Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015), các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015) trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIE (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

Tên tiếng Anh                       : TELECOMMUNICATIONS INDUSTRY ELECTRONIC

JOINT STOCK COMPANY

Mã Chứng Khoán                 : TIE

Trụ sở chính                          : 52 Thành Thái, P.12, Q.10 HCM

Điện thoại                              : 08.3833 0855                      Fax: 08.3833 2754

Website                                  : http://www.tie.com.vn

1. Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần TIE, tiền thân là Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Điện – Điện tử Quận 10, được thành lập từ tháng 09 năm 1990.

Năm 1990: Tách ra khỏi công ty xuất nhập khẩu quận 10, trở thành công ty Sản xuất- kinh doanh xuất nhập khẩu Điện tử quận 10 .

Năm 2004: Ký hợp đồng liên kết với tập đoàn Samsung Electronics, Thành lập công ty điện tử Samsung Vina.

Năm 1996: Tổ chức gia công xuất khẩu sản phẩm cuộn cảm cho công ty Thomson CFS.

Năm 2000: Trở thành nhà máy phân phối chính thức màn hình vi tính Samsung tại Việt Nam.

Năm 2002: Thành lập chi nhánh TIE Hà Nội.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

Năm 2003: Thành lập trung tâm ủy quyền Samsung .

Tháng 7/2004: chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, láy tên gọi: Công ty Cổ phần TIE .

Tháng 8/2014: Thành lập chi nhánh TIE Phú Quốc .

Năm 2005: Nghiên cứu thành công sản phẩm quang bào sử dụng phần mềm tiếng Việt, Trở thành nhà phân phối chính thức máy tính tiền điện tử Casio .

Năm 2006: Trở thành nhà phân phối chính thức của Casio Tại Việt Nam.

Năm 2009: Liên doanh với công ty Applied technology Precision Lid.

Tháng 3 năm 2009: Nhà phân phối chính thức màn hình vi tính Hanns.G tại VN.

Tháng 10/2009: Thành lập TIE chi nhánh Cần Thơ, Trở thành nhà phân phối chính thức màn hình LG Network tại VN.

Tháng 12/2009: được cấp chứng nhận ISO 9001:2008.

Tháng 12/2009: Cổ phiếu công ty chính thức niêm yết trên san giao dịch chứng khoán TP HCM.

Tháng 2/2010 chính thức trở thành nhà phân phối máy tính tiền của đối tác Trung Quốc tại VN

Tháng 9/2010: Ký kết hợp đồng gia công cho đối tác MICROSPIRE (Pháp).

Tháng 9/2011: Trở thành nhà phân phối chính thức màn hình vi tính Philips tại VN.

Tháng 3/2013: trở thành nhà phân phối laptop Gigabyte tại VN 28/11/2013: Chính thức trở thành nhà phân phối của CTCP Vĩnh Viễn

2. Lĩnh vực kinh doanh

Thiết kế sản xuất, gia công lắp ráp và kinh doanh các mặt hàng điện tử dân dụng. Sản xuất và kinh doanh thiết bị lạnh, máy phát điện, động cơ và các phụ tùng rời cung cấp cho ngành điện lực (trừ tái chế phế thải nhựa – kim loại).

Kinh doanh,xuất nhập khẩu linh kiện điện tử, máy móc đo lường thí nghiệm điện – điện tử – thiết bị viễn thông;

Thiết lập mạng lưới thiết bị Internet, cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng. Sản xuất lắp ráp thiết bị bưu chính viễn thông. Sản xuất, gia công, mua bán các sản phẩm cơ khí.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không hoạt động tại Tp. HCM). Vận chuyển hành khách bằng đường thủy, bằng taxi, theo hợp đồng. Cho thuê nhà xưởng, kho bãi.

Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng trên Internet: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ truy nhập cơ sở dữ liệu và thông tin trên mạng; dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI); dịch vụ FAX nâng cao hay gia tăng giá trị bao gồm lưu trữ và gửi, lưu giữ và truy cập; dịch vụ chuyển đổi mã, hiệu; dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng; các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Bưu chính Viễn thông.

Đại lý ký gởi hàng hóa. Tư vấn, thiết kế phần mềm máy tính. Tư vấn, thiết kế, lắp đặt mạng máy tính.

Mua bán hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thủy hải sản chế biến, nước giải khát (trừ kinh doanh dịch vụ ăn uống). Đại lý kinh doanh xăng dầu. Cho thuê văn phòng.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

3. Vị thế công ty

TIE là nhà phân phối chính thức của SAMSUNG, CASIO, GENIUS, PHILIPS… với nhiều mặt hàng như màn hình máy vi tính, máy tính tiền điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu và các thiết bị máy vi tính khác. Đối với mặt hàng màn hình vi tính, hiện nay Samsung chiếm khoảng 45% thị phần toàn thị trường, trong đó, thị phần cung cấp màn hình Samsung của TIE chiếm khoảng 30% toàn bộ thị phần cung cấp màn hình Samsung.

Hoạt động gia công xuất khẩu linh kiện điện tử liên tục từ năm 1990 đến nay, công ty luôn được hãng Thales (Cộng hòa Pháp) xếp hạng A về chất lượng sản phẩm hoàn hảo theo tiêu chí hệ thống toàn cầu. hoạt động đầu tư tài chính, liên doanh giữa TIE với Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), Công ty Điện tử Samsung Vina hoạt động rất hiệu quả. Samsung Vina là một trong các đơn vị liên doanh hoạt động tốt nhất tại Việt Nam đã đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng liên tục qua các năm.

4. Chiến lược phát triển và đầu tư

Mở rộng phát triển trên nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, luôn giữ vững mối quan hệ tốt trong hoạt động hợp tác với các Công ty Liên doanh và Công ty Liên kết như: Samsung Vina, Taxi Sasco (nay là SaiGon Air Corp), SaiGon Postel… bảo toàn và phát triển nguồn vốn.

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

  1. Phân tích tỷ lệ
  2. Phân tích tỷ lệ về khả năng thanh toán
NỘI DUNG /NĂM KÝ HIỆU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tỷ số thanh toán hiện hành % CR 286.54% 302.16% 266.21% 236.84% 196.27%
Tỷ số thanh toán nhanh % QR 204.49% 230.51% 183.87% 172.05% 145.54%

(xem số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

  1. CR- Tỷ lệ thanh toán hiện hành

(xem sơ đồ trên file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ lệ thanh toán hiện hàng cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của CLG có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán.

Năm 2011-2012 thì khả năng thanh toán nợ của TIE tăng lên từ 286.54% đã tăng lên 302.16%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm.

Năm 2012-2015 thì khả năng thanh toán nợ của TIE đã giảm xuống từ 302.16% đã giảm xuống còn 196.27%, nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với tài sản ngắn hạn thì tỷ lệ lưu động sẽ giảm xuống và đây là dấu hiệu khó khăn về tài chính xảy ra với công ty, công ty cần phải cẩn trọng hơn bằng cách chủ động tăng tài sản ngắn hạn qua các khoản tiền hoặc tương đương tiền… để giảm xuống hướng đi xuống của con số này

  1. Tỷ số thanh toán nhanh – QR

(xem sơ đồ trên file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ lệ này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn của TIE có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn thanh khoản cao có thể huy động ngay để thanh toán.

Khả năng thanh toán nhanh của TIE từ 2011-2012 có xu hướng tăng từ 204.49% lên 230.51%. Nhưng từ năm 2012-2015 đã giảm xuống còn 145.54%, do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao trong khi đó thì hàng tồn kho lại thấp, thậm chí trong chỉ số hàng tồn kho còn giảm so với các năm trước đó. Trong trường hợp này, nếu chủ nợ đòi tiền thì công ty vẫn sẽ có khả năng thanh toán, nhưng có thể sẽ phải bán thêm hàng tồn kho. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

  1. Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
NỘI DUNG /NĂM KÝ HIỆU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho IT 7.49 7.01 3.02 4.48 4.55
Kỳ thu tiền bình quân ACP 83.37 129.77 121.12 88.84 93.95
Tỷ số vòng quay TSCĐ V_tscđ 22.82 17.08 11.40 8.44 6.98
Tỷ số vòng quay Tổng tài sản TAT 1.21 0.97 0.75 0.90 0.80

(xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

  1. Vòng quay hàng tồn kho – IT

(xem biểu đồ trên file excel, sheet “Phân tích”)

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu và ngày tồn kho cho biết doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày.

Theo kết quả trong bảng cho thấy, từ năm 2011- 2013 chỉ số này đã giảm từ 7.49 xuống còn 3.02, và đã tăng trợ lại ở năm 2014 là 4.48 và năm 2015 là 4.55, tuy tăng nhưng vòng quay hàng tồn kho chưa thật sự tốt, vòng quay hàng tồn kho nhanh điều đó chứng tỏ tài sản của công ty sẽ không bị ứ động nhiều ở hàng tồn kho và giúp hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.

  1. Kỳ thu tiền bình quân – ACP

(xem biểu đồ trên file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ số này cho biết công ty trung bình mất bao nhiêu ngày từ lúc bán được hàng hóa và dịch vụ cho tới lúc nhận tiền.

Theo như sơ đồ trên cho thấy kỳ thu tiền bình quân của TIE tăng giảm qua các năm, cụ thể là từ tăng ở năm 2012- 2013 tăng từ 83.37 ngày/năm lên 129.77 ngày/năm và giảm ở năm 2013 và 2014, năm 2014 giảm xuống còn 88.84 ngày/năm, và đã tăng trở lại ở năm 2015 là 93.95 ngày/năm, ở TIE đã bán chịu cho khách hàng khá lâu, phải mất một khoản thời gian lâu mới thu lại nợ, điều đó làm giảm khả năng xoay vòng tiền mặt của công ty. 

  1. Tỷ số vòng quay tài sản cố định – V_tscđ

(xem biểu đồ trên file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ số này đo lường nhu cầu vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để tạo ra được một đồng doanh thu.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

Theo như sơ đồ thì chúng ta thấy năm 2011-2015 khá mạnh từ 22.82 xuống còn 6.98, điều này cho thấy công ty TIE có lẻ đang mở rộng sản xuất để phát triển trong tương lai.

  1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản – TAT

(xem biểu đồ trên file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của TIE tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Theo kết quả trong bảng cho thấy chỉ số này lại liên tục giảm từ năm 2011-2013, cụ thể là năm 2011 là 1.21 đến năm 2013 giảm xuống 0.75, nhưng qua năm 2014 thì có một chút tăng nhẹ lên 0.9 rồi lại tiếp tục giảm ở năm 2015 xuống còn 0.8. Nguyên nhân là do doanh thu có sự xáo trộn qua các năm và tăng không tương xứng với tài sản, từ năm 2011-2015 thì mức tài sản tăng cao qua các năm, nhưng doanh thu lại tăng không đáng kể thậm chí năm 2015 còn giảm hơn so với năm 2011.

  1. Tỷ lệ quản trị nợ
NỘI DUNG /NĂM KÝ HIỆU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
 Tỷ số nợ =Tổng nợ/Tổng tài sản D/A 19.18% 18.38% 29.28% 29.29% 33.81%
Tỷ số khả năng trả nợ EBITDA_coverage 38.94% 33.39% 52.19% 10.28% 9.29%
Tỷ số thanh toán lãi vay ICR 1932.32% 682.13% 2583.37% 316.29% 0.00%
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu D/E 0.02% 0.00% 0.73% 0.76% 0.76%

(xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

  1. Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ lệ nợ so tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mức độ về sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp và cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Như TIE trong năm 2011 còn số này là 19.18% nghĩa là 19.18% giá trị tài sản của doanh nghiệp là được tài trợ từ nợ vay, con số này đã sụt giảm nhẹ ở năm 2012 là 18.38% nhưng đã có xu hướng tăng dần qua các năm 2013, 2014 và 2015, ở năm 2015 con số này tăng lên 33.81% . Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của TIE thấp là dấu hiệu tốt, trong những năm này các chủ nợ vẫn sẽ sẵn lòng cho công ty vay thêm để tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. .

  1. Tỷ số khả năng trả nợ – EBIT_coverage

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Chỉ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty, và cho biết công ty có khả năng đáp ứng bao nhiêu lần hay chỉ trả bao nhiêu lần cho nợ. Chỉ số này của TIE là khá thấp và đang có xu hướng giảm ở năm 2014, 2015 điều này cho thấy công ty đang có sự không hiệu quả nhất định và có mức nợ tương đối cao.

  1. Tỷ lệ thanh toán khoản vay – ICR

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Tỉ lệ này đo lường khả năng trả nợ lãi vay của công ty, và cho biết công ty có khả năng đáp ứng báo nhiêu lần hay chi trả bao nhiêu lần cho lãi vay của công ty.

Từ năm 2011-2012, chỉ số này giảm từ 1932.32% xuống còn 682.13% nhưng đã tăng trở lại vào năm 2013 là 2583.37%, tới năm 2014 chỉ số này đã giảm xuống còn 316.29% và tới năm 2015 giảm xuống 0% điều này tạo ra tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tư và bên cho vay vì mức thiếu ổn định ở chỉ số trên vì sự chênh lệch quá lớn giữa các năm.

  1. Tỷ số nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu – D/E

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

Từ năm 2011-2012 chỉ số này đã giảm xuống 0%, tuy nhiên tới năm 2013 thì chỉ số này đã tăng lên 0.73% và giữ mức ổn định ở năm 2014 và 2015 là 0.76%, điều đó cho thấy vốn vay và vốn chủ sử hữu vẫn chưa thể đạt được xu hướng cân bằng. 

  1. Tỷ lệ khả năng sinh lợi.
NỘI DUNG /NĂM KÝ HIỆU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu GPM 2.28% 3.10% 2.56% 4.27% 2.18%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA 10.55% 9.83% 14.20% 3.38% 2.95%
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE 13.06% 12.04% 20.23% 4.82% 4.50%
Doanh lợi ròng NPM 8.72% 10.13% 18.84% 3.74% 3.70%
Tỷ suất sinh lợi căn bản BEP 11.13% 11.52% 14.85% 5.85% 3.85%

(xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

  1. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu – GPM

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ số này cho thấy tỷ lệ lãi gộp chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu thuần của doanh nghiệp. Với TIE trong các năm thì chúng thấy từ năm 2011 đến 2012 tỷ số này tăng lên từ 2.28% lên 3.10%, nhưng qua năm 2013 thì giảm xuống còn 2.56% và năm 2014 đã tăng lên 4.27% và đã giảm ở năm 2015 là 2.18%, giảm hơn cả năm 2011.

  1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Với kết quả trong bảng, ta thấy ROA đều dương qua các năm. Điều này cho thấy TIE đều kinh doanh có lãi qua các năm, tuy nhiên chỉ số này không ổn định qua các năm. Từ 2011-2013 đã tăng từ 10.55% lên 14.20%  nhưng lại giảm ở năm 2014, và 2015, ở năm 2015 đã giảm xuống còn 2.95%, mặc dù chỉ sổ này vẫn dương nhưng với tình trạng tiếp tục giảm, thậm chí xuống mức âm thì hoàn toàn không tốt cho doanh nghiệp và chi phí lãi vay cao cũng một phần đóng vai trò làm giảm chỉ số ROA này

  1. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Các cổ đông kỳ vọng thu được lợi nhuận từ tiền đầu tư của họ, và tỉ số này cho biết tiền đầu tư của các cổ đông có hiệu quả như thế nào về phương diện kế toán.

ROE của TIE qua các năm không ổn định, từ năm 2011-2013 đã tăng từ 13.06% lên 20.23% và đã giảm từ năm 2014, 2015 ở năm 2015 tỷ số này đã giảm xuống còn 4.50 điều này cho thấy đây là phản ánh việc sử dụng vốn chủ sở hữu không hiệu quả để tạo ra lãi. Vì vậy cần có phương án phù hợp để giúp công ty đạt được chỉ số ROE này cao hơn. 

  1. Doanh lợi ròng – NPM (ROS)

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lời nhuận cho cổ đông.

Từ năm 2011-2013 chỉ số này đã tăng từ 8.72% lên 18.84%, và có xu hướng giảm đến năm 2015 giảm còn 3.70% nguyên nhân giảm là do các chi phí ngày càng tăng, chi phí sử dụng liên quan đến doanh thu thì tăng ít nhưng lãi ròng lại tăng không tương xứng. Nếu công ty không thay đổi chính sách kinh tế, chiến lược kinh doanh thì  sẽ dễ dàng dẫn tới việc hoạt động không hiệu quả của doanh nghiệp. 

  1. Tỷ suất sinh lời căn bản – BEP

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Chỉ số này cho biết khả năng sinh lời cơ bản của TIE, dùng để so sánh công ty với những công ty khác trong ngành về khả năng tạo ra lợi nhuận hoạt động từ tài sản của công ty.

Suất sinh lời của TIE sụt giảm qua các năm, từ năm 2011-2013 tỷ số này đã tăng từ 11.13% lên 14.85% nhưng đến năm 2014, 2015 thì chỉ số này cũng đã giảm xuống còn 3.85%. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

  1. Phân tích các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường.
NỘI DUNG /NĂM KÝ HIỆU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu P/E 1.32 2.51 2.29 9.51 8.62
Tỷ số  thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu P/B 0.17 0.30 0.46 0.46 0.39
Tỷ số giá /dòng tiền P/CF 1.26 2.38 2.22 8.09 7.37
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần BVPS 24,874.28 25,805.21 28,652.90 27,526.32 27,608.84
Cổ tức trên mỗi cổ phần DPS 3,247.92 3,107.91 5,796.92 1,325.42 1,241.60

(xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

  1. Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu – P/E

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ lệ này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để thu được một đồng lợi nhuận của công ty.

Từ năm 2011-2014 thì chỉ số này đã tăng dần qua các năm, từ 2011 là 1.32 đã tăng lên ở năm 2014 là 9.51 nhưng qua năm 2015 lại có xu hướng giảm xuống còn 8.62. Tuy hiện tại đang vẫn là dấu hiện dương nhưng không cao, điều này cũng rất rủi ro cho các nhà đầu tư muôn đầu tư vào giai đoạn này, do đó các nhà đầu tư nên cẩn trọng, phân tích xu hướng của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo để đầu tư cho phù hợp. 

  1. Tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu – P/B

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ lệ này cho thấy mức độ so sánh giữa giá cổ phiếu trên thị trường và giá trị cổ phiếu trên sổ sách.

Qua kết quả ta thấy giá trị thị trường của các cổ phiếu TIE luôn thấp hơn giá trị sổ sách, điều này cho thấy công ty làm ăn chưa tốt, thu nhập trên tài sản còn thấp, do chịu sự tác động của thị trường đã ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của TIE xuống thấp. 

  1. Tỷ số giá/ dòng tiền – P/CF

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Chỉ số này cho biết số tiền nhà đầu tư sẽ trả cho một đồng dòng tiền.

Qua kết quả phân tích cho thấy TIE có chỉ số P/CF tăng qua các năm từ 2011-2014 đã tăng từ 1.26 lên 8.09, và từ năm 2014-2015 thì tỷ số này đã sụt giảm xuống 7.37, tuy sụt giảm nhưng tỷ số này không đáng kể, từ các chỉ số trên cho thấy tương lai của TIE có thể tăng trưởng và giảm rủi ro. Chỉ số này tương đương thuận với giá cổ phiếu và tương đương nghịch với dòng giá trị CFPS.  (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

  1. Giá trị sổ sách mỗi cổ phần – BVPS

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Tỷ số này cho thấy mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến công ty. Đối với TIE thì giá của sổ sách luôn cao hơn thị trường hay nói cách khác là giá thị trường thấp hơn giá sổ sách điều này cho thấy các nhà đầu tư không mặn mà với TIE nên ít có sự chú ý hơn. Và điều này có thể dẫn đến thu nhập về dòng tiền không có sự tăng trưởng.

  1. Cổ tức trên mỗi cổ phần – DPS

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Chỉ số này thể hiện mỗi một cổ phiếu thì có được bao nhiêu đồng lời được công ty trả cho các cổ đông thường.

 Với TIE trong năm 2011 là 3247.92 và đã giảm nhẹ ở năm 2012 là 3107.91, nhưng qua năm 2013 thì tỷ số này tăng lên khá mạnh, tăng lên 5796.92 và giảm đi rất nhiều vào  năm 2014, 2015, ở năm 2015 đã giảm xuống còn 1241.60 đồng lời của mỗi cổ phiếu thường.

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

  1. Phân tích mô hình chỉ số Z
NỘI DUNG /NĂM TRỌNG SỐ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
X1 1.2000 0.5497 0.5555 0.7796 0.6937 0.6636
X2 1.4000 0.0468 0.0504 0.0733 0.0546 0.0312
X3 3.3000 0.1113 0.1152 0.1485 0.0585 0.0385
X4 0.6400 0.7274 1.3419 1.0937 1.0770 0.7421
X5 0.9990 1.2097 0.9702 0.7541 0.9037 0.7984
Z   2.7663 2.9453 2.9816 2.6942 2.2395

(xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

(xem biểu đồ file excel, sheet “Phân tích”)

Các biến số trong mô hình của Altman lần lượt phản ánh :

  • X1 : Khả năng thanh toán.
  • X2: Tuổi của doanh nghiệp và khả năng tích luỹ lợi nhuận.
  • X3 : Khả năng sinh lợi
  • X4 : Cấu trúc tài chính.
  • X5 : Vòng quay vốn.

Theo Altman chỉ số Z được đánh gia như sau:(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

  • Z > 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
  • 81<Z< 2.99: Doanh nghiệp có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng
  • Z<= 1.81: Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính

Qua chỉ số Z đã phân tích thì doanh nghiệp nằm ở vùng 1.81<Z< 2.99: Doanh nghiệp có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng.

  1. Phân tích đòn bẩy tài chính
NỘI DUNG /NĂM KÝ HIỆU 2011 2012 2013 2014 2015
Cấp độ đòn cân định phí DOL 2.02 2.04 1.72 3.15 4.66
Cấp độ đòn cân tài chính DFL 1.05 1.17 1.04 1.46 1.00
Cấp độ tổng hợp của đòn
 cân định phí và đòn cân tài chính.
DTL 2.13 2.40 1.79 4.61 4.66

 (xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

  1. Đòn bẩy tài chính ( DFL)

Đòn bẩy tài chính của TIE từ năm 2011-2015 tuy có tăng và giảm, nhưng nhìn chung cũng tương đối ổn định cho thấy TIE đã nhận thấy sử dụng tương đối ổn nguồn lãi vay, đã tận dụng nguồn lãi vay của mình khá hiệu quả. Trong tương lai thì TIE cần phải giảm chi phí lãi vay và tăng EBIT.

  1. Đòn bẩy định phí (DOL)

Qua các năm phân tích DOL của TIE là tương đối ổn định và được coi là không mấy cao. Một đòn bẩy cao tạo ra được lợi thế rất lớn cho công ty, giúp tạo ra nhiều hơn từ mỗi doanh số tăng thêm nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất, tuy nhiên nếu đòn bẩy DOL tăng quá cao thì cũng sẽ mang lại rủi ro cho công ty, do đó công ty cần phải cân nhắc việc sử dụng đòn bẩy này sao cho mang lại lợi ích tối ưu nhất.

  1. Đòn bẩy tổng thể (DTL)

Thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu với sự thay đổi của doanh thu, nếu một DOL tương đối cao chẳng hạn và mong muốn đạt được DTL nào thì doanh nghiệp có thể bù trừ mức DOL cao này với một DFL thấp hơn.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

Từ năm 2011-2012 thì chỉ số này tăng từ 2.13 lên 2.40 và giảm ở năm 2013 xuống 1.79, tuy nhiên tới năm 2014, 2015 chỉ số này đã tăng trở lại thậm chí tăng hơn gấp đôi, ở năm 2015 là 4.66, tuy nhiên con số này chưa thật sự là cao, trong tương lai TIE nên cân nhắc việc sử dụng hiệu quả đòn bẩy này hơn. 

  1. Phân tích hòa vốn
NỘI DUNG /NĂM 2011 2012 2013 2014 2015
HÒA VỐN LỜI LỖ Định phí F =CPBH + CPQLDN + chi phí tài chính không bao gồm lãi vay 33,450,946,849 36,392,072,141 42,001,347,907 47,256,594,781 56,591,934,785
Biến phí V = GVBH         347,314,588,678         279,521,217,479         283,934,928,040         319,184,610,853         313,885,793,079
Doanh thu hòa vốn lời lỗ 1,466,115,799,816 1,173,667,322,497 1,638,020,904,081 1,107,884,328,830 2,601,394,679,324
HÒA VỐN TIỀN MẶT Định phí tiền mặt Ftm= F – Khấu hao tài sản cố định – các khoản dự phòng           26,253,672,406           33,520,509,480           34,374,959,705           47,616,718,536           51,455,095,513
Biến phí V = GVBH 347,314,588,678 279,521,217,479 283,934,928,040 319,184,610,853 313,885,793,079
Doanh thu hoà vốn tiền mặt 1,150,667,695,338 1,081,057,612,155 1,340,597,513,642 1,116,327,075,635 2,365,266,573,764
HOÀ VỐN TRẢ NỢ Định phí trả nợ Ftn = Ftm + I 27,950,007,653 38,629,759,187 36,620,908,147 54,561,261,054 51,455,095,513
Biến phí V = GVBH 347,314,588,678 279,521,217,479 283,934,928,040 319,184,610,853 313,885,793,079
Doanh thu trả nợ 1,225,016,081,309 1,245,834,143,712 1,428,187,809,688 1,279,135,036,349 2,365,266,573,764
Doanh thu thuần 2,790,112,717,435 1,948,144,662,039 2,318,499,112,204 3,791,280,575,143 3,335,754,263,972

  (xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

Qua bảng phân tích trên cho thấy TIE qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 là lời thật với mức doanh thu thuần cao hơn hoà vốn tiền mặt, hoà vốn lời lỗ và hoà vốn trả nợ. Nguyên nhân là do công ty đi đúng hướng, đầu tư đúng chiến lược kinh doanh mà đưa ra (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

1. Phân tích cơ cấu

Phân tích cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 54.97% 55.55% 77.96% 69.37% 66.36%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 6.62% 5.83% 24.82% 25.68% 26.10%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.69% 0.55% 0.11% 0.12% 0.29%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 27.94% 34.37% 25.10% 21.92% 20.82%
4. Hàng tồn kho 15.74% 13.17% 24.11% 18.98% 17.15%
5. Tài sản ngắn hạn khác 1.98% 1.63% 3.82% 2.68% 1.99%
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 45.03% 44.45% 22.04% 30.63% 33.64%
1. Các khoản phải thu dài hạn 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.21%
2. Tài sản cố định 5.30% 5.68% 6.62% 10.71% 11.43%
3. Bất động sản đầu tư 9.09% 8.66% 6.56% 6.67% 2.96%
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 30.22% 29.89% 8.75% 12.71% 14.47%
4*. Lợi thế thương mại 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
5. Tài sản dài hạn khác 0.42% 0.22% 0.12% 0.54% 0.81%
III. TỔNG TÀI SẢN 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%

  (xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

Qua bảng trên cho thấy TIE có xu hướng tăng tài sản ngắn hạn từ năm 2011-2013 từ 54.97% lên 77.96% nhưng lại giảm ở năm 2014 là 69.37% và năm 2015 là 66.26%, trong khi đó tài sản ngắn hạn thì ngược lại, giảm từ năm 2011-2013 từ 45.03% giảm còn 22.04% và tăng ở năm 2014 và 2015, ở năm 2015 thì tài sản dài hạn đã tăng lên 33.64%, nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng giảm không điều qua các năm dẫn đến tài sản ngắn hạn cũng ảnh hưởng, và trong các năm trên thì tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính ảnh hưởng đến tỷ lệ của tài sản dài hạn. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)


  1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
IV. NỢ PHẢI TRẢ 19.20% 18.38% 29.80% 29.82% 34.31%
1. Nợ ngắn hạn 19.18% 18.38% 29.28% 29.29% 33.81%
2. Nợ dài hạn 0.02% 0.00% 0.51% 0.53% 0.50%
V. VỐN CHỦ SỞ HỮU 80.80% 81.62% 70.20% 70.18% 65.69%
1. Vốn chủ sở hữu 80.80% 81.62% 70.20% 70.18% 65.69%
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
VI. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
V. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%

(xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

Qua bảng phân tích trên, ta nhận thấy rằng phần nợ phải trả tăng dần từ năm 2011-2015, cụ thể là ở năm 2011 nợ phải trả chiếm 11%, nhưng đến năm 2015 thì phần nợ phải trả đã tăng lên 34.31%, trong khi đó phần vốn chủ sở hữu đã giảm từ năm 2011 đến 2015, cụ thể là năm 2011 chỉ số này là 80.80% nhưng tới năm 2015 thì giảm còn 65.69%, điều đó cho thấy rằng khả năng tự chủ về tài chính không cao.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

  1. Phân tích cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu 2011H1 2012H1 2013H1 2014H1 2015H1
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ          
2. Các khoản giảm trừ doanh thu          
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01 – 02) 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 97.72% 96.90% 97.44% 95.73% 97.82%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20=10-11) 2.28% 3.10% 2.56% 4.27% 2.18%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 12.69% 19.12% 29.39% 12.67% 1.77%
7. Chi phí tài chính 1.88% 2.14% 1.93% 2.44% 2.41%
Trong đó: chi phí lãi vay 0.48% 1.77% 0.77% 2.08% 0.00%
8. Chi phí bán hàng 4.08% 7.68% 7.06% 8.55% 9.72%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.93% 4.57% 6.20% 5.27% 5.51%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
 (30=20+(21-22)-(24+25)
5.08% 7.83% 16.77% 0.68% -14.20%
11. Thu nhập khác 3.70% 2.56% 2.83% 4.01% 19.43%
12. Chi phí khác 0.03% 0.09% 0.46% 0.18% 0.41%
13. Lợi nhuận khác (40=31-32 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 8.75% 10.31% 19.14% 4.51% 4.82%
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 0.00% 0.00% 0.10% 0.70% 1.12%
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 8.75% 10.31% 19.04% 3.80% 3.70%
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

(xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng lợi nhuận kế toán sau thuế tăng từ năm 2011 đến năm 2013, năm 2011 là 8.75% và tăng lên 19.04% ở năm 2013, nhưng hai năm tiếp theo sau đó 2014, 2015 thì tỷ trọng này liên tục sụt giảm tới năm 2015 là 3.70%.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

Nhìn chung, doanh thu qua các năm biến động tăng giảm do thị trường biến động nhiều  nhưng lợi nhuận sau thế có xu hướng sụt giảm khá mạnh, nguyên nhân là do việc giảm các chi phí, chi phí các khoản vay có giảm nhưng không bù được sự thất thu  của nguồn doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính.

Giá vốn hàng bán giảm ở năm 2015 so với 2011, tuy nhiên tỷ lên giá vốn hàng bán  trên doanh thu qua các năm thì không có sự thay đổi nhiều, do doanh thu từ năm 2011-2015 có xu hướng giảm.

NỘI DUNG /NĂM 2011 2012 2013 2014 2015
Lợi nhuận ròng / Doanh thu 8.75% 10.31% 19.04% 3.80% 3.70%
Doanh thu/Tổng tài sản 1.2064 0.9534 0.7461 0.8882 0.7978
ROA 10.55% 9.83% 14.20% 3.38% 2.95%
Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu 1.2377 1.2252 1.4244 1.4250 1.5222
ROE 13.06% 12.04% 20.23% 4.82% 4.50%

(xem phân tích số liệu trên file excel, sheet “Phân tích”)

Phương trình  DUPONT dùng để phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua mối quan hệ của các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp để phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách  trực quan, rõ ràng. Khi chúng ta sử dụng phương trình DUPONT  để phân tích thì có thể hiểu được tình trạng tài chính của doanh nghiệp, cùng các mối quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tài chính với nhau, từ đó làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính mà chúng ta đang tính toán, từ đó các nhà quản lý doanh nghiệp có thể phát hiện ra các vấn đề đang tồn tại để khắc phục hoặc làm tối ưu hoá cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015)

Nhìn vào bảng phân tích trên cho chúng ta thấy được năm 2011 TIE tạo ra được 8.75% lãi ròng trên một đồng doanh thu, và tổng tài sản “vòng quay” được 1.24 lần trong năm do vậy công ty tạo ra lợi nhuận được 10.55%  trên tổng tài sản , tương tự năm 2012 là 10.31% lợi nhuận, năm 2013 là 19.04% lợi nhuận, năm 2014 là 3.80% lợi nhuận và cuối  cùng là năm 2015 là 3.70% lợi nhuận. Và cho thấy công ty đang sử dụng nhiều nợ vay và có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào ROA và mức sử dụng đòn bẩy của TIE vì vậy nếu ROA thấp mà số nhân vốn chủ sở hữu cao thì tỷ suất càng thấp âm càng âm, cao càng cao điều đó chứng minh ROE phụ thuộc vào ROA và mức sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp.


Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần TIE (2011 – 2015), dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo