa các dòng họ kèm theo đó là những mục đích về kinh tế, chính trị nhất định. Chính vì vậy mà sự quyết định của cha mẹ là yếu tố bắt buộc trong quan hệ hôn nhân, giữa hai gia đình thì nhất định là phải môn đăng hộ đối…

          Như vậy, có thể khái quát rằng, trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, những yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa đã dần được hình thành và tác động trực tiếp tới các quy luật tự nhiên, điều chỉnh các mối quan hệ tự nhiên đó theo những chuẩn mực mà xã hội đặt ra vì mục đích lợi ích của giai cấp thống trị. Chỉ đến khi trong xã hội loài người có sự xuất hiện của pháp luật thì quan hệ hôn nhân gia đình từ một quan hệ tự nhiên mới chính thức được xem xét trên khía cạnh một quan hệ pháp luật về hôn nhân gia đình. Khi đó, quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình là những quan hệ ý chí và phụ thuộc chặt chẽ vào ý chí pháp luật hay chính là những quy định pháp luật. Dưới góc độ pháp luật, kết hôn là một sự kiện pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Để đảm bảo tạo ra những tế bào tốt, những gia đình ổn định, lành mạnh thì trước hết ngay từ việc kết hôn của hai bên nam nữ đã phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định, sao cho cuộc hôn nhân đó được pháp luật cũng như xã hội công nhận. Vậy quan niệm thế nào là kết hôn hợp pháp? Theo quy định của hệ thống pháp luật về Hôn nhân gia đình tại Việt Nam hiện nay thì nam nữ kết hôn được coi là hợp pháp khi đảm bảo hai yếu tố sau: Thứ nhất, phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn với nhau, ý chí và mong muốn đó được thể hiện bằng lời khai của họ trong tờ khai đăng ký kết hôn cũng như trước các cơ quan đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Thứ hai, việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận. Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân mà cụ thể là việc kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

XEM THÊM==> Dịch vụ viết thuê tiểu luận trọn gói giá rẻ

1.1.2. Quan niệm về kết hôn trái pháp luật (Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật)

          Trước hết cần khẳng định rằng, kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý được pháp luật quy định và điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, đứng trên góc độ lý luận, để tìm hiểu những quan niệm sâu xa của vấn đề này thì cần đặt nó trong sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của mỗi thời kỳ. Bởi trong một xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị. Thông qua Nhà nước, bằng pháp luật, giai cấp thống trị tác động vào các quan hệ hôn nhân và gia đình làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với lợi ích của giai cấp đó. Trong xã hội phong kiến, khi mà pháp luật là ý chí của một bộ phận rất nhỏ trong xã hội – tầng lớp quan lại, vua chúa, họ mặc nhiên đề ra những quy định điều chỉnh những quan hệ về hôn nhân gia đình mà theo họ là phù hợp và đương nhiên cũng sẽ trở thành những nguyên tắc chung của toàn xã hội. Ở thời kỳ đó, hôn nhân trái pháp luật được quan niệm là những cuộc hôn nhân không tuân thủ các điều kiện kết hôn như: không “môn đăng hộ đối”, những quan hệ hôn nhân không được sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng… Những quy định này thể hiện rất rõ trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long của nước ta. Tương tự như vậy, đối với các nước tư bản, chính những điều kiện sống, những yếu tố về xã hội, con người, kinh tế cũng đã quyết định đến những quan niệm của xã hội, theo đó, pháp luật điều chỉnh cũng có những xu hướng phù hợp. Về vấn đề kết hôn, có thể nói pháp luật củamột số nước thuộc hệ thống Tư bản chủ nghĩa có những cách nhìn nhận rất khác với pháp luật của Việt Nam.

          Do đó, những căn cứ để xác định kết hôn hợp pháp và kết hôn không hợp pháp cũng có những khác biệt. Ví dụ như do các điều kiện về kinh tế, khí hậu, sinh học… khiến con người phát triển nhanh hơn, sự trưởng thành về thể lực cũng như trí lực sẽ khác với người Châu Á như Việt Nam, như vậy, điều kiện về tuổi kết hôn cũng sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp. Hay việc kết hôn đồng giới hiện nay đã được thừa nhận tại một số quốc gia là kết hôn hợp pháp. Không chỉ được pháp luật thừa nhận mà ngay cả dư luận, cả xã hội cũng chấp nhận và ủng hộ việc đó. Như vậy kết hôn trái pháp luật theo quan niệm của Việt Nam chính là việc xác lập quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn hoặc có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong những điều kiện sau: Vi phạm điều kiện về độ tuổi; Vi phạm điều kiện về yếu tố tự nguyện; Thuộc các trường hợp cấm kết hôn; Vi phạm các điệu kiện về đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Những cơ sở đó được hình thành từ chính cuộc sống và con người Việt Nam, dựa trên những yếu tố về văn hóa, về sự phát triển sinh học của con người, sự phát triển của kinh tế, xã hội…

          1.1.3. Khái niệm về hủy việc kết hôn trái pháp luật

         Hủy việc kết hôn trái pháp luật là Việc Tòa án tuyên bố việc kết hôn là trái pháp luật và quyết định những người kết hôn phải chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật theo quy định.

        Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Toà án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Toà án, cơ quan đăng ký kết hôn xoá đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn.

1.2. Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật (Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật)

1.2.1.Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

         Tại điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ:

        -Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”.

DOWNLOAD KHO BÀI MẪU  ==> TIỂU LUẬN KHOA LUẬT

      -Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định về “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” và những trường hợp cấm kết hôn theo quy định như “Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính..”

     -Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định về “Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ  đủ mười tám tuổi trở lên” và những trường hợp cấm kết hôn theo quy định như “Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính..”

–    Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

–    Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; 

–    Hội liên hiệp phụ nữ.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

1.2.2 Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

 – Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

–  Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.

–  Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

1.3. Các yếu tố tác động đến việc kết hôn trái pháp luật (Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật)

1.3.1. Kinh tế – xã hội

      Kinh tế là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tất cả các mối quan hệ trong xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình. Mục đích kinh tế được đặt lên trên khiến người ta có thể dễ dàng bỏ qua những lẽ sống, những chuẩn mực. Kết hôn lại được chuyển hóa thành những hợp đồng, những thỏa thuận mang nặng mục đích kinh tế mà coi nhẹ đi những chức năng của gia đình. Cũng vì vậy mà những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và tỷ lệ ly hôn ngày nay đang gia tăng, vẫn bởi những lý do rất xưa cũ nhưng bản chất của nó thì không đơn thuần như những lý do thời trước mà nguy hiểm hơn nó còn trở thành một lối sống, một lối tư duy… Trong một bối cảnh xã hội như vậy sẽ dẫn đến việc hình thành những lối sống hiện đại, những lối sống mang tính chất “thoáng” hơn. Do đó, cách xử sự của các chủ thể trong những mối quan hệ xã hội cũng tất yếu bị ảnh hưởng. Vì những lý do, những mục đích khác nhau, họ có thể coi nhẹ giá trị của gia đình, của hôn nhân, và điều đó dẫn đến vi phạm những quy định về hôn nhân hợp pháp là điều không thể tránh khỏi.

1.3.2. Văn hóa truyền thống

        Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học, xã hội, văn hóa Việt Nam cũng đã có những biến chuyển sâu sắc, ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, cách sống của những cá nhân trong xã hội. Nếu như trước đây, việc chung sống như vợ chồng hay những quan hệ ngoại tình, quan hệ ngoài hôn nhân bị xã hội, dư luận lên án hết sức gay gắt và phải chịu những chế tài khắc nghiệt, khắc nghiệt đến mức tước bỏ cả những quyền tự do của cá nhân, thì đến xã hội ngày nay, những quan niệm hủ tục, những định kiến lạc hậu đã được bãi bỏ, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được hưởng những quyền tự do, dân chủ, đó là một tác động hết sức tích cực. Song bên cạnh đó, sự suy thoái về lối sống cũng không thể tránh khỏi, vì sống “thoáng” hơn nên những cuộc hôn nhân ngoài giá thú, những quan hệ ngoại tình ngay một gia tăng. Những hiện tượng chưa từng xuất hiện, hay trước kia chỉ giám lén lút, thì nay đang có xu hướng công khai và gia tăng như việc kết hôn đồng giới, việc sống “thử”, ngoại tình… Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình, đến sự ổn định trong cuộc sống.

 

1.3.3. Cơ chế quản lý và pháp luật

          Hiện nay, chúng ta vẫn quản lý con người theo hộ khẩu, tức là lối quản lý theo hộ gia đình chứ không phải quản lý theo chứng minh thư nhân dân của từng cá nhân. Chính điều đó sẽ khiến cho việc quản lý về tình trạng hôn nhân của mỗi người khó khăn hơn rất nhiều, vậy nên vẫn còn nhiều những tượng hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm chế độ một vợ một chồng.

1.3.4. Hội nhập quốc tế (Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật)

       Hội nhập quốc tế là một xu thế toàn cầu, hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội; hội nhập giúp tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến; giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn 7 hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội… chúng ta cũng không thể không kể đến những bất lợi, thách thức mà chính sự hội nhập quốc tế đã đặt ra. Trong đó, một sự tác động khá mạnh mẽ đó là tác động tới văn hóa truyền thống, tới các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ hôn nhân gia đình nói riêng. Trong quá trình giao lưu, hội nhập đã tạo ra những xu thế mới trong giới trẻ như: chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, kết hôn đồng giới hay hôn nhân vi phạm chế độ một vợ một chồng. Ở Việt Nam, không thừa nhận những quan hệ hôn nhân kể trên những tại một số quốc gia trên thế giới thì điều đó lại được thừa nhận và bảo vệ.

1.3.5. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật – công nghệ

       Y học phát triển đã giúp con người xác định lại được giới tính thật của mình, thậm chí còn có thể phẫu thuật để chuyển đổi giới tính. Ở một số quốc gia trên thế giới đã cho phép chuyển đổi giới tính và kết hôn đồng giới như ở Đan Mạch, Anh, Mỹ, Ý… Và có thể nói, chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại đã tạo điều kiện, cho con người có thể thực hiện được những quyền tự do cá nhân một cách tối đa nhất. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ chấp nhận việc xác định lại giới tính chứ chưa hề thừa nhận những người chuyển giới hay kết hôn đồng giới. Vì thế hiện tượng kết hôn đồng giới vẫn là một trong những quy định về cấm kết hôn. Một thực tế đặt ra trong những trường hợp này đó chính là sự vi phạm sẽ ngày một tăng cao và mang tính chất phổ biến, nhất là trong xu thế của xã hội hiện đại ngày nay.


Trên đây là Nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật cho các bạn sinh viên cần nhé, Lưu ý: Trong quá trình viết Tiểu Luận Khoa Luật, nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo:  https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo