Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai ASM, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai ASM trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SAO MAI
1.1. Một số thông tin cơ bản
Tên quốc tế: SAO MAI GROUP CORPORATION
Viết tắt: SAOMAI CONSCORP
Trụ sở chính: 326 Hùng Vương, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Điện thoại: +84-(0)76-384.01.38
Fax: +84-(0)76-394.46.22
Website: httpwww.saomaiag.vn
Ngành nghề kinh doanh: Bất động sản
Mã chứng khoán: ASM – sàn HOSE (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn Sao Mai ASM)
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
– Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang được thành lập theo Quyết định số 000450/GP/TLDN-03 do Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang cấp ngày 05/02/1997.
– Ngày 15/03/1997, Sao Mai An Giang chính thức đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 064828 do Sở Kế hoạch & Đầu t ư tỉnh An Giang cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 905.000.000 đồng.
– Tháng 12/1997, tăng vốn điều lệ lên 2,52 tỷ đồng.
– Tháng 2/2001, tăng vốn điều lệ lên 25,2 tỷ đồng.
– Tháng 6/2004, tăng vốn điều lệ lên 33,82 tỷ đồng.
– Tháng 12/2007, tăng vốn điều lệ lên 49,563 tỷ đồng.
– Tháng 11/2009, tăng vốn điều lệ lên 99,126 tỷ đồng.
– Ngày 18/01/2010: Cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên sàn HOSE.
– Ngày 7/11/2010, công ty tăng vốn điều lệ lên 397.362.020.000 đồng.
– Ngày 14/9/2011, Công ty tăng vốn điều lệ lên 476.834.400.000 đồng
1.3. Ngành nghề kinh doanh
– Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, đường ống cấp thoát nước, công trình thủy lợi, công trình ngầm dưới nước; San lắp mặt bằng; Xây lắp điện nước.
– Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, khai thác cát, sỏi; Sản xuất bột ma tít; Sản xuất mua bán tràm xây dựng.
– Kinh doanh bất động sản, nhà nghỉ dưỡng lão, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, kinh doanh phòng hát karaoke; Dịch vụ ăn uống, giải khát, các dịch vụ du lịch, dịch vụ massage; Dịch vụ và kinh doanh điện năng.
– Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm; Lắp đặt hệ thống thang máy, cầu thang, băng chuyền tự động; Lắp đặt hệ thống bơm ống nước, điều hòa không khí; Lắp đặt các thiết bị điện lạnh, cơ điện lạnh và kho lạnh nhà máy thủy sản;
– Mua bán thiết bị điều hòa nhiệt độ, thiết bị vệ sinh (lò sưởi kim loại, hệ thống sưởi bằng nước nóng, nước lạnh); Mua bán linh kiện điện tử, viễn thông và điều khiển;
– Nuôi trồng, chế biến thủy sản; mua bán cá và thủy sản;
– Đào tạo nghề và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Đại lý đổi ngoại tệ
-Địa bàn: chủ yếu là các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Hòa Bình, Thanh Hóa, TPHCM..
1.4. Vị thế công ty
* Công ty đang sở hữu quỹ đất hơn 200 ha, tương đương 1.000 tỷ đồng đã thực hiện xong thủ tục giải tỏa đến bù và nhiều quỹ đất khác đang trong giai đoạn hoàn tất cấp quyền sử dụng, đảm bảo khai thác kinh doanh trong vòng 5 đến 10 năm tới.
* Sản phẩm thủy sản của công ty được xuất khẩu tới hơn 50 khách hàng trên thế giới thông qua IDI. Nhà máy của IDI được trang bị các thiết bị tiên tiến nhất hiện nay, hầu hết đều mới 100%, được nhập khẩu từ Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ đảm bảo hàng hóa sản xuất ra có chất lượng cao.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
I. Phân tích tỷ lệ (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn Sao Mai ASM)
1. Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán
Thông số | Năm 2015 | Năm 2014 | Năm 2013 | Năm 2012 | Năm 2011 |
Tỷ lệ lưu động CR | 2,076 | 1,623 | 1,103 | 1,087 | 1,262 |
Tỷ lệ thanh toán QR | 1,394 | 0,907 | 0,585 | 0,581 | 0,690 |
Nhận xét:
Tỷ lệ lưu động CR (Current ratio)
Theo kết quả tính toán thì năm 2011, công ty có 1,262 đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn, trong khi đó năm 2012 chỉ có 1,087 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Trong năm 2013 là 1,103 và năm 2014 là 1,623. Đến năm 2015, công ty đã có 2,076 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ lưu động năm sau cao hơn năm trước, cho thấy khả năng thanh toán của công ty tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng tài chính của công ty mang lại hiệu quả.
Tỷ lệ thanh toán QR (Quick ratio)
Ta có thể thấy kết quả tính toán, tỷ lệ thanh toán <1 (2011-2014). Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao có thể sử dụng ngay của công ty không đủ để đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn nếu các chủ nợ đòi tiền cùng lúc. Riêng năm 2015, tỷ lệ thanh toán >1 (1,394), công ty dần ổn định và có khả năng thanh toán tốt hơn.
2. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn Sao Mai ASM)
Thông số | Năm 2015 | Năm 2014 | Năm 2013 | Năm 2012 | Năm 2011 |
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản TAT | 0,225 | 0,483 | 0,678 | 0,645 | 0,634 |
Vòng quay tồn kho IT | 0,688 | 1,163 | 2,014 | 1,974 | 1,693 |
Kỳ thu tiền bình quân ACP | 643,168 | 187,916 | 149,340 | 140,052 | 121,157 |
Nhận xét:
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản TAT (Total asset turn)
Nhìn vào bảng tính toán ta thấy, hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản công ty giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2011 một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra 0,634 đồng doanh thu. Sau đó, giảm nhẹ năm 2012 (0,645) và tăng lại năm 2013 (0,678). Từ năm 2014, một đồng tài sản chỉ tạo ra 0,483 đồng doanh thu và giảm mạnh vào năm 2015 chỉ còn 0,225. Nhìn chung, từ năm 2011 đến năm 2015 công ty đã giảm hiệu quả sử dụng tài sản đến 35,5%. Việc sử dụng tài sản của công ty không mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần cải thiện thì kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao.
Vòng quay tồn kho IT
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho IT thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Nhìn vào bảng ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể như sau, từ năm 2011 đến 2013 tăng từ 1,693 lên đến 2,014 cho thấy công ty bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến 2015, vòng quay giảm dần từ 1,163 xuống 0,688. Thị trường đang dần mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Doanh nghiệp cần đảm bảo hàng tồn kho để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Kỳ thu tiền bình quân ACP (Average collection period)
Tỷ số này cho biết công ty trung bình mất bao nhiêu ngày từ lúc bán được hàng, dịch vụ đến lúc nhận được tiền. Phân tích tỷ lệ cho thấy, kỳ thu tiền bình quân tăng dần qua các năm và tăng mạnh năm 2015. Cụ thể, năm 2011 đến năm 2015 tăng đến 530,86% cho thấy khả năng yếu kém của công ty trong việc quản lý công nợ. Doanh nghiệp cần chú trọng vào đến việc thu nợ, rút ngắn thời hạn thu tiền trong thời gian sắp tới.
3. Tỷ lệ quản trị nợ
Thông số | Năm 2015 | Năm 2014 | Năm 2013 | Năm 2012 | Năm 2011 |
Tỷ lệ nợ D/A | 0,377 | 0,485 | 0,579 | 0,570 | 0,516 |
Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR | 6,940 | 3,176 | 1,561 | 1,233 | 2,857 |
Tỷ số khả năng trả nợ | 0,155 | 0,108 | 0,072 | 0,067 | 0,161 |
Nhận xét:
Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản D/A
Đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản và cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn.
Theo bảng tính toán cho thấy tỷ lệ nợ/ tổng tài sản tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 đến năm 2013 tăng từ 51,6% lên 57,9%, sau đó lại giảm xuống 48,5% (năm 2014) và giảm xuống còn 37,7% (năm 2015). Qua đó ta thấy ASM sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản chưa hiệu quả. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn Sao Mai ASM)
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR
Phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo kết quả tính toán trong bảng cho thấy, tỷ lệ thanh toán lãi vay của công ty từ năm 2011 là 2,857 xuống còn 1,233 (năm 2012) sau đó lại tăng lên 1,561 (năm 2013) và tăng mạnh lên đến 6,940 (năm 2015). Nhìn chung sự tăng giảm dao động đáng kể và >1 thì công ty có khả năng trả lãi vay. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng đáng kể nên công ty còn khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ số khả năng trả nợ
Dùng để đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi vay của doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế.
Theo kết quả cho thấy, tỷ lệ khả năng trả nợ của công ty >1. Điều này có nghĩa là khả năng trả nợ của công ty là khá tốt. Cụ thể như sau năm 2011 tỷ số trả nợ là 0,161 sau đó giảm xuống 0,067 (năm 2012) nhưng dần ổn định từ năm 2014 và đến năm 2015 tăng lên 0,155. Nguyên nhân của sự tăng mạnh ở năm 2015 của tỷ số này là do một phần chi phí lãi vay giảm mạnh, cộng với chi phí giá vốn hàng bán giảm so với tỷ trọng tăng của doanh thu.
4. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
Thông số | 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 |
1. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM | 0,215 | 0,165 | 0,108 | 0,118 | 0,212 |
2. Doanh lợi ròng NPM | 0,096 | 0,074 | 0,022 | 0,013 | 0,073 |
3. Sức sinh lời cơ bản | 0,032 | 0,063 | 0,049 | 0,051 | 0,098 |
4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản | 0,022 | 0,036 | 0,015 | 0,008 | 0,048 |
5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu | 0,035 | 0,070 | 0,036 | 0,020 | 0,100 |
Nhận xét:
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM
Tỷ số này cho biết lợi nhuận bán hàng và dịch vụ bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. Theo kết quả ta thấy, doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ chiếm khoảng 21,2% doanh thu của năm 2011, giảm xuống 11,8% năm 2012, tiếp tục giảm vào năm 2013 chỉ còn 10,8%. Từ năm 2014 tăng lên là 16,5% và đến năm 2015 là 21,5%. Nhìn chung tỷ số GPM biến động là do ảnh hưởng của thị trường trong ngành bất động sản.
Danh lợi ròng NPM
Cho biết lợi nhuận sau thuế bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. Với kết quả trong bảng, năm 2011 lợi nhâ nhuận sau thuế chiếm 7,3% doanh thu và có xu hướng giảm đến năm 2013, tăng lại vào năm 2014 là 7,4% và năm 2015 là 9,6% doanh thu. Nguyên nhân của sự sụt giảm ở năm 2012 là do một phần chi phí lãi vay tăng cao cộng với giá vốn hàng bán tăng nhanh so với tỷ trọng tăng của doanh thu.
Sức sinh lời cơ bản BEP
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của Công Ty , nghĩa là chưa ảnh hưởng đến thế và đòn bẫy Công Ty.
Với kết quả tính toán trong bảng, năm 2011 trong 100 đồng tài sản của ASM thì tạo ra được 9,8 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi và có xu hướng giảm qua các năm. Đến năm 2015trong 100 đồng tài sản tạo ra được 3,2 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA
ROA dùng để đo lưởng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Dựa vào bảng tính toán, ta thấy ROA đều dương qua các năm, điều này cho thấy công ty kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, sự tăng giảm không ổn định và có xu hướng giảm từ năm 2011(4,8%) đến năm 2012 (0,8%) nhưng đến năm 2014 tăng lại (3,6%) và đến năm 2015 chỉ còn 2,2%. Tuy nhiên đây là con số được xem là chỉ số khả quan cho những năm khó khăn của thị trường.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu ROE
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Với kết quả ta thấy ROE tăng trưởng không ổn định và giảm qua các năm. Năm 2011 là 10% nhưng đến năm 2012 chỉ còn 2%, có sự tăng trưởng qua 2 năm 2013-2014. Tuy nhiên đến năm 2015 chỉ còn 3,5%.
5. Các tỷ lệ đánh giá theo gốc độ thị trường
(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn Sao Mai ASM)
Thông số | 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 |
Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập 1 cổ phiếu P/E | 26,786 | 9,541 | 17,460 | 21,622 | 3,332 |
Tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu P/B | 1,490 | 1,372 | 0,746 | 0,422 | 0,388 |
Tỷ số giá / dòng tiền P/CF | 40,040 | 18,266 | 17,209 | 16,081 | 3,671 |
Nhận xét:
Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập 1 cổ phiếu P/E
Dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty và cho biết số tiền nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng thu nhập hiện tại. Tỷ lệ tăng giảm không ổn định qua các năm từ năm 2011 đến 2015. Cụ thể như sau từ năm 2011 đến 2012 tăng mạnh từ 3,332% lên 21,622%. Đến năm 2013 giảm mạnh chỉ còn 17,46% và giảm xuống 9,541% (năm 2014). Đến năm 2015 thì tăng mạnh lên đến 26,786%. Điều này cho thấy đầu tư vào công ty ít rủi ro và có triển vọng tăng trường mạnh mẽ.
Tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu P/B
Phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty. ASM có chỉ số P/B tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 0,388 và tăng lần lượt từ năm 2012đến 2015 lần lượt là 0,422 0,746 1,372 và 1,490. Cho thấy giá cổ phiếu của ASM đang có khởi sắc tốt đẹp.
Tỷ số giá / dòng tiền P/CF
Cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng dòng tiền. nhìn cào vào bảng ta thấy ASM có tỷ số giá dòng tiền tăng qua mỗi năm từ năm 2011 đến 2015. Cụ thể năm 2011 là 3,671 đến năm 2013 là 17,209 và tăng mạnh vào năm 2105 là 40,04. Chỉ số này tỷ lệ thuận với giá cổ phiếu và tyt tỷ lệ nghịch với dòng giá trị CFPS.
XEM THÊM ==>DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.Phân tích cơ cấu:
Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN | Tỷ trọng | ||||
2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | |
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN | 78,2% | 78,7% | 63,9% | 61,9% | 65,1% |
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 12,1% | 15,7% | 1,5% | 3,5% | 2,4% |
1. Tiền | 2,1% | 1,6% | 1,2% | 1,6% | 0,8% |
2. Các khoản tương đương tiền | 10,0% | 14,1% | 0,4% | 0,0% | 1,5% |
II. Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
1. Chứng khoán ngắn hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | 40,2% | 25,2% | 28,1% | 25,1% | 21,3% |
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng | 9,3% | 13,6% | 14,9% | 13,2% | 13,1% |
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn | 26,4% | 10,9% | 12,4% | 11,2% | 7,4% |
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
6. Phải thu ngắn hạn khác | 4,6% | 0,7% | 0,8% | 0,8% | 0,8% |
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
8. Tài sản thiếu chờ xử lý | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
IV. Hàng tồn kho | 25,7% | 34,7% | 30,0% | 28,8% | 29,5% |
1. Hàng tồn kho | 25,7% | 34,7% | 30,0% | 28,8% | 29,5% |
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
V. Tài sản ngắn hạn khác | 0,2% | 3,1% | 4,2% | 4,5% | 11,9% |
1. Chi phí trả trước ngắn hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
2. Thuế GTGT được khấu trừ | 0,1% | 0,7% | 0,8% | 1,5% | 0,9% |
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước | 0,1% | 0,0% | 0,4% | 0,0% | 0,0% |
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính chủ | 0,0% | 2,4% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
5.Tài sản ngắn hạn khác | 0,0% | 0,0% | 3,0% | 3,0% | 11,0% |
B. TÀI SẢN DÀI HẠN | 21,8% | 21,3% | 36,1% | 38,1% | 34,9% |
I. Các khoản phải thu dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
1. Phải thu dài hạn của khách hàng | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
2. Trả trước cho người bán dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
3. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
4. Phải thu nội bộ dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
5. Phải thu về cho vay dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
6. Phải thu dài hạn khác | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
II. Tài sản cố định | 3,6% | 5,8% | 15,2% | 15,0% | 12,7% |
1. Tài sản cố định hữu hình | 2,8% | 2,8% | 2,2% | 1,6% | 1,9% |
Nguyên giá | 3,9% | 3,6% | 2,6% | 2,0% | 2,2% |
Gía trị hao mòn lũy kế | -1,1% | -0,8% | -0,4% | -0,4% | -0,4% |
2. Tài sản cố định thuê tài chính | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
Nguyên giá | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
Giá trị hao mòn lũy kế | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
3. Tài sản cố định vô hình | 0,8% | 0,9% | 0,7% | 0,3% | 0,3% |
Nguyên giá | 0,8% | 0,9% | 0,7% | 0,3% | 0,3% |
Gía trị hao mòn lũy kế | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
III. Bất động sản đầu tư | 1,2% | 3,5% | 4,9% | 6,9% | 5,0% |
Nguyên giá | 1,3% | 4,3% | 5,9% | 7,9% | 5,9% |
Giá trị hao mòn lũy kế | -0,1% | -0,8% | -1,0% | -1,0% | -0,9% |
IV. Tài sản dở dang dài hạn | 1,3% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
1.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang | 1,3% | 2,1% | 12,3% | 13,0% | 10,5% |
V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn | 8,0% | 11,0% | 15,2% | 15,3% | 16,3% |
1. Đầu tư vào công ty con | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh | 6,8% | 10,0% | 13,9% | 13,7% | 15,9% |
3. Đâù tư góp vốn vào đơn vị khác | 1,0% | 1,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
4.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
5. Đầu tư nắm giữ ngày đáo hạn | 0,1% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
6. Đầu tư dài hạn khác | 0,0% | 0,0% | 1,4% | 1,6% | 0,0% |
VI. Tài sản dài hạn khác | 0,5% | 0,8% | 0,5% | 0,3% | 0,1% |
1. Chi phí trả trước dài hạn | 0,5% | 0,7% | 0,5% | 0,3% | 0,1% |
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại | 0,0% | 0,1% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
4. Tài sản dài hạn khác | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
VI. Lợi thế thương mại | 7,1% | 0,3% | 0,3% | 0,5% | 0,8% |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
NGUỒN VỐN | |||||
A. NỢ PHẢI TRẢ | 37,7% | 48,5% | 57,9% | 57,0% | 51,6% |
I. Nợ ngắn hạn | 23,9% | 31,4% | 33,8% | 47,1% | 42,7% |
1. Phải trả người bán ngắn hạn | 2,3% | 4,1% | 7,9% | 6,8% | 4,1% |
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn | 6,7% | 3,6% | 3,5% | 5,8% | 3,2% |
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước | 0,4% | 1,4% | 0,0% | 1,2% | 2,0% |
4. Phải trả người lao động | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
5. Chi phí phải trả ngắn hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn | 0,8% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
9. Khoản phải trả khác | 1,5% | 0,9% | 0,2% | 0,3% | 0,9% |
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn | 11,8% | 21,0% | 21,7% | 32,5% | 32,0% |
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn | 0,0% | 0,4% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
12. Qũy khen thưởng, phúc lợi | 0,3% | 0,0% | 0,5% | 0,5% | 0,6% |
13. Quỹ bình ổn giá | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,9% |
14. Giao dịch mua bán lại Trái phiếu Chính phủ | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
II. Nợ dài hạn | 13,8% | 17,1% | 24,1% | 9,8% | 8,9% |
1. Phải trả người bán dài hạn khác | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
2. Người mua trả tiền trước dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
3. Chi phí phải trả dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
5. Phải trả nội bộ dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn | 0,2% | 0,3% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
7. Phải trả dài hạn khác | 0,1% | 0,1% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn | 13,5% | 16,7% | 24,0% | 9,8% | 8,8% |
9. Trái phiếu chuyển đổi | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
10. Cổ phiếu ưu đãi (Nợ) | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
12. Dự phòng phải trả dài hạn | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
14. Dự phòng trợ cấp mất việc làm | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU | 62,3% | 51,1% | 42,0% | 42,9% | 48,3% |
I. Vốn chủ sở hữu | 62,3% | 51,1% | 42,0% | 42,9% | 48,3% |
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu | 56,3% | 43,2% | 28,5% | 25,2% | 28,8% |
Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết | 56,3% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
– Cổ phiếu ưu đãi | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
2. Thặng dư vốn cổ phần | 1,2% | 1,8% | 84,6% | 9,0% | 10,3% |
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
4. Vốn khác của chủ sở hữu | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
5. Cổ phiếu quỹ | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
7.Chênh lệch tỷ giá hối đoái | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,1% |
8.Qũy đầu tư phát triển | 0,8% | 0,5% | 0,6% | 0,7% | 0,7% |
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu | 0,1% | 0,2% | 0,3% | 0,3% | 0,3% |
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối | 2,1% | 4,9% | 3,5% | 7,7% | 7,5% |
– LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước | 0,2% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
LNST chưa phân phối kỳ này | 1,9% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
13. Lợi ích cổ đông không kiểm soát | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
14. Quỹ dự phòng tài chính | 0,0% | 0,5% | 0,6% | 0,7% | 0,7% |
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
1. Nguồn kinh phí | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% | 0,0% |
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ | 0,0% | 0,4% | 0,1% | 0,1% | 0,1% |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
Nhận xét:
Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn công ty phân bố với tỷ lệ ổn định qua các năm: tài sản ngắn hạn/tài sản dài hạn là 7/3.
Trong đó, tài sản về khoản phải thu ngắn hạn tăng đều mỗi năm và tăng mạnh vào năm 2015 (tăng 15% so với năm 2014). Ngoài ra, công ty sử dụng khoảng 8% đến 16% tài sản đầu tư các hoạt động tài chính bằng việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết công ty cổ phần đầu tư Đa quốc gia, công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thủy sản và công ty Cổ phần Địa ốc và khoáng sản Á Châu. Từ năm 2014 công ty bắt đầu góp vốn vào các công ty khác với tỷ trọng thấp như công ty Cổ phần Phú Hùng phú Quốc. Công ty không tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn Sao Mai ASM)
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG
Khoản mục đầu tư lớn nhất của ASM là vào công ty Cổ phần Đầu tư Đa Quố Gia (IDI) hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất chế biến cá tra filet xuất khẩu và đầu tư vào các dự án nhà máy tinh luyện dầu cá và mở rộng lĩnh vực đầu tư các hoạt động bất động sản.
Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm 62,3% (2015) và nợ chiếm 37,7% trong đó nợ ngắn hạn là 23,9% và nợ dài hạn là 13,8%. Nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm so với nguồn nợ của công ty.
3. Phân tích cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh
Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh Công Ty năm 2011 đến năm 2015
CHỈ TIÊU | Tỷ trọng | ||||
2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 108,19% | 101,98% | 104,14% | 116,40% | 105,90% |
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 8,19% | 1,98% | 4,14% | 16,40% | 5,90% |
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
4. Gía vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp | 78,49% | 83,54% | 89,22% | 88,17% | 78,84% |
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng va cung cấp dịch vụ | 21,51% | 16,46% | 10,78% | 11,83% | 21,16% |
6. Doanh thu hoạt động tài chính | 1,36% | 0,89% | 0,23% | 0,79% | 3,01% |
7. Chi phí tài chính | 2,37% | 4,39% | 4,94% | 6,56% | 7,45% |
Trong đó chi phí lãi vay | 2,03% | 4,13% | 4,60% | 6,41% | 5,41% |
8. Chi phí bán hàng | 3,72% | 3,32% | 2,98% | 3,30% | 4,09% |
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 5,81% | 1,89% | 1,74% | 1,67% | 2,73% |
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | 12,18% | 7,75% | 1,36% | 1,09% | 9,90% |
11. Thu nhập khác | 0,11% | 0,07% | 0,07% | 0,02% | 0,99% |
12. Chi phí khác | 0,23% | 0,03% | 0,01% | 0,33% | 0,94% |
13. Lợi nhuận khác | -0,11% | 0,04% | 0,07% | -0,32% | 0,04% |
14. Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh | 1,21% | 1,20% | 1,16% | 0,73% | 0,10% |
15. Tổng lợi nhuận trước thuế | 12,06% | 8,99% | 2,58% | 1,49% | 10,04% |
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành | 2,50% | 1,70% | 0,34% | 0,19% | 2,42% |
17. (chi phí)/ thu nhập thuế hoãn lại | -0,19% | -0,15% | 0,00% | 0,00% | 0,00% |
18. Lợi nhuận sau thuế TNDN | 9,75% | 7,43% | 2,25% | 1,30% | 7,61% |
18.1. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số | 0,02% | 0,00% | 0,00% | 0,00% | 0,00% |
18.2. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ | 9,72% | 7,43% | 2,24% | 1,30% | 7,61% |
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu | 0,00% | 0,00% | 0,00% | 0,00% | 0,00% |
Nhận xét:
Doanh thu công của công ty tăng trưởng không đều trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó từ giai đoạn 2011-2012 doanh thu tăng mạnh từ 105,90% lên 116,40% giảm xuống 101,98%( năm 2014) sau đó tăng lên 108,19%( năm 2015).
Lợi nhuận của công ty lại có xu hướng giảm từ năm 2011-2013và bắt đầu có xu hướng tăng lại từ năm 2014. Nguyên nhân là do xu thế vận động chung của nền kinh tế và ngành bất động sản trong giai đoạn 2011-2013, sau đó bắt đầu ổn định lại vào những năm sau. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn Sao Mai ASM)
Mô hình chỉ số Z được sử dụng để đánh giá mức độ nguy cơ phá sản của một công ty được sử dụng phổ biến với độ tin cậy cao.
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,8 < Z < 1 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh cáo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z< 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Ký hiệu | Công thức | 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 |
X1 | TSNH/ Tổng tài sản | 0,782 | 0,787 | 0,639 | 0,619 | 0,651 |
X2 | Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản | 0,021 | 0,049 | 0,035 | 0,077 | 0,075 |
X3 | EBIT/ Tổng tài sản | 0,032 | 0,063 | 0,049 | 0,051 | 0,098 |
X4 | Giá trị TT VCSH/Tổng Nợ | 2,465 | 1,444 | 0,541 | 0,318 | 0,363 |
X5 | Doanh thu thuần/Tổng TS | 0,225 | 0,483 | 0,678 | 0,645 | 0,634 |
CHỈ SỐ Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 | 2,875 | 2,629 | 2,000 | 1,868 | 2,075 |
Kết quả hệ số Z của ASM từ năm 2011 đến 2015 chỉ số Z < 2,99 cho thấy công ty nằm trong vùng có thể có nguy cơ phá sản, tuy nhiên tình trạng công ty dần được ổn định và không ngừng mở rộng, tăng cường quy mô trong những năm tới.
1.3. Phân tích Dupont (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn Sao Mai ASM)
Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỉ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ năng này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào. Kỹ năng phân tích Dupont dựa trên 2 phương pháp cơ bản dưới đây
ROA = Lợi nhuận ròng trên doanh thu x Vòng quay tổng tài sản
= Lợi nhuận ròng/Doanh thu x Doanh thu/Tổng tài sản
ROE = ROA x Số nhân vốn chủ sở hữu
= Lợi nhuận ròng/Doanh thu x Doanh thu/Tổng tài sản x Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu
2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | |
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (1) | 9,75% | 7,43% | 2,25% | 1,30% | 7,61% |
Vòng quay tài sản (2) | 0,23 | 0,48 | 0,68 | 0,65 | 0,63 |
ROA=(1)*(2) | 0,022 | 0,036 | 0,015 | 0,008 | 0,048 |
Đòn bẫy tài chính (4) | 1,604 | 1,950 | 2,379 | 2,327 | 2,068 |
ROE=(3)*(4) | 0,035 | 0,070 | 0,036 | 0,020 | 0,100 |
Nhận xét:
Năm hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất là năm 2011. Các tỷ số trên cho thấy doanh thu Tổng tài sản và tổng tài sản Vốn chủ sở hữu đều có xu hướng tăng giảm không ổn định từ năm 2011 đến 2015. Chỉ số ROA giảm mạnh vào năm 2012 (0,008) sau đó tăng lại từ năm 2013 (0,015) đến năm 2014 là (0,036). Sau đó lại giảm nhẹ vào năm 2015 chỉ còn 0,022. Chỉ số ROE giảm mạnh từ 0,1 (năm 2011) xuống còn 0,029 (năm 2012) tăng lại từ năm 2013 đến năm 2014 (0. 0,7) và giảm vào năm 2015 (0,035). Điều này cho thấy chính sách tiết kiệm chi phí tại doanh nghiệp chưa hợp lý. Doanh thu của công ty giảm dần nhưng tổng tài sản lại tăng qua các năm do công ty tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn và mở rộng qui mô với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.
CHỈ TIÊU | 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 |
HÒA VỐN LỜI LỖ | |||||
Tổng định phí (F) | 86.782.017.629 | 66.645.292.241 | 58.553.273.111 | 55.135.671.976 | 63.438.559.395 |
Tổng biến phí (V) | 691.231.554.631 | 1.001.869.699.030 | 1.012.702.268.750 | 897.650.663.250 | 688.760.734.505 |
Số dư đảm phí | 189.384.386.777 | 197.419.099.228 | 122.377.157.706 | 120.445.625.410 | 184.849.960.555 |
Tỷ lệ số dư đảm phí | 0,215 | 0,165 | 0,108 | 0,118 | 0,212 |
Doanh thu hòa vốn lời lỗ | 403.526.549.639 | 404.859.270.222 | 543.096.578.690 | 466.047.835.448 | 299.813.988.601 |
HÒA VỐN TIỀN MẶT | |||||
Định phí Hạch toán (Fht) | 4.784.039.265 | 5.996.265.030 | 4.995.437.457 | 4.545.955.295 | 3.863.750.321 |
Định phí tiền mặt (Ftm) | 81.997.978.364 | 60.649.027.211 | 53.557.835.654 | 50.589.716.681 | 59.574.809.074 |
Doanh thu hòa vốn tiền mặt | 381.281.309.084,85 | 368.432.939.081,51 | 496.762.619.069,94 | 427.622.029.625,09 | 281.553.700.130,32 |
HÒA VỐN TRẢ NỢ | |||||
Ngân Quỹ Trả Nợ | 17.880.872.209 | 49.543.107.781 | 52.200.147.275 | 65.259.715.000 | 47.222.530.352 |
Định Phí Trả Nợ (Ftn) | 99.878.850.573 | 110.192.134.992 | 105.757.982.929 | 115.849.431.681 | 106.797.339.426 |
Doanh Thu Hòa Vốn Trả Nợ | 464.425.338.967,66 | 669.399.230.716,86 | 980.932.331.298,19 | 979.245.830.110,52 | 504.729.877.390,19 |
Doanh thu thuần | 880.615.941.408 | 1.199.288.798.258 | 1.135.079.426.456 | 1.018.096.288.660 | 873.610.695.060 |
Qua các năm từ năm 2011 đến 2015 doanh thu thuần đều cao hơn mức doanh thu hòa vốn lời lỗ, doanh thu hòa vốn tiền mặt và doanh thu vốn trả nợ có thể thấy công ty hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả.
1.5. Phân tích các đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu | 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 |
DOL | 1,699 | 1,424 | 1,719 | 1,685 | 1,470 |
DFL | 1,168 | 1,460 | 2,782 | 5,289 | 1,539 |
DTL | 1,985 | 2,078 | 4,782 | 8,912 | 2,262 |
Đòn bẩy định phí nhìn chúng tăng giảm không ổn định qua các năm, đòn cân định phí đo lường phần trăm thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) khi doanh thu thay đổi 1%. DOL tăng từ năm 2011 (1,470) đến năm 2013 (1,719) và giảm năm 2014 (1,424), tăng lại vaò năm 2015 (1,699). DOL thay đổi cho thấy mức độ biến động lợi nhuận so với độ biến động của doanh thu giảm cho thấy tình trạng doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận thực tế giảm đi trong năm 2014.
Đòn cân tài chính đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn bẫy cân nợ đến thu nhập ròng của cổ đông, tức độ thay đồi của EPS khi EBIT thay đổi 1%. Cũng giống như đòn cân định phí, ASM có xu hướng tăng giảm không ổn định từ năm 2011 đến năm 2015. Từ năm 2011 đến năm 2012 tăng mạnh (tăng 3,75) nhưng sau đó giảm dần đến năm 2015 chỉ còn 1,168.
Phân tích cơ cấu trên cũng cho thấy công ty đang giảm dần tài sản cố định và tăng cường khoản vay ngắn hạn. Doanh nghiệp đang cố gắng tăng EPS để thu hút đầu tư. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Tập đoàn Sao Mai ASM)
DTL thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu với sự thay đổi của doanh thu. DTL có xu hướng giảm dần cho thấy doanh nghiệp đang giảm mức độ rủi ro chung.\
Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai ASM, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562