Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

1.      Tổng quan về công ty (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

TÊN TIẾNG ANH: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY

TÊN VIẾT TẮT: ANGIMEX

MÃ CHỨNG KHOÁN (HOSE): AGM

Trụ sở chính:  Số 01, đường Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Điện thoại: (76) 384 2625

Fax: (76) 384 3239

Số lượng nhân sự: 335

Số lượng chi nhánh: 16

Người công bố thông tin: Bà Võ Thị Thanh Tuyết

Email: rice@angimex.com.vn, vtttuyet@angimex.com.vn

Website: http://www.angimex.com.vn

2.      Lịch sử hình thành  

Ngày 23/07/1976, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ-76 thành lập Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX.  Tháng 09/1976, ANGIMEX chính thức đi vào hoạt động.

Năm 1979, Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang, trụ sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Năm 1982, thành lập Trạm giao nhận TP. Hồ Chí Minh (nay là Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh).

Năm 1988, đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang.  ANGIMEX được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp.

Năm 1991, góp vốn thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU.

Năm 1992, đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.

Năm 1998, thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam.

Năm 2000, thành lập đại lý ủy nhiệm thứ hai của Honda Việt Nam.

Năm 2006, thành lập đại lý ủy nhiệm thứ ba của Honda Việt Nam.

Năm 2007, ANGIMEX góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua hệ thống siêu thị.

Năm 2008, ANGIMEX chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thành lập Nhà máy Gạo an toàn. Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú đưa vào thị trường với sự hợp tác giữa ANGIMEX và Saigon Co.op. Khai trương Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ sửa chữa do Honda ủy nhiệm.

Năm 2009, nhãn hàng gạo An Gia, Mục Đồng của ANGIMEX ra mắt thị trường nội địa.  ANGIMEX giới thiệu hai công cụ hỗ trợ cho người nông dân: Phần mềm Tính hiệu quả sản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

Năm 2010, khai trương dịch vụ của Trung tâm Honda ANGIMEX “Đổi xe cũ lấy xe mới”. ANGIMEX là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân vi sinh Dasvila tại thị trường An Giang.

Năm 2011, khai trương Cửa hàng TM – DV Angimex tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Khởi công xây dựng Khu Liên Hợp Chế Biến Lúa Gạo Angimex Bình Thành tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.  Angimex khai trương Trụ sở chính tại số 01 Ngô Gia Tự, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. ĐHCĐ  quyết nghị bổ sung ngành nghề sản xuất, kinh doanh lúa giống và sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Tháng 07/2011, Công ty là đơn vị đầu tiên được Bộ Công thương cấp phép theo Nghị định 109 của Chính phủ về việc xem xét đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tháng 03/2012, hoàn thành Dự án “Kho trữ lúa, hệ thống sấy lúa tươi, xay xát và sản xuất thành phẩm” tại xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 04/2012.

Tháng 12/2012, Công ty khai trương Cửa hàng gạo Angimex tại Tp. Long Xuyên

Đến tháng 04/2013, Công ty khai trương Cửa hàng gạo Angimex tại Tp. HCM.

Tháng 12/2013, sản phẩm gạo của Công ty được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao 2014”.

Tháng 12/2013, Công ty khởi công xây dựng Trung tâm bảo trì sửa chữa kinh doanh xe gắn máy tại Phường Mỹ Thới, Tp. Long Xuyên, An Giang.

3.  Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

  • Ngành nghề kinh doanh

Kinh doanh lương thực: năng lực sản xuất của doanh nghiệp đạt 250.000 tấn gạo/năm, hệ thống nhà máy với tổng sức chứa 90.000 tấn và thiết bị chế biến hiện đại được phân bổ tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi. Sản phẩm bao gồm các loại: gạo thơm, gạo lứt, gạo nếp, gạo trắng và gạo tấm. Ngoài ra, doanh nghiệp đã phát triển 2 nhãn hàng gạo tiêu dùng trong nước là An Gia và Mục Đồng.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

Kinh doanh xe gắn máy: doanh nghiệp đã phát triển được 3 HEAD do Honda Việt Nam ủy nhiệm; 1 Trung tâm bảo dưỡng và dịch vụ; 1 cửa hàng chuyên kinh doanh các loại xe gắn máy, phụ tùng chính hiệu Honda, cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì và sửa chữa.

  • Địa bàn kinh doanh

Kinh doanh lương thực: hiện tại doanh nghiệp có 11 phân xưởng và 1 nhà máy chuyên thu mua – sản xuất, với địa bàn hoạt động trải đều trên các huyện/thị/thành thuộc tỉnh An Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long…

Kinh doanh xe gắn máy: trong 3 HEAD do Honda ủy nhiệm, 2 HEAD hoạt động kinh doanh tại thành phố Long Xuyên, 1 HEAD tại thị xã Châu Đốc. 1 Trung Tâm bảo dưỡng và dịch vụ hoạt động kinh doanh tại thành phố Long Xuyên, và 1 Cửa hàng chuyên kinh doanh xe gắn máy các loại, phụ tùng tại huyện Thoại Sơn.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG

1.         Phân tích theo các tỷ lệ tài chính cơ bản

  • Tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ lưu động (CR) 1,19 1,07 1,096 1,14 1,52
Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) 0,81 0,803 0,798 0,25 0,89
  •  Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn (tỷ lệ thanh toán hiện thời)

Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.  (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

Mặc dù qua 5 năm (2011-2015), tỷ lệ thanh toán hiện thời của doanh nghiệp có khá nhiều biến động, có tăng có giảm nhưng nhìn chung từ năm 2011 đến năm 2015, tỷ lệ thanh toán hiện thời tăng từ 1,19 đến 1,52 (tăng 0,33). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn nằm trong khoảng cho phép, nên khả năng thanh toán hiện thời của công ty vẫn được đảm bảo. 

  • Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR)

Tỷ số thanh khoản nhanh là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này.

Tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2015 có chiều hướng giảm mạnh (từ 0,81 giảm xuống 0,25) nhưng đến năm 2015 lại tăng lên 0,89. Nhưng nhìn chung từ năm 2011 đến năm 2015, tỷ lệ thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng 0,08; do đó công ty cần chú trọng hơn nữa khả năng thanh toán nhanh này.

  • Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) 3,02 1,95 1,82 2,45 2,76
Vòng quay hàng tồn kho (IT) -12,17 -9,504 -8,63 -4,98 -7,92
Kỳ thu tiền bình quân (ACP) 14,96 5,67 13,12 7,4 16,52
  •  Vòng quay tổng tài sản (TAT)

Số vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưu động lẫn tài sản cố định) của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.

Nhìn vào chỉ số này của công ty doanh nghiệp, ta thấy chỉ số này từ năm 2011 đến năm 2015 giảm dần từ 3,02 xuống 2,76 (giảm 0,26), do doanh thu của doanh nghiệp không tăng thậm chí còm giảm qua các năm (doanh thu năm 2011 là 2.637.610.997.650 VND, đến năm 2015 là 2.091.626.547.123 VND giảm 545.984.450.527 VND) và doanh nghiệp sử dụng vốn này quá lớn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chưa được hiệu quả.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

  • Vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân

Vòng quay hàng tồn kho được tính ra bằng cách lấy doanh thu (hoặc giá vốn hàng bán) trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ. 

Kỳ thu tiền bình quân cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy các khoản phải thu (năm) chia cho doanh thu thuần (doanh thu không kể tiền mặt) bình quân mỗi ngày.

Nhìn vào bảng trên, ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp rất thấp, thậm chí là âm. Tuy nhiên, qua các năm (2011-2015) thì vòng quay mặc dù vẫn âm nhưng có xu hướng tăng (tăng 4,25 vòng/năm). Ngoài ra, kỳ thu tiền bình quân từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 1,56 (tương đương 1 năm). Điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn khá lớn. 

  • Các tỷ lệ tài trợ
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản (D/A) 0,84 0,69 0,64 0,53 0,52
Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR) -0,15 -0,7 -0,41 0,78 -1,86

(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

  • Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản (D/A)

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Nếu tỷ số nà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay.

Ngược lại, tỷ số này mà cao quá có nghĩa là doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng có nghĩa là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Ta thấy, cơ cấu tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A) cao do doanh nghiệp sử dụng vốn vay quá lớn; bên cạnh đó, tỷ lệ này còn giảm tăng theo các năm (2011-2015), chứng tỏ doanh nghiệp đã biết điều tiết nguồn vốn ngân hàng do nguồn vốn chủ sở hữu bắt đầu tăng và chuyển biến tích cực.

  • Tỷ lệ thanh toán lãi vay (Tỷ lệ khả năng trả lãi ) (ICR)

Tỷ số thanh toán lãi vay nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. 

Tỷ số này trong 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015, luôn nhỏ hơn 1, thậm chí còn bị âm chứng tỏ doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế không đủ khả năng trả lãi vay.

  • Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM) 1,95 1,93 1,95 1,94 1,94
Doanh lợi ròng (NPM) 0,03 0,02 0,02 0,0029 0,02
Sức sinh lợi cơ bản (BEP) 0,01 0,02 0,01 -0,03 0,05
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0,08 0,04 0,03 0,0029 0,06
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0,2 0,14 0,09 0,015 0,12
  •  Doanh lợi ròng (NPM)

Doanh lợi ròng của doanh nghiệp ít có biến động , NPM từ năm 2011 đến năm 2015 giảm 0,01 (từ 1,95 giảm xuống 1,94) và giữ ở mức trung bình là 1,94.

  • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. 

Cũng giống như NPM, ROA của doanh nghiệp ít có biến động, ROA từ năm 2011 đến năm 2015 giảm 0,01 (từ 0,03 giảm xuống 0,02). Tuy nhiên, năm 2014 có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đạt 0,0029; thấp hơn rất nhiều so với các năm còn lại. Lí do có thể là do năm 2014, vốn vay tăng cao nhưng lợi nhuận lại không tăng dẫn đến ROA của năm đó thấp. 

  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi nhưng nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

Tỷ lệ ROE của doanh nghiệp không những dương mà còn đạt ở mức đối. Tuy nhiên, tỷ lệ này từ năm 2011 đến năm 2015 giảm 0,08 (từ 0,2 giảm xuống 0,12), chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu chưa phát huy tối đa hiệu quả. 

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

  • Tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Chỉ số EPS 3.868 2.820 1.758 284,96 2.602
Tỷ lệ P/E 5,22 7,2 11,49 70,89 7,76
Giá sổ sách (B) = VCSH/Tổng KL Cổ phiếu 19.337 19.893 20.067 18.999 21.057
Tỷ lệ P/B 1,04 1,02 1,01 1,06 0,96
Dòng tiền trên mỗi cổ phần (CFPS) 4.239 2.820 1.758 285 2.602
Tỷ lệ giá/dòng tiền (P/CF) 4,77 7,16 11,49 70,88 7,76

(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

  • Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Chỉ số này ở doanh nghiệp có dấu hiệu giảm dần. Và đến 2013 đã giảm 54,55% so với năm 2011 (3.868 giảm đến 1.758). Sau đó, có dấu hiệu tăng lên, đến năm 2015 tăng 844 (1.758 tăng lên 2.602).

  • Tỷ lệ giá trên thu nhập một cổ phiếu P/E

Chỉ số P/E của doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 2,54 (từ 5,22 tăng lên 7,76). Tuy nhiên, có năm 2014 là tỉ lệ P/E đạt cao nhất (đạt 70,89). Lí do có thể là do thu nhập trên cổ phiếu (EPS) quá thấp (mẫu số giảm nhiều) trong khi giá cổ phiếu vẫn ở mức trung bình (20200 VND) nên đẩy P/E năm 2014 tăng lên cao. 

  • Tỷ lệ giá trên giá sổ sách một cổ phiếu P/B

Nhìn vào bảng, ta thấy tỷ lệ P/B của doanh nghiệp giảm 0,03 vào năm 2013 (từ 1,04 giảm xuống 1,01) và tăng 0,05 vào năm 2014 (từ 1,01 tăng lên 10,06), sau đó lại giảm 0,1 ở năm 2015 (từ 1,06 giảm xuống 0,96 – giảm gấp đôi).

  • So sánh chỉ tiêu với ngành
  Công ty An Giang Ngành
D/A 52% 50%
CR 152% 43%
QR 89% 122%
NPM 2% 17%
ROA 6% 14%
ROE 12% 27%

Qua biểu đồ, ta thấy các chỉ số D/A, CR của doanh nghiệp cao hơn chỉ số của ngành. Còn các chỉ tiêu QR, NPM, ROA và ROE của doanh nghiệp thấp hơn của ngành.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản D/A của doanh nghiệp cao hơn chỉ số ngành 2%; tỷ lệ lưu động CR của doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với ngành 109%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh toán nhanh QR của doanh nghiệp thấp hơn ngành 33%; doanh lợi ròng NPM của doanh nghiệp thấp hơn ngành 15%; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA của doanh nghiệp thấp hơn ngành 8% còn tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của doanh nghiệp thấp hơn ngành 15%.

2.      Phân tích cơ cấu (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

  • Cơ cấu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015
Năm Tỷ trọng (%)
2011 2012 2013 2014 2015
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 100 100 100 100
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 73,219 74,158 70,303 59,16 77,2
I.         TIỀN VÀ CÁC KHOẢNG TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 37,72 49,106 41,936 5,48 29,65
Tiền 2,199 4,966 1,27 1,1 3,71
Các khoảng tương đương tiền 35,521 44,14 40,666 4,38 25,94
II.      ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 3,443 2,945 2,73 3,21
III.   CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN 11,916 2,99 6,332 4,93 12,08
Phải thu ngắn hạn của khách hàng 8,928 2,02 5,195 4,63 11,4
Trả trước cho người bán ngắn hạn 2,791 0,92 0,811 0,25 0,51
Phải thu ngắn hạn khác 0,248 0,098 0,335 0,12 0,24
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -0,05 -0,047 -0,079 -0,07 -0,07
IV.  HÀNG TỒN KHO 22,321 18,527 19,052 45,3 31,28
Hàng tồn kho 22,806 18,551 19,154 46,58 32,11
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -0,485 -0,024 -0,102 -1,28 -0,83
V.     TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC 1,261 0,093 0,038 0,72 0,99
Chi phí trả trước ngắn hạn 0,03 0,06
Thuế GTGT được khấu trừ 1,213 0,052 0,5 0,93
Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 0,08
Tài sản ngắn hạn khác 0,049 0,041 0,038 0,12
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 26,781 25,842 29,697 40,84 22,8
I.         CÁC KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN 0,05
II.      TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 9,354 11,877 13,089 17,52 19,06
Tài sản cố định hữu hình 6,850 8,79 10,119 13,03 15,29
–         Nguyên giá 14,104 15,589 18,604 27,1 29,95
–         Giá trị khấu hao lũy kế -7,254 -6,799 -8,485 -14,07 -14,66
Tài sản cố định vô hình 2,483 3,064 2,91 4,07 3,77
–         Nguyên giá 2,593 3,132 2,918 4,08 3,78
–         Giá trị hao mòn lũy kế -0,11 -0,068 -0,008 -0,01 -0,01
III.   TÀI SẢN DỞ DANG DÀI HẠN 0,021 0,023 0,06 0,42 1,06
IV.  CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 17,314 13,877 15,919 22,08 1,33
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 17,068 13,684 15,752 21,87 1,32
Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 0,246 0,193 0,222 0,31 1,01
Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn -0,055 -0,09
V.     TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC 0,113 0,088 0,688 1,24 1,3
Chi phí trả trước dài hạn 0,086 0,066 0,652 0,97 1,11
Tài sản dài hạn khác 0,027 0,022 0,036 0,05
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0,21 0,19
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100 100 100 100 100
C. NỢ PHẢI TRẢ 61,736 69,123 64,15 52,88 51,59
I.         NỢ NGẮN HẠN 61,546 69,123 64,15 46,33 50,66
Phải trả người bán ngắn hạn 1,46 0,858 1,38 1,39 1,65
Người mua trả tiền trước ngắn hạn 1,742 2,902 0,82 1,71 0,74
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5,107 0,446 1,08 0,02 1,12
Phải trả người lao động 1,417 1,825 1,49 0,67 1,5
Chi phí phải trả ngắn hạn 0,688 0,544 0,16 0,17 0,18
Phải trả ngắn hạn khác 0,314 0,337 0,45 0,55 0,51
Vay ngắn hạn 50 61,506 57,92 46,33 44,28
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0,819 0,704 0,84 1,12 0,68
II.      NỢ DÀI HẠN 0,19 0,92 0,93
Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0,05
Vay dài hạn 0,14
Phải trả dài hạn khác 0,92 0,93
D. VỐN CHỦ SỠ HỮU 38,264 30,877 35,85 47,12 48,41
Vốn cổ phần 19,788 15,521 17,87 24,8 22,99
–         Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 19,788 15,521 17,87 24,8 22,99
Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 0,094
Quỹ đầu tư phát triển 7,615 6,273 7,47 12,78 14,21
Quỹ khác thuộc vốn chủ sỡ hữu 0,3 0,45 0,66 0,63
Quỹ dự phòng tài chính 1,904 1,552 1,79 2,48
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 8,864 7,23 8,28 6,39 10,57
–         Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm trước 4,59
–         Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay 5,98

 XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

Năm Tương đương tiền (VND)
2011 2012 2013 2014 2015
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 919.753.883.690 1.172.573.833.016 1.018.592.773.677 733.822.787.556 791.635.431.424
A.  TÀI SẢN NGẮN HẠN 673.430.582.752 869.562.016.627 716.100.912.981 434.129.035.236 611.137.717.711
I.          TIỀN VÀ CÁC KHOẢNG TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 346.926.737.311 575.800.028.914 427.153.759.069 40.188.094.759 234.682.100.627
Tiền 20.221.293.015 58.225.028.914 12.933.359.069 8.048.094.759 29.359.100.627
Các khoảng tương đương tiền 326.705.444.296 517.575.000.000 414.220.400.000 32.140.000.000 205.323.000.000
II.       ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 40.371.000.000 30.000.000.000 20.000.000.000 25.440.000.000
III.     CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN 109.601.749.004 35.060.899.679 64.497.754.561 36.189.756.394 95.594.609.022
Phải thu ngắn hạn của khách hàng 82.117.641.528 23.686.330.469 52.917.867.728 34.011.890.853 90.263.136.828
Trả trước cho người bán ngắn hạn 25.667.497.284 10.781.596.460 8.969.787.764 1.806.461.180 4.003.291.430
Phải thu ngắn hạn khác 2.278.893.692 1.148.616.750 3.413.577.609 903.766.611 1.916.456.314
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -462.283.500 -555.644.000 -803.478.540 -532.362.250 -588.275.550
IV.    HÀNG TỒN KHO 205.300.486.607 217.240.339.136 194.065.944.289 332.445.961.142 247.623.041.879
Hàng tồn kho 209.757.155.007 217.521.994.499 195.101.930.076 341.838.465.294 254.184.981.450
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -4.456.668.400 -281.655.363 -1.035.985.787 -9.392.504.152 -6.561.939.571
V.       TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC 11.601.610.830 1.089.748.898 383.464.062 5.305.222.941 7.797.966.183
Chi phí trả trước ngắn hạn 234.590.479 471.152.082
Thuế GTGT được khấu trừ 11.154.337.733 608.207.787 3.651.776.137 7.326.814.101
Thuế và các khoản phải thu Nhà nước (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang) 560.711.853
Tài sản ngắn hạn khác 447.273.097 481.541.111 383.464.062 858.144.472
B.   TÀI SẢN DÀI HẠN 246.323.299.938 303.011.816.389 302.491.860.696 299.693.752.320 180.497.713.713
I.          CÁC KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN 371.000.000
II.       TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 86.036.743.782 139.270.524.102 133.328.362.587 128.585.269.956 150.890.756.500
Tài sản cố định hữu hình 63.003.352.006 103.068.661.132 103.072.110.841 95.602.680.887 121.075.241.421
–          Nguyên giá 129.718.124.967 182.797.386.318 189.502.911.211 198.839.040.731 237.113.647.767
–          Giá trị khấu hao lũy kế -66.714.772.961 -79.728.725.186 -86.430.800.370 -103.236.359.844 -116.038.406.346
Tài sản cố định vô hình 22.835.919.594 35.927.062.970 29.642.426.746 29.867.790.079 29.815.515.079
–          Nguyên giá 23.848.868.025 36.727.755.945 29.722.626.746 29.903.801.746 29.903.801.746
–          Giá trị hao mòn lũy kế -1.012.948.431 -800.692.975 -80.200.000 -36.011.667 -88.286.667
III.     TÀI SẢN DỞ DANG DÀI HẠN 197.472.182 274.800.000 613.825.000 3.114.798.990 8.386.610.896
IV.    CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 159.242.835.677 162.711.721.075 162.151.864.714 162.043.062.940 10.561.098.000
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 156.982.262.602 160.451.148.000 160.451.148.000 160.451.148.000 10.451.148.000
Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 2.260.573.075 2.260.573.075 2.260.573.075 2.260.573.075 109.950.000
Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn -559.856.361 -668.658.135
V.       TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC 1.043.720.479 1.029.571.212 7.011.633.395 9.065.419.424 10.288.248.317
Chi phí trả trước dài hạn 792.720.479 778.571.212 6.640.633.395 7.131.807.116 8.790.367.195
Tài sản dài hạn khác 251.000.000 251.000.000 371.000.000 371.000.000
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 1.562.612.308 1.497.881.122
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 919.753.883.690 1.172.573.833.016 1.018.592.773.677 733.822.787.556 791.635.431.424
C.  NỢ PHẢI TRẢ 567.818.453.338 810.513.933.577 653.381.782.726 388.038.486.570 408.393.373.855
I.          NỢ NGẮN HẠN 566.074.707.947 810.513.933.577 653.381.782.726 381.312.906.070 401.065.027.355
Phải trả người bán ngắn hạn 13.425.531.659 10.057.000.806 14.036.674.690 10.198.810.859 13.027.087.841
Người mua trả tiền trước ngắn hạn 16.018.272.916 34.029.237.150 8.390.746.595 12.552.826.160 5.872.641.193
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 46.974.641.780 5.232.725.549 11.043.224.065 148.799.474 8.861.319.044
Phải trả người lao động 13.034.266.325 21.394.337.666 15.148.678.945 4.885.082.789 11.883.154.753
Chi phí phải trả ngắn hạn 6.328.885.462 6.383.456.917 1.652.095.250 1.281.824.760 1.452.411.808
Phải trả ngắn hạn khác 2.888.134.269 3.953.629.267 4.571.110.014 4.044.250.941 4.004.904.814
Vay ngắn hạn 459.875.576.452 721.204.119.803 590.002.106.475 339.965.786.395 350.556.370.347
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 7.529.399.084 8.259.426.419 8.537.146.692 8.235.524.692 5.407.137.555
II.       NỢ DÀI HẠN 1.743.745.391 6.725.580.500 7.328.346.500
Dự phòng trợ cấp mất việc làm 455.346.629
Vay dài hạn 1.288.398.762
Phải trả dài hạn khác 6.725.580.500  
D.  VỐN CHỦ SỠ HỮU 351.935.430.352 362.059.899.439 365.210.990.951 345.784.300.986 383.242.057.569
Vốn cổ phần 182.000.000.000 182.000.000.000 180.000.000.000 182.000.000.000 182.000.000.000
–          Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 182.000.000.000 182.000.000.000 182.000.000.000 182.000.000.000 182.000.000.000
Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 863.985.578
Quỹ đầu tư phát triển 70.039.000.000 73.559.000.000 76.125.000.000 93.808.000.000 112.527.000.000
Quỹ khác thuộc vốn chủ sỡ hữu 3.520.000.000 4.547.000.000 4.865.000.000 5.021.000.000
Quỹ dự phòng tài chính 17.510.000.000 18.200.000.000 18.200.000.000 18.200.000.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 81.522.444.774 84.780.899.439 84.338.990.951 46.911.300.986 83.694.057.569
–          Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm trước 36.336.300.986
–          Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay 47.357.756.583

 Nhìn vào bảng cơ cấu cân đối kế toán qua 5 năm,từ năm 2011 đến năm 2015; ta thấy phần tỷ lệ tài sản dài hạn tăng nhanh từ 126,781% năm 2011 lên 40,84% trong năm 2014 (tăng 14,059%), nhưng đến năm 2015 lại giảm xuống 22,8% (giảm 18,04%). Chủ yếu là tài sản cố định tăng nhanh chóng (từ 9,354% tăng lên 19,06% – tăng 9,706% so với năm 2011), bên cạnh đó là các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng giảm (từ 17,314% giảm xuống 1,33% – giảm 15,984% so với năm 2011), giữ lại vốn cho doanh nghiệp đầu tư ở những khoản mục khác.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn ít có biến động gì lớn. Từ năm 2011 đến năm 2015, tỷ lệ tài sản ngắn hạn tăng nhẹ (4,071%).

Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý đó là từ năm 2011 đến năm 2015, tài sản của doanh nghiệp có chiều hướng giảm (giảm 128.118.452.266 VND; trong đó tài sản ngắn hạn giảm 62.292.866.041 VND, tài sản dài hạn giảm 65.825.586.225 VND) nhưng nợ phải trả lại giảm (giảm 159.425.079.483 VND) và vốn chủ sỡ hữu tăng (tăng 31.306.627.217 VND).

  • Cơ cấu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015
Năm Tỷ trọng (%)
2011 2012 2013 2014 2015
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 100 100 100 100
Các khoản giảm trừ doanh thu -0,01 -0,005 -0,01 -0,03 -1,07
Doanh thu  bán hàng và cung cấp dịch vụ 100,01 100,005 100,01 100,03 101,07
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp -94,73 -92,75 -94,57 -94,03 -93,75
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,27 7,25 5,43 5,97 6,25
Doanh thu hoạt động tài chính 5,14 2,19 2,5 1,78 3,65
Chi phí tài chính -3,27 -1,83 -2,23 -2 -1,36
–         Chi phí lãi vay -2,84 -1,61 -1,63 -1,58 -1,01
Chi phí bán hàng -3,07 -4,04 -3,98 -4,8 -5,4
Chi phí quản lý doanh nghiệp -1,07 -1,25 -1,25 -0,95 -0,93
Lợi nhuận (lỗ) từ hoạt động kinh doanh 3 2,31 0,47 -0,01 2,21
Thu nhập khác 0,28 0,43 2,4 0,36 0,73
Chi phí khác -0,01 -0,002 -0,57 -0,005 -0,07
Lợi nhuận khác 0,27 0,43 1,83 0,35 0,67
Tổng lợi nhuận trước thuế 3,27 2,74 2,3 0,35 2,87
Chi phí thuế TNDN hiện hành -0,6 -4,48 -0,49 -0,05 -0,61
(Chi phí) thu nhập thuế TNDN hoãn lại 0,001 -0,003
Lợi nhuận sau thuế TNDN 2,67 2,306 1,807 0,29 2,26
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,0000002 0,00000013 0,0000001 0,00000002 0,00000012
Lãi suy giảm trên cổ phiếu 0,00000012

(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

Năm Tương đương tiền (%)
2011 2012 2013 2014 2015
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.637.610.997.650 2.225.948.122.375 1.769.993.874.442 1.760.524.887.330 2.091.626.547.123
Các khoản giảm trừ doanh thu -168.968.133 -107.591.200 -166.717.251 -505.521.211 -22.417.144.360
Doanh thu  bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.637.779.965.783 2.226.055.713.575 1.770.160.591.693 1.761.030.408.541 2.114.043.691.483
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp -2.498.665.986.362 -2.064.599.758.116 -1.673.843.790.372 -1.655.489.052.046 -1.960.994.833.566
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 138.945.011.288 161.348.364.259 96.150.084.070 105.035.835.284 130.631.713.557
Doanh thu hoạt động tài chính 135.608.413.605 48.721.231.734 44.192.966.474 31.323.934.819 76.348.699.306
Chi phí tài chính -86.310.997.732 -40.772.428.824 -39.460.481.524 -35.199.624.636 -28.422.386.199
–          Chi phí lãi vay -74.782.625.065 -35.919.465.891 -28.865.067.115 -27.832.799.762 -21.041.236.827
Chi phí bán hàng -80.997.226.420 -89.952.237.694 -70.427.192.569 -84.512.407.764 -112.991.402.076
Chi phí quản lý doanh nghiệp -28.147.145.846 -27.839.564.619 -22.084.757.184 -16.754.973.686 -19.404.387.734
Lợi nhuận (lỗ) từ hoạt động kinh doanh 79.098.054.895 51.505.364.856 8.370.619.267 -107.235.983 46.162.236.854
Thu nhập khác 7.418.303.712 9.613.291.642 42.432.356.004 6.301.101.697 15.343.083.569
Chi phí khác -381.404.953 -48.056.726 -10.104.303.029 -82.763.473 -1.418.251.820
Lợi nhuận khác 7.036.898.759 9.565.234.916 32.328.052.975 6.218.338.224 13.924.831.749
Tổng lợi nhuận trước thuế 86.134.953.654 61.070.599.772 40.698.672.242 6.111.102.241 60.087.068.603
Chi phí thuế TNDN hiện hành -15.932.053.546 -99.745.435.404 -8.707.580.731 -947.404.514 -12.664.580.834
(Chi phí) thu nhập thuế TNDN hoãn lại 22.612.308 -64.731.186
Lợi nhuận sau thuế TNDN 70.402.900.108 51.325.164.368 31.991.091.511 5.186.310.035 47.357.756.583
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4.239 2.820 1.758 285 2.602
Lãi suy giảm trên cổ phiếu 2.602

 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp từ năm 2011 đến năm 2015 có xu hướng tăng 0,98%, tức tăng 537.671.152.796 VND (tăng nhẹ từ -94,73% lên -93,75%)

Doanh thu hoạt động tài chính từ năm 2011 đến năm 2015 giảm 59.259.714.299VND, tức giảm 1,49% (từ 5,14% giảm xuống 3,65%). Trong khi các loại chi phí khác lại đồng loạt tăng:

  • Chi phí tài chính: tăng 57.888.611.533 VND , tức tăng 1,91% (từ – 3,27% tăng lên -1,36%). Lí do là do phần chi phí lãi vay, mặc dù âm nhưng nó vẫn tăng quá lớn: tăng 53.741.388.238 VND; từ -74.782.625.065 VND tăng lên đến -21.041.236.827 VND năm 2015 (tương ứng tăng 1,83%).
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng 8.742.758.112 VND, tức tăng 0,14% (từ -1,07% tăng lên -0,93%)

Chính điều này làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm dẫn đến lợi nhuận kế toán sau thuế cũng giảm theo. Cụ thể, lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 26.047.885.051 VND, tức giảm 0,4% (từ 3,27% giảm xuống còn 2,87%), còn lợi nhuận kế toán sau thuế giảm 23.045.143.525 VND, tức giảm 0,41% (từ 2,67% giảm xuống 2,26%).(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

  1. Phân tích chỉ số Z

Chỉ số Z (Z score) – công cụ phát hiện nguy cơ phá sản

Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.   (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

Chỉ số Z bao gồm  5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:   

X1 = Tỷ số tài sản lưu động trên tổng tài sản (Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản)

X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản ((Lợi nhuận sau thuế – Chi trả cổ tức)/Tổng tài sản) 

X3 = Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Tổng tài sản) 

X4 = Tỷ giá giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (ME/Tổng nợ phải trả) 

X5 = Vòng quay tài sản (Tỷ số doanh thu/Tổng Tài Sản)

Mô hình chỉ số Z của Altman – đối với doanh nghiệp đã được cổ phần hoá được mô tả như sau:                 

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0.999X5 

Nếu  Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu  Z <1.8:  Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Chỉ số Z của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang:

Năm 2011 2012 2013 2014 2015
X1 0,73 0,74 0,7 0,59 0,77
X2 0,16 0,07 0,03 0,03 0,07
X3 0,01 0,02 0,01 -0,03 0,05
X4 0,62 0,45 0,56 0,89 0,94
X5 2,87 1,9 1,74 2,4 2,67
Z 4,397 3,238 3,012 3,618 4,46

(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu An Giang)

Trong trường hợp này, từ năm 2011 đến năm 2015 doanh nghiệp vẫn nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. 

Đó là vì doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn khá lớn và khả năng sử dụng vốn chưa hiệu quả nhưng bù lại doanh nghiệp này có khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh vẫn được đảm bảo nên nguy cơ bị phá sản hiện tại chưa chạm đến mức báo động.

Thứ hai là doanh nghiệp đã biết điều tiết nguồn vốn ngân hàng do nguồn vốn chủ sở hữu bắt đầu tăng và có chuyển biến tích cực.


Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo