Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên HTV

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên HTV, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên HTV trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀ TIÊN

Tên giao dịch quốc tế:  Ha Tien Transport Joint Stock Company

Địa chỉ: Địa chỉ: 296 Trần Não, Khu phố 2, Phường Bình An, Quận 2, Thành phố HCM

LOGO :

I.   LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

 Công Ty Cổ Phần Vận Tải Hà Tiên tiền thân là Xí Nghiệp Vận Tải, một bộ phận trực thuộc của Công Ty Xi măng Hà Tiên 1, được chính thức thành lập theo quyết định số 145 / TCT – TCLĐ ngày 28.04.1994 của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam. Trong thời gian từ năm 1994 đến năm 2000, Xí Nghiệp Vận Tải là đơn vị hạch toán phụ thuộc, phục trách toàn bộ khâu vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cho Công Ty Xi măng Hà Tiên 1. 
– Vào ngày 21.01.2000, Thủ Tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 24 / 2000/ QĐ – TTg chuyển Xí Nghiệp Vận Tải thành Công Ty Cổ Phần Vận Tải Hà Tiên. 
– Vào ngày 07.04.2000, Đại hội cổ đông thành lập của Công Ty Cổ Phần Vận Tải Hà Tiên được tiến hành, đã thông qua “ Điều lệ tổ chức và hoạt động “ của Công Ty, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. 
–  CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀ TIÊN được thành lập theo quyết định số 24/2000/QĐ/TG ngày 21/01/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc chuyển Xí Nghiệp Vận Tải thuộc Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 thành Công ty Cổ phần. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 410300047 ngày 24/02/2000 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

II.  LĨNH VỰC KINH DOANH

Ngành, nghề kinh doanh và các sản phẩm chính: Kinh doanh vận tải đường thuỷ, vận tải đường bộ trong và ngoài nước; kinh doanh tổng hợp vật tư, thiết bị phương tiện vận tải, khai thác bến bãi và kinh doanh các ngành nghề khác theo phạm vi cho phép của pháp luật. 
Công ty là một doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hàng hoá, hiện đang cung cấp hai loại hình dịch vụ chính là vận tải đường thuỷ và vận tải đường bộ. Doanh thu vận tải đường thuỷ chiếm tỷ trọng lớn với trên 80% hàng năm trong tổng doanh thu của công ty. Công ty là một trong những doanh nghiệp có đội ngũ phương tiện vận tải thuỷ hàng đầu về năng lực vận chuyển trong khu vực vận tải thuỷ ở miền và đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2004, công ty chiếm 6,5% thị phần của tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá khu vực phía (tương đương 2,75 triệu tấn với khối lượng luân chuyển 152,69 triệu tấn Km). Công ty đang là đơn vị vận tải thuỷ duy nhất có thể bao tiêu vận chuyển toàn bộ nguyên liệu đầu vào cho Công ty Xi măng Hà Tiên 1 và một phần cho Xi măng Hà Tiên 2, trong đó, 90% tổng doanh thu của đội vận tải thuỷ của Công ty là từ 02 nguồn vận chuyển này. Hàng hoá vận chuyển cho 02 công ty xi măng trên đây chủ yếu là Clinker, Thạch cao và đá Puzolan và được vận chuyển từ Hà Tiên, các cảng tới Thủ Đức và từ Thủ Đức về miền Tây.

III.  VỊ THẾ CÔNG TY

Triển vọng và vị thế trong ngành: 
– Trong thời gian tới, mục tiêu của Chính phủ là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng GDP, các chương tình đầu tư cơ sở hạ tầng khu đô thị, giao thông; nâng cấp mở rộng các trục lộ chính và xây dựng mới một số cầu lớn trên các tuyến đường huyết mạch vùng đồng bằng sông Cửu long. Chính vì vậy, nhu cầu về vận chuyển chắc chắn tăng cao nhằm đáp ứng công tác xây dựng. 
– Song song đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long được xác định có tiềm năng rất lớn về giao thông vận tải, đặc biệt là đường thuỷ và theo quy hoạch hệ thống cảng biển đồng bằng sông Cửu Long đến 2010 – 2020, cảng Vĩnh Thái – Vĩnh Long thuộc vào cụm cảng chuyên dùng và nội địa.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

IV.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ

 Duy trì ổn định công ăn việc làm cho CBCNV, các thuyền viên, thủy thủ. 
– Tiếp tục củng cố và giữ quan hệ bền vững với khách hàng truyền thống, không ngừng tìm kiếm khách hàng mới về vận chuyển hàng hóa khác. 
– Năm 2013, Công ty CP Vận Tải Hà Tiên đã xây dựng kế hoạch vận chuyển 4 135 000 Tấn/năm tăng 12.44% so với năm 2012. 
– Hạn chế tối thiểu việc thuê phương tiện vận chuyển. 
– Hợp tác với Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng – CFC khai thác tàu biển để phục vụ cho việc vận chuyển nguyên liệu sản xuất xi măng bằng đường biển từ cảng TPHCM đi Trạm nghiền XM Hòn Quy, Cam Ranh. 
– Định biên lại nhân sự các phòng ban nghiệp vụ cho gọn nhẹ và hiệu quả hơn. 
– Áp dụng chính sách khoán tiền lương và chế độ khen thưởng thích hợp đối với người lao động, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tối đa công suất phương tiện hiện có của Công ty 
– Khai thác triệt để công suất vận chuyển và nguồn nhân lực của Công ty để hoàn thành kế hoạch đã đề ra. 

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

I.                    Phân tích bảng cân đối kế toán

Đánh giá chung tình hình tài chính qua 5 năm : 2011-2015

  • Qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng dần từ năm 2011 -2015 ( từ 76.668% tăng tới 79.126%) tuy có biến động giảm ở năm 2011 và 2012 ( giảm 13.905%). Trong đó cho thấy sự biến động của các khoản phải thu tăng mạnh, điều này đánh giá là tốt vì cho thấy doanh nghiệp đã thu được các khoản nợ ngắn hạn từ khách hang

Tỷ trọng tài sản dài hạn từ 2011 đến 2015 giảm ( năm 2011 là 22.308% đến năm 2015 là 20.844%) . Tuy nhiên từ 2011-2013 lại tăng làm ảnh hưởng sự biến động của tài sản dài hạn, cho thấy trong thời gian này doanh nghiệp đầu tư dài hạn nhiều nên khó thu hồi được vốn. Do đặc thù về loại hình kinh doanh của công ty là dịch vụ vận tải biển nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản. Tỷ trọng tài sản cố định liên tục tăng trong 5 năm , Điều này cho thấy doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư phương tiện vận tải, trang thiết bị kĩ thuật,  để nâng cao năng lực của đội tàu, nâng cao khả năng cạnh tranh và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong tài sản dài hạn của công ty thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 90%. Trong tài sản ngắn hạn thì khoản tiền và tương đương tiền, khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho là chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên. Công ty cần có những điều chỉnh hợp lí về khoản tiền mặt và hàng tồn kho để tăng vòng quay vốn và  nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tổng cộng tài sản từ năm 2011-2015 tăng với số tiền 97.702.584748 VNĐ với tỷ trọng điều này đánh giá là tốt vì làm cho tính thanh khoản công ty tăng lên. Nguyên nhân hàng tồn kho công ty giảm mạnh cho thấy doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng , dẫn đến chi phí kho, bãi giảm mạnh dẫn đên tổng tài sản tăng.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ năm 2011 (230.276.801.531 vnđ) đến năm 2015 (313.853.414.536 vnđ), điều này đánh giá là tốt vì nguồn vốn tăng mạnh tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng điều kiện sản xuất.

  • Như vậy, qua quá trình phân tích những số liệu trên, cho thấy doanh nghiệp vẫn làm ăn có hiệu quả, tổng nguồn vốn đã tăng lên nhiều. Tuy nhiên, tỷ trọng về vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn lại sụt giảm cho thấy mức độ tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm.

Qua 5 năm cho thấy có sự biến động mạnh,  cụ thế từ 2011-2012 tăng mạnh, lợi nhuận  tăng22.365.125.442 vnđ, thời gian này cho thấy tình hình công ty phát triển tương đối nhanh , cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Tuy nhiên từ năm 2012-2014 doanh thu tăng nhẹ nhưng lợi nhuận lại giảm 61%, giảm rất mạnh, được đánh giá là không tốt, do doanh thu từ các hoat động tài chính giảm cùng vơi cá khoản thu nhập khác giảm, chi phí tài chính tăng làm ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập. Từ năm 2014-2015 có thể thấy khả quan hơn, doanh thu tuy không biến động chỉ tăng 1% nhưng lợi nhuận tăng nhanh trở lại , tăng 32%, tuy mức tăng không bằng năm 2012, nhưng cũng đáng giá là khá tốt trong tình hình hiện nay.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

Tóm lại, qua quá trình phân tích ở trên ta thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng,  kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn tăng thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng. Mặt khác, các khoản nợ phải trả giảm xuống , tuy từ năm 2012 đến 2014 tăng rất mạnh chủ yếu là do doanh nghiệp vây vốn mở rộng sản xuất trong giai đoạn này và đến năm 2015 nợ phải trả đã giảm rất mạnh, điều này đánh giá là tốt  đây là dấu hiệu cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bẳng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần, tuy nhiên , trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp để giảm bớt nguồn vốn vay và nâng dần tỉ trọng của vốn chủ sở hữu.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

II.                 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ

  1. KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai, ta cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Qua bảng số liệu cho thấy hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh biến động tăng giảm theo 2 giai đoạn, từ năm 2011-2014 giảm mạnh , 2014-2015 lại tăng rất nhanh cụ thể:

  • Hệ số thanh toán ngắn hạn ( CR)

Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn hay không

Cụ thể từ năm 2011-2012 giảm mạnh, và giảm đều tới năm 2014 và tới năm 2015 thì tăng mạnh trở lại, có giai đoạn giảm mạnh nhưng đều >1 , cho thấy khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp lớn, tình hình khả năng tài chính tốt

  • Hệ số thanh toán nhanh (QR)

Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và tương đương tiền để thanh toán ngay cho một khoản nợ ngắn hạn.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

Năm 2011-2012 giảm mạnh, và giảm đều tới năm 2014 điều này đánh giá là không tốt tuy đều lớn hơn 1, vì lượng tiền mặt giảm, vì trong giai đoạn này doanh nghiệp đang đầu từ vào tài sản cố định dài hạn tăng do ngành vận tải cần đầu tư cho thiết bị rất lớn. Tuy nhiên  tới năm 2015 thì tăng mạnh điều này cho thấy doanh nghiệp dần lấy lại ổn định trong tài chính, có giai đoạn giảm mạnh nhưng đều >1 , điều này đánh giá là tốt cho thấy khả năng thanh toán nợ nhanh của doanh nghiệp lớn, công ty có đủ khả năng thanh toán ngay lập tức khoản nợ ngắn hạn

  • ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN DÀI HẠN
  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn đối với người cấp tín dụng.

Xét về chỉ tiêu số lần hoàn trả lãi vay thì năm 2011 giảm so với năm 2015 .Vì đây la chỉ tiêu để đo lường khả năng các chủ nợ nhận được các khoản chi trả lãi cho họ nên tỷ số này càng cao thì càng có lợi cho các chủ nợ vì nhận được lãi từ công ty.Nhưng đối với công ty thì có 2 mặt tốt và xấu đó là khi tỷ số càng cao thì công ty có tấm chắn thuế càng cao,công ty ít nộp thuế TNDN nhưng ngược lại công ty kinh doanh bao nhiêu thì đề phải trả nợ cho chủ nợ.

Từ 2011-2012 hệ số này là 0, vì chi phí lãi vay ở doanh nghiệp là 0 vì doanh nghiệp không sử dụng vốn vay, Từ năm 2013-2015 thì ICR âm , cho thấy doanh nghiệp vay quá nhiều so với khả năng của mình.

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

  • ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

3.1 Hiệu quả sử dụng vốn tổng tài sản (TAT)

Số vòng quay của Tổng Tài sản dùng để đo lường hiệu quả sử dụng Tài sản trong việc tạo ra Doanh thu.Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng Tài sản tốt.Số vòng quay của Tổng TS năm 2011 so với  năm 2015 tăng ,cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty  cao.Chỉ số này tăng  là do Doanh thu  năm 2015 tăng rõ so với năm 2011 (tăng  49.904.358.116)à điều này được đánh giá là tốt vì hiệu quả hoạt động của cty tăng khá rõ.Năm 2015 ta có số vòng quay  là 0.582 có nghĩa là 1đ TS sẽ tạo ra 0.582 Doanh thu.

      3.2. Vòng quay hàng tồn kho ( IT)

Đối với các ngành sản xuất sản phẩm và dịch vụ, Số vòng quay HTK dung để đo lường HTK được tiêu thụ bao nhiêu lần trong một năm nên số số vòng quay HTK càng lớn càng tốt HTK được bán nhiều lần ,được luân chuyển nhanh hơn bảo đảm được giá trị vô hình của HTK,giúp CTy giảm được một khoản  CP bảo quản HTK. Hàng tồn kho mang đậm tính chất nghành nghề nên không phải mức độ tồn kho thấp là tốt và cao là xấu

Số vòng quay HTK của doanh nghiệp từ 2011-2015 giảm dần qua các năm . Cụ thể : 2011-2012 là giảm từ 413.423 xuống 254.423 , và đến  năm 2015 giảm giảm tới mức âm -367.937. điều này chưa đánh giá được tốt hay xấu đối với doanh nghiệp, vì bản chất ngành nghề là công ty vận tải.

      3.3  Kì thu tiền bình quân ( ACP)(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Năm 2011 đến năm 2015 kì thu tiền bình quân tăng mạnh tăng 129.830 , tuy có giảm trong giai đoạn 2013 -2014 , Điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi vốn chậm, nếu kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của doanh nghiệp.  công ty cần có các phương án nhằm thực hiện chính sách khoản phải thu một cách hợp lý và hiệu quả hơn.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

  1. CÁC TỶ LỆ TÀI TRỢ
    • Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản (D/A)

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường, còn lợi nhuận lại thể hiện chất lượng và hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu chỉ ra vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp.

Tỷ lệ D/A có sự biến đông qua các năm , từ 2011 đến 2014 tỷ lệ tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ trong thời gian này công ty do tài sản cố định tăng lên, trong thời gian này công ty đầu tư  thiết bị , máy móc nhiều làm tổng tài sản tăng lên, kéo theo tổng nợ cũng tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2015 thì tỷ lệ này giảm xuống  tuy tỷ lệ không băng so với năm 2011 nhưng cho thấy điều này khả quan với công ty, đánh giá là tốt với doanh nghiệp , thời gian này doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

  • Tỷ lệ thanh toán lãi vay( ICR)

Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn.

Qua số liệu tỷ lệ thanh toán lãi vay biến động qua các năm, từ 2011-2012 hệ số này là 0 vì chi phí lãi vay của doanh nghiệp trong giai đoạn này là 0 nên ICR ở 2 năm này đều là 0. Từ 2013 đến 2015 biến động không đều, cụ thể giảm mạnh 2013 đến 2014 là 484.470, do chi phí lãi vay trong giai đoạn này rất cao, kéo theo tỷ lệ thanh toán lãi giảm mạnh. Tuy nhiên đến 2015 tình hình khả quan trở lại khi tỷ lệ này tăng mạnh lên, tuy không băng năm 2014 nhưng cũng được đánh giá là tốt cho thấy HTV có khả năng tốt trong việc trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải chú ý để  tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

4.3 Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số đánh giá khả năng thanh toán nợ cả gốc lẫn lại nói chung của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng để trả nợ của công ty.

Từ 2011-2012 công ty có chi phí lãi vay là 0, có nghĩa công ty năm này không vay từ nguồn khác nên tỷ số khả năng trả nợ không có.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

Số liệu cho thấy Tỷ số khả năng trả nợ của HTV biến động qua các năm 2013-2015 , 2013-2014 giảm mạnh , tuy nhiên đến năm 2015 thì tăng mạnh trở lại , cho thấy HTV có khả năng trang trải lãi vay và các khoản nợ gốc.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

  1. Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời

5.1 Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ ( GPM)

Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.gộp cho công ty.

Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ có xu hướng tăng các năm, tuy nhiên năm 2015 có lợi nhuận đạt mức cao nhất, so với trung bình ngành thi cao hơn.Từ kết quả 2015 cho thấy HTV hoạt động tốt và có khả năng sinh lợi khả quan.

5.2 Doanh lợi ròng NPM

Từ năm 2011 đến 2012 tăng , tuy nhiên từ 2012 đền 2015 lại giảm, tuy có tăng lại trong giao đoạn 2013-2014 nhưng cũng không bằng năm 2012. NPM của công ty có xu hướng giảm do các khoản chi phí bán hàng,  chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh, điều này làm ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông.

5.3   Sức sinh lợi cơ bản BEP(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

     Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.

– Từ năm 2011 đến năm 2015, khả năng sinh lợi căn bản của công ty tăng giảm không đều tuy nhiên đều làm con số dương.

Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
BEP       0.215 0.094     0.108 0.179 0.120

(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG 

– Nhìn chung Từ năm 2011 đến 2015, khả năng sinh lợi căn bản của công ty tăng mạnh do lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng mạnh trong khi tổng tài sản tăng chậm.

5.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

Lợi nhuận tăng qua mỗi năm , tăng mạnh nhất năm 2013

ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Từ năm 2011 đến năm 2015, ROA của công ty tăng  (0.8%) do khả năng sinh lợi căn bản của công ty giảm tăng.

– Từ năm 2012 đến 2014, ROA của công ty giảm mạnh (5.6%) do khả năng sinh lợi căn bản của công ty giảm

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2011 là 0,090% nghĩa là cứ bỏ ra 100đ đầu tư vào tài sản thì thu lại được 0,090 đ lợi nhuận sau thuế,  vậy tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty năm 2014 ở mức thấp là 0.076 đ . Năm 2015 tỷ suất này tăng  cho thấy sự phát triển vượt bậc của công ty ở năm 2015

Lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng tài sản lại giảm qua mỗi năm .Mà tỷ suất này lại là thước đo khả năng sinh lợi  của 1 công ty,khi tỷ suất này tăng kết hợp với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng và số vòng quay  tài sản cho thấy trong năm 2011-2015,công ty đã phân phối tương đối hợp lý nguồn tài sản của mình.

5.5 . Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE

Tỷ suất lợi nhuận năm 2011đến 2013  tăng 0.7% .Từ năm 2013 đến 2014 tỷ suất lợi nhuận lại giảm  Điều này được đánh giá là không tốt.Vì:

Một đồng chủ sở hữu năm 2013  bỏ ra  đầu tư kiếm được  0,107 đồng lợi nhuận trong khi vào năm 2014,1 đồng chủ sở hữu bỏ ra chỉ thu về 0,095 đồng lợi nhuận.Từ đó cho thấy  việc đầu tư của công ty qua năm 2014 không mang lại hiệu quả đáng kể.

Tuy nhiên từ năm 2014 – 2015 tỷ suất ROE tăng trở lại, cho thấy doanh nghiệp dần hoạt động trở lại, tuy tăng ít nhưng cũng đánh giá là tốt với doanh nghiệp  vì công ty đã sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính,tạo ra 1 tỷ suất lợi nhuận trên VCSH luôn cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Cụ thể:

Năm 2015:Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH: 0.110%; Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản :  0.098%.

Qua bảng phân tích có thể thấy năm 2011 – 2015 các chỉ tiêu sinh lợi đều tăng nhanh cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn và kinh doanh rất hiệu quả. Năm 2012-2014  doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả có giảm sút so với năm 2015, thể hiện tất cả các chỉ tiêu sinh lợi giảm một cách đáng kể đặc biệt là lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy năm 2012-2014  doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả so với năm 2011. Tuy nhiên công ty có thể cải thiện tình hình này vào năm 2015 bằng cách nâng cao doanh thu và tiết kiệm chi phí nhiên liệu. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

  1. Phân tích tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường

6.1 Tỷ lệ  P/E

Tỷ lệ này dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty và cho biết số tiền nhà đầu tư sẽ trả cho một đồng thu nhập hiện tại. P/E đạt mức cao cho thấy sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của HTV cao.

Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
P/E 297.778

6.2 Tỷ lệ P/B

Tỷ lệ này phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty

HTV có tỷ lệ P/B = 1.119 > 1, vì giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty làm hoạt động có hiệu quả

Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
P/B 1.119
  1. Các ký hiệu và công thức mở rộng
    • EPS
  • EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường
  • Đây là chỉ số quan trọng để xác định tỷ lệ P/E
  • Từ năm 2011-2015 biến động qua các năm cụ thể: Tăng mạnh từ năm 2011-2010 là từ 2.390 tăng đến 4.107, tuy nhiên đến năm 2015 thì giảm mạnh xuống còn 2.637, tuy vậy vẫn cao hơn so với trung bình ngành. EPS càng cao phản ánh năng lực công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức cao, cổ phiếu có xu hướng tăng.

HTV có lãi ròng tăng trưởng ổn định và số lượng cổ phiếu phát hành là ổn định nên EPS cao theo các năm và so với trung bình nghành.

  • CFPS(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

Từ năm 2011 đến năm 2015, HTV có lãi ròng tăng trưởng chưa ổn định, tăng giảm không ổn định, dẩn đến CFPS cũng tăng giảm không ổn định theo qua các năm.Tuy nhiên qua chỉ số có thể nhận thấy CFPS đang ổn định trở lại. Vì chỉ số dòng tiền trên mỗi cổ phần cũng là một chỉ số đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp trong việc duy trì dòng tiền tạo ra cho cổ đông. Doanh Nghiệp phải tập trung và lưu ý vấn đề này.

  1. Phân tích đòn bẫy tài chính

Từ 2011 đến 2015 thì đòn cân định phí tăng nghĩa là việc phân bổ định phí tăng, đòn cân định phí đo lường phần trăm thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) khi doanh thu thay đổi , DOLtăng thì có thể công ty chịu nhiều rủi ro, nhưng DOL có sự giảm nhẹ trong năm 2013 đến 2014 điều này chứng tỏ rủi ro kinh doanh của công đã được giảm

  • Đòn cân tài chính (DFL) đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn cân nợ đến thu nhập ròng của cổ đông cũng có cùng xu hưởng giảm dần qua các năm , tuy nhiên năm 2014 đến 2015 lại tăng trở lại
  • DTL thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sở hữu với sự thay đổi doanh thu. DTL có xu hướng tăng dần cho thấy HTV đang tăng mức độ rủi ro chung.
  1. Phân tích dupont

Các chỉ số phân tích Dupont  đều có xu hướng tăng , tuy trong giai đoạn tăng không đồng đều và mức tăng rất ít, không đáng kể. Căn cứ vào các chỉ số trên các nhà quản lý nội bộ công ty nên tập trung vào việc tìm cách nâng cao doanh thu và giảm chi phí để tăng lợi nhuận ròng trên doanh thu.

Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế và hệ số tự chủ tài chính liên tục gia tăng theo các năm cho thấy hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, chủ động về vốn ở mức khả quan.
  • Vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính hầu như tăng giảm không đồng đều theo các năm và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới
  • ROA ở tất cả các năm cao hơn so với trung bình ngành.
  • ROE của cũng tăng giảm, biến động không đều giữa các năm đồng thời cao hơn so với trung bình ngành.

Căn cứ vào các chỉ số trên các nhà quản lý nội bộ công ty nên tập trung vào việc tìm cách nâng cao doanh thu và giảm chi phí để tăng lợi nhuận ròng  trên doanh thu hơn nữa tránh hoặc giảm tình trạng biến động nhiều qua các năm.

  1. Phân tích mô hình chỉ số Z

Công thức : Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5

X1: Tỷ số tài sản lưu động/tổng tài sản.

X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản.

X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản.

X4: Tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị sổ sách của tổng nợ.

X5: Tỷ số doanh thu/tổng tài sản.

Chỉ số Z của công ty khá cao (> 2,99) cho thấy công ty đang nằm trong vùng an toàn, không có nguy cơ phá sản.

  1. 11. Phân tích hòa vốn

Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị, bởi nó là căn cứ để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án kinh doanh, chọn cơ cấu tiêu thụ sản phẩm cho hợp lý, xác định mức sản lượng doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn.

Doanh thu hòa vôn tiền mặt rất thấp , là con số âm, cho thấy doanh nghiệp thu hồi vốn bằng tiền mặt rất khó, vì đầu tư cho tài sản dài hạn nhiều  vì nghành ngề là công ty vận tải nên việc đầu tư cho tài sản dài hạn nhiều là khó tránh khỏi.

Tuy nhiên Doanh thu thuần của công ty từ 2011 đến 2015 đều cao hơn mức doanh thu hòa vốn lời lỗ, doanh thu hòa vốn tiền mặt và doanh thu hòa vốn trả nợ,  cho thấy công ty vẫn đang hoạt động ổn định, có hiệu quả.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

CHƯƠNG 3 : TỔNG HỢP BIỆN PHÁP, KIẾN NGHỊ

1.Tổng hợp:

– Việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn chịu nhiều tác động của các nhân tố khác nhau như chi lãi vay ,lạm phát,việc thu mua nguyên liệu,nợ phải trả,nguồn lực lao động,các khoản phải thu,đối thủ cạnh tranh……..Các nhân tố này đều tác động trục tiếp đến hoạt động tài chính của công ty.

– Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải xem xét lại việc đầu tư tài sản cố định.Cần phải đầu tư tài sản cố định hợp lý hơn và cần có sự phân tích kỹ lưỡng hơn. Do đặc thù hoạt động kinh doanh là dịch vụ vận tải biển, có số lượng máy móc thiết bị, dụng cụ rất lớn do đó cần được bảo dưỡng thường xuyên, thay thế thiết bị quá cũ và lạc hậu ảnh hưởng đến năng suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tốn kém nhiên liệu. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Vận tải Hà Tiên HTV)

2.Biện pháp,kiến nghị :

  • Công ty cần xem xét lại và đưa ra những giải pháp thích hợp để giải quyết tình trạng trên,đồng thời cần vạch ra những chiến lược mới để phát triển công ty của mình trong thời gian tới.
  • Tăng cường công tác quản lý của công ty bang các quy chế rõ ràng hơn, xây dựng them các định mức kỹ thuật phù hợp với thực tế của công ty.
  • Đào tạo quả lý ,cán bộ và công nhân lành nghề phục vụ tốt cho nhu cầu của công ty .

Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên HTV, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo