Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
Phần I: TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC
1. Giới thiệu chung (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, Hà Nội
Điện thoại: +84-(04) 3771 1111 – Fax: +84-(04) 3724 5888
Người công bố thông tin: Ông Trần Thế Anh – anhtt@flc.vn
Email: info@flc.vn
Website: http://flc.vn.
2. Khái quát về Công ty (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
Lịch sử hình thành:
Tiền thân Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập năm 2008. Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số 0102033961 cấp 17/03/2008 với số vốn ban đầu là 18.000.000.000 đồng.
Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được chuyển đổi thành công ty cổ phần từ ngày 09/12/2009 mang tên Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV và đổi tên thành Công ty Cổ phần FLC vào ngày 20/01/2010.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ số 57/NQ/ĐHĐCĐ-2010 ngày 22 tháng 11 năm 2010, Công ty Cổ phần FLC được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là sự kết hợp hiệu quả của các đối tác mạnh, đầy tiềm năng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và tài chính, ngân hàng. Các đối tác mạnh của Công ty là Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Ninh Bắc, Công ty TNHH Hải Châu tỉnh Vĩnh Phúc.
Với hoạt động ban đầu là sàn giao dịch bất động sản, tư vấn đầu tư, và tư vấn tài chính doanh nghiệp, FLC đang bắt đầu triển khai hoạt động đầu tư vào bất động sản. Đầu năm 2010, sàn giao dịch bất động sản FLC ra đời, khẳng định quyết tâm của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Định hướng chiến lược phát triển của FLC là trở thành một công ty mạnh và năng động, lấy hoạt động sàn bất động sản, tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính doanh nghiệp, đầu tư và kinh doanh bất động sản làm trọng điểm. Hiện tại Công ty đang sở hữu một số dự án bất động sản lớn có tiềm năng phát triển và nằm ở vị trí đắc địa tại Hà Nội và một số thành phố lân cận.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
Tháng 4/2011, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) đà chinh thức được ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để trở thành công ty đại chủng.
Ngày 25/4/2013, Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 đã quyết nghị thông qua việc chuyển sàn giao dịch cổ phiếu của Công ty từ sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Ngày 30/07/2013, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX) đã có thông báo số 723/2013/TB-SGDHCM về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên cùa Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Theo đó, sau quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Tập đoàn FLC, 77,18 triệu cổ phiếu FLC đã chính thức giao dịch trên HSX ngày 06/08/2013.
Tháng 7/2014 cổ phiếu FLC được đưa vào rổ cổ phiếu tính chỉ số VN30
Tháng 9/2014 ký thỏa thuận với UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thực hiện dự án BT xây dựng khu hành chính tập trung tỉnh Khánh Hòa.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Ngành nghề kinh doanh:
- Dịch vụ quản lý bất động sản;
- Dịch vụ quảng cáo bất động sản;
- Dịch vụ tư vấn bất động sản;
- Dịch vụ đấu giá bất động sản;
- Dịch vụ chứng khoán
- Dịch vụ đầu tư tài chính
- Kinh doanh công nghệ
- Đại lý thuế
- Tư vấn pháp lý
- Khai thác chế biến khoáng sản
- Truyền thông
3.Tình hình hoạt động của Công ty (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
- KLCP đang niêm iết: 529,871,533 cp.
- KLCP đang lưu hành: 529,871,533 cp.
Công ty con và công ty liên kết
Tên công ty con (8) | Vốn điều lệ (tỷ đồng) |
Vốn góp (tỷ đồng) |
Tỷ lệ sở hữu (%) |
Công ty TNHH MTV FLC Land | 510 | 510 | 100% |
Công ty TNHH FLC Sam Sơn Golf & Resort | 100 | 100 | 100% |
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Trực thăng và Du thuyền FLC | 200 | 200 | 100% |
Công ty TNHH ĐT và PT Vĩnh Phúc FLC | 100 | 100 | 100% |
Công ty TNHH ĐT và PT Địa ốc Khánh Hòa | 100 | 100 | 100% |
Công ty TNHH FLC Land Thanh Hóa | 100 | 100 | 100% |
Công ty CP Địa ốc Star Hà Nội | 120 | 100% | |
CTCP Truyền thông và Công nghệ FLC | 50 | 45 | 90% |
(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
Công ty liên kết (5) | |||
CTCP FLC Golf & Resort | 160 | 79 | 49.38% |
Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý toà nhà Ion Complex | 200 | 49% | |
CTCP Đầu tư địa ốc Laska | 1.000 | 297 | 29.7% |
Công ty CP Đầu tư Địa ốc Alaska | 1.000 | 29.7% | |
Công ty Cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF | 5,970.63 | 244.01 | 4.09% |
(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
1.3 Tỷ lệ tài trợ
Tỷ lệ tài trợ | 2011 | 202 | 2013 | 2014 | 2015 |
Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản | 50.07% | 43.25% | 39.82% | 27.53% | 36.51% |
Tỷ số thanh toán lãi vay | 2.28 | 4.14 | 8.17 | 10.89 | 28.23 |
Tỷ số khả năng trả nợ | 0.68 | 1.72 | 2.20 | 1.66 | 1.8 |
Nhận xét:
- Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản: Đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản và cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn, tỷ lệ này thường nằm trong khoảng từ 50 – 70%. Trong khoảng từ năm 2011- 2015 chỉ có năm 2011 công ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là 50.07%, còn lại khá thấp, điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính và khả năng còn được vay nợ của FLC còn cao, tuy nhiên nó cũng có mặt trái là FLC không tận dụng được lợi thế đòn bẫy tài chính và đánh mất cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
- Tỷ số thanh toán lãi vay: Phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua tính toán ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của FLC tăng mạnh qua các năm, cụ thể trong năm 2011 FLC tạo ra lợi nhuận trước thuế gấp 2.28 lần lãi vay, nhưng đến năm 2015 con số này là 28.23 lần => Tình hình kinh doanh của FLC tốt nên khả năng sử dụng lợi nhuận để trả lãi vay ngân hàng cao.
- Tỷ số khả năng trả nợ: đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của công ty từ các nguồn như doanh thu, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế, chỉ có năm 2011 tỷ số khả năn trả nợ của công ty = 0.68 < 1, cho thấy trong năm 2011 khả năn trả nợ vay của FLC chưa tốt, nhưng tỷ số này tăng qua các năm và >1 cho nên khả năng trả nợ của công ty cũng được cải thiện hơn, trong năm 2013 cứ mỗi đồng nợ công ty có tới 2.20 đồng để có thể sử dụng trả nợ và con số này trong năm 2015 là 1.8.
1.4 Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời
Các tỷ lệ | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM | 7.54 | 2.76 | 8.36 | 12.5 | 12.46 |
Doanh lợi dòng NMP | 9.23 | 2.34 | 5.69 | 17.24 | 16.93 |
Sức sinh lợi cơ bản BEP | 7.02 | 2.40 | 7.43 | 9.25 | 12.23 |
Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ROA | 2.79 | 1.71 | 4.72 | 6.59 | 9.19 |
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu ROE | 5.68 | 3.03 | 7.88 | 9.09 | 14.47 |
- Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ: Cho biết lợi nhuận bán hàng và dịch vụ bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. Theo kết quả trong bảng cho thấy trong năm 2012 GPM của công ty giảm so với năm 2011, nhưng tăng lên trong các năm tiếp theo, cho thấy khả năng sinh lợi từ hoạt động bán hàng và dịch vu của FLC khá tốt.
- Doanh lợi ròng: cho biết lợi nhuận sau thuế bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. Theo kết quả trong bảng cho thấy lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 9.23% và tăng giảm trong các năm 2012 – 2014, tỷ số này trong năm 2015 là 16.93%, nhưng vẫn thấp hơn năm 2014 là 17.24%, mặc dù khả năng tạo ra lợi nhuận cho cổ đông trên mỗi đồng doanh thu của công ty vẫn ở mức cao, nhưng do chi phí giá vốn hàng bán ngày một tăng nên con số này trong năm 2015 có giảm không đáng kể.
- Sức sinh lợi cơ bản: Tỷ số này đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và các đòn bẫy tài chính, các con số ở trên cho thấy công ty làm ăn khá hiệu quả, khi bình quân trong năm 2011 cứ mỗi 100 đồng tài sản công ty lời 7.02 đồng, năm 2012 giảm, và năm 2015 thì công ty lời 12.23 đồng.
- Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ROA và Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu ROE của công ty trong các năm đều tốt, chỉ có trong năm 2012 FLC bắt đầu mở rộng kinh doanh khác như du lịch, đại lý vé máy bay, công nghệ, truyền thông, dịch vụ golf… và đẻ ra hàng loạt các công ty. Đồng thời, các công ty thành viên trong tập đoàn được tái cơ cấu như FLC Global (tiền thân là FLC Travel) và FLC Tech & Media, lượng hàng tồn kho nhiều.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
1.5 Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
Chỉ tiêu | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 |
Giá đóng cửa | 20,100 | 7,000 | 8,800 | 10,900 | 7,900 |
Khối lượng | 17,000,000 | 77,180,000 | 77,180,000 | 314,893,882 | 529,871,533 |
EPS | 732 | 471 | 1,284 | 1,647 | 1,925 |
(B) | 13,252 | 15,615 | 16,381 | 12,435 | 11,760 |
Lãi ròng | 12,571,558,410 | 36,312,441,998 | 99,170,036,035 | 355,852,742,574 | 901,873,885,831 |
Khấu hao TSCĐ | 2,512,152,858 | 9,608,590,770 | 9,714,983,536 | 14,891,990,185 | 27,960,503,622 |
(CFPS) | 887.28 | 594.99 | 1,410.79 | 1,177.36 | 1,754.83 |
EBIT | 31,655,909,242 | 50,941,306,689 | 156,171,678,728 | 499,944,797,509 | 1,200,224,862,494 |
Tỷ lệ P/E | 27.47 | 14.87 | 6.85 | 6.62 | 4.10 |
Tỷ lệ P/B | 1.52 | 0.45 | 0.54 | 0.88 | 0.67 |
Tỷ lệ P/CF | 22.65 | 11.76 | 6.24 | 9.26 | 4.50 |
Nhận xét: (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG
- Tỷ lệ P/E: dùng để đánh giá sự kì vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty và cho biết số tiền nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng thu nhập hiện tại. Với kết quả trong bảng ta thấy chỉ số này của FLC giảm, kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lời của công ty đang giảm sút .
- Tỷ lệ P/B: phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty. Theo bảng kết quả, chỉ số này từ năm 2012 – 2015 giảm dần so với năm 2011, nguyên nhân là giá trị trị trường nhỏ hơn giá trị sổ sách. Tức là sự kì vọng phản ánh qua giá cổ phiếu trên thị trường lại nhỏ hơn giá trị trị sổ sách, do chịu sự tác động của thị trường chứng khoán suy thoái trong những năm gần đây gây ảnh hưởng lên giá cổ phiếu FLC giảm mạnh, đây là cơ hội tốt để tích lũy mua vào cổ phiếu, bởi việc giảm giá quá đà này hoàn toàn do yếu tố thị trường, đi ngược với diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trên thực tế công ty vẫn kinh doanh với lợi nhuận cao, tăng dần trong các năm.
- Tỷ lệ P/CF: cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng dòng tiền. Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ số giá/dòng tiền giảm chỉ còn 4.50 trong năm 2015, điều này cho thấy giá cổ phiếu đang rẻ hơn, đồng thời hoạt động kinh doanh của công ty đang ở trạng thái lành mạnh và vẫn còn tiền nhàn rỗi để trả cổ tức hoặc mua cổ phiếu, nghĩa là thu nhập của cổ đông sẽ tăng lên.
2. Phân tích cơ cấu (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
2.1 Phân tích cơ cấu theo bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN | 50.42% | 60.14% | 47.01% | 66.43% | 47.09% |
Tiền và các khoản tương đương tiền | 0.14% | 0.31% | 0.62% | 10.43% | 1.66% |
Tiền | 0.14% | 0.31% | 0.59% | 5.30% | 0.29% |
Các khoản tương đương tiền | 0.00% | 0.00% | 0.02% | 5.14% | 1.37% |
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn | 31.01% | 33.38% | 16.66% | 32.30% | 0.00% |
Các khoản phải thu ngắn hạn | 16.27% | 25.55% | 24.46% | 20.38% | 37.41% |
Phải thu của khách hàng | 18.59% | 21.45% | 20.42% | 8.23% | 11.90% |
Trả trước cho người bán | 1.06% | 4.09% | 2.74% | 11.75% | 9.12% |
Các khoản phải thu ngắn hạn khác | 1.05% | 0.01% | 1.31% | 0.47% | 16.40% |
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi | 0.00% | 0.00% | -0.01% | -0.01% | -0.01% |
Hàng tồn kho | 0.45% | 0.10% | 4.38% | 0.80% | 6.32% |
Hàng tồn kho | 0.45% | 0.10% | 4.38% | 0.80% | 6.32% |
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% |
Tài sản ngắn hạn khác | 2.55% | 0.79% | 0.89% | 2.45% | 1.71% |
Chi phí trả trước ngắn hạn | 0.12% | 0.03% | 0.33% | 0.08% | 0.33% |
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ | 0.46% | 0.07% | 0.11% | 0.43% | 1.37% |
Thuế và các khoản phải thu Nhà nước | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.01% |
Tài sản ngắn hạn khác | 1.97% | 0.68% | 0.45% | 1.94% | 0.00% |
TÀI SẢN DÀI HẠN | 49.58% | 39.86% | 52.99% | 33.57% | 50.98% |
Các khoản phải thu dài hạn | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.68% |
Phải thu dài hạn khác | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.68% |
Tài sản cố định | 6.21% | 14.41% | 12.81% | 11.20% | 26.36% |
Tài sản cố định hữu hình | 5.67% | 0.81% | 6.07% | 0.67% | 25.31% |
Nguyên giá | 6.56% | 1.07% | 6.76% | 0.92% | 25.76% |
Giá trị hao mòn lũy kế | -0.89% | -0.26% | -0.70% | -0.25% | -0.46% |
Tài sản cố định vô hình | 0.00% | 3.57% | 4.36% | 1.91% | 1.06% |
Nguyên giá | 0.00% | 3.57% | 4.36% | 1.96% | 1.08% |
Giá trị hao mòn lũy kế | 0.00% | 0.00% | 0.00% | -0.05% | -0.03% |
Bất động sản đầu tư | 0.00% | 17.60% | 17.79% | 6.92% | 6.58% |
Nguyên giá | 17.60% | 17.79% | 6.92% | 6.66% | |
Giá trị hao mòn lũy kế | 0.00% | 0.00% | -0.08% | ||
Tài sản dở dang dài hạn | 0.00% | 11.07% | |||
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang | 0.55% | 10.04% | 2.38% | 8.62% | 11.07% |
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn | 35.30% | 6.96% | 21.30% | 11.31% | 5.96% |
Đầu tư vào công ty con | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% |
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh | 35.30% | 6.96% | 21.04% | 8.52% | 2.13% |
Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 2.58% | 0.00% | 0.26% | 2.79% | 3.84% |
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% |
Tài sản dài hạn khác | 8.07% | 0.67% | 0.88% | 0.24% | 2.24% |
Chi phí trả trước dài hạn | 0.76% | 0.19% | 0.34% | 0.23% | 0.31% |
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại | 0.00% | 0.45% | 0.52% | 0.00% | 0.01% |
Tài sản dài hạn khác | 0.05% | 0.02% | 0.02% | 0.01% | 0.00% |
Lợi thế thương mại | 7.27% | 0.23% | 0.21% | 3.89% | 1.93% |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% |
NGUỒN VỐN | |||||
NỢ PHẢI TRẢ | 50.07% | 43.25% | 39.82% | 27.53% | 36.51% |
Nợ ngắn hạn | 49.66% | 34.32% | 33.75% | 10.91% | 24.24% |
Vay và nợ ngắn hạn | 29.95% | 9.04% | 5.49% | 0.13% | 2.65% |
Phải trả người bán | 14.38% | 21.51% | 18.16% | 3.98% | 7.95% |
Người mua trả tiền trước | 0.12% | 0.02% | 0.27% | 0.01% | 1.83% |
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 1.24% | 2.32% | 3.82% | 2.56% | 3.59% |
Phải trả người lao động | 0.23% | 0.07% | 0.10% | 0.06% | 0.15% |
Chi phí phải trả | 0.03% | 0.03% | 2.73% | 0.61% | 3.78% |
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác | 3.61% | 1.31% | 3.13% | 3.56% | 4.28% |
Quỹ khen thưởng, phúc lợi | 0.10% | 0.03% | 0.05% | 0.01% | 0.00% |
Nợ dài hạn | 0.41% | 8.93% | 6.07% | 16.63% | 12.27% |
Doanh thu chưa thực hiện dài hạn | 0.00% | 4.03% | 3.24% | 0.89% | 0.55% |
Phải trả dài hạn khác | 0.00% | 0.02% | 0.05% | 0.05% | 0.03% |
Vay và nợ dài hạn | 0.33% | 4.88% | 2.78% | 15.68% | 11.64% |
Dự phòng trợ cấp mất việc làm | 0.07% | ||||
NGUỐN VỐN CHỦ SỞ HỮU | 49.06% | 56.47% | 59.89% | 72.44% | 63.49% |
Vốn chủ sở hữu | 49.06% | 56.47% | 59.89% | 58.28% | 63.49% |
Vốn đầu tư của chủ sở hữu | 37.67% | 36.34% | 36.74% | 7.66% | 53.99% |
Thặng dư vốn cổ phần | 9.31% | 19.48% | 19.70% | 7.66% | 0.24% |
Quỹ đầu tư phát triển | 0.96% | 0.19% | 0.31% | 0.12% | 0.07% |
Quỹ dự phòng tài chính | 0.28% | 0.03% | 0.07% | 0.03% | 0.00% |
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu | 0.08% | 0.02% | 0.03% | 0.01% | 0.00% |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối | 0.48% | 0.40% | 3.04% | 6.35% | 9.16% |
LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước | 0.00% | 0.00% | 0.00% | -0.03% | |
LNST chưa phân phối kỳ này | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 9.19% | |
Nguồn kinh phí và quỹ khác | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% |
LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ | 0.87% | 0.29% | 0.29% | 0.02% | 0.00% |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
Nhận xét:
- Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của FLC, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn.
- Năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm 42% nhưng đến năm 2015 tài sản ngắn hạn chiếm chỉ còn 47.09%. Mức giảm tài sản ngắn hạn 3.33% do giảm tỷ trọng các khoản đầu tư ngắn hạn. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1.52% so với năm 2011.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
- Tỷ trọng hàng tồn kho tăng so với năm 2011, do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu bán hàng tăng, các khoản phải thu tăng nhưng tỷ trọng dự phòng các khoản nợ khó đòi lại giảm, do khả năng thu hồi nợ của công ty tốt.
- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty từ năm 2011 đến năm 2015 tăng nhanh. Năm 2011 tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 49.06% năm 2015 tăng lên 63.49%.. Sự gia tăng của tỷ trọng nguồn vốn dài hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn đã làm cho năng lực tự chủ về tài chính của công ty thêm mạnh.
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.2 Phân tích cơ cấu theo bảng báo cáo hoạt động kinh doanh
CHỈ TIÊU | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | |||||
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | |||||
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% |
4. Giá vốn hàng bán | 92.46% | 97.24% | 91.64% | 87.50% | 87.54% |
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV | 7.54% | 2.76% | 8.36% | 12.50% | 12.46% |
6. Doanh thu hoạt động tài chính | 30.52% | 6.58% | 3.45% | 16.10% | 12.82% |
7. Chi phí tài chính | 10.18% | 5.22% | 1.60% | 2.26% | 0.83% |
– Trong đó : Chi phí lãi vay | 10.18% | 0.79% | 1.10% | 2.23% | 0.80% |
8. Chi phí bán hàng | 0.59% | 0.07% | 0.21% | 0.22% | 0.37% |
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 14.41% | 1.71% | 1.95% | 2.72% | 0.39% |
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh |
12.87% | 2.34% | 8.05% | 23.39% | 21.78% |
11. Thu nhập khác | 0.13% | 0.74% | 0.00% | 0.40% | 0.04% |
12. Chi phí khác | 0.14% | 0.73% | 0.05% | 1.08% | 0.08% |
13. Lợi nhuận khác | -0.01% | 0.01% | -0.04% | -0.68% | -0.05% |
14. Lãi/ ( Lỗ) của công ty liên kết | 0.20% | 0.14% | -0.15% | -0.71% | 0.00% |
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế | 13.06% | 2.49% | 7.86% | 22.00% | 21.74% |
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành | 3.83% | 0.15% | 2.18% | 4.76% | 4.91% |
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại | 0.00% | 0.00% | 0.01% | -0.01% | -0.11% |
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) | 9.23% | 2.34% | 5.69% | 17.24% | 16.93% |
Lợi ích của cổ đông thiểu số | 0.10% | 0.00% | 0.00% | 0.00% | -0.01% |
Lợi ích của cổ đông Công ty | 9.13% | 2.34% | 5.68% | 17.24% | 16.94% |
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 0.00% |
Nhận xét:
Trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty tăng, do lợi nhuận từ hoạt động bán hàng tăng trong khi chi phí có xu hướng giảm.
3. Phân tích mô hình hệ số Z.
Mô hình phân tích hệ số nguy cơ phá sản (hệ số z)
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | |
TÀI SẢN NGẮN HẠN | 227,524,152,230 | 1,277,127,194,181 | 987,621,072,712 | 3,589,787,525,097 | 4,622,220,420,090 |
NỢ PHẢI TRẢ | 225,939,971,481 | 918,477,618,064 | 836,581,182,276 | 1,487,847,367,158 | 3,583,702,128,820 |
NỢ NGẮN HẠN | 224,102,765,706 | 728,814,326,388 | 709,131,626,536 | 589,363,577,237 | 2,379,130,264,634 |
LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI | 12,571,558,410 | 36,312,441,998 | 99,170,036,035 | 355,852,742,574 | 901,873,885,831 |
LỢI NHUẬN TRƯỚC LÃI VAY VÀ THUẾ | 17,785,364,626 | 38,625,625,724 | 137,049,668,372 | 454,024,204,706 | 1,157,708,960,821 |
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU | 221,375,356,103 | 1,199,125,671,482 | 1,258,176,265,738 | 3,914,585,266,018 | 6,231,111,116,101 |
DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ | 136,201,198,700 | 1,561,913,964,027 | 1,744,112,880,028 | 2,063,903,723,114 | 5,326,248,342,689 |
TỔNG TÀI SẢN | 451,229,332,246 | 2,123,652,575,393 | 2,100,861,485,632 | 5,403,551,975,381 | 9,814,813,244,921 |
X1 | 0.008 | 0.258 | 0.133 | 0.555 | 0.229 |
X2 | 0.028 | 0.017 | 0.047 | 0.066 | 0.092 |
X3 | 0.039 | 0.018 | 0.065 | 0.084 | 0.118 |
X4 | 0.757 | 1.306 | 1.504 | 2.631 | 1.739 |
X5 | 0.302 | 0.735 | 0.830 | 0.382 | 0.543 |
Chỉ số Z | 0.964 | 1.964 | 2.232 | 3.101 | 2.447 |
Nhận xét:
Năm 2011 hệ số Z của FLC là 0.96 < 1.81 -> công ty có vấn đề về tài chính nhưng sang giai doạn năm 2012 – 2015 hệ số này đã được cải thiện, doanh nghiệp không còn vấn đề trong ngắn hạn, và có tài chính lành mạnh.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
4. Phân tích hòa vốn
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH | NĂM 2011 | NĂM 2012 | NĂM 2013 | NĂM 2014 | NĂM 2015 |
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ | 136,201,198,700 | 1,554,196,520,027 | 1,744,012,977,028 | 2,063,589,993,114 | 5,326,248,342,689 |
Tổng chi phí bất biến | 22,954,290,402 | 36,199,355,673 | 47,220,014,562 | 75,195,278,109 | 188,755,445,109 |
Khấu hao | 2,512,152,858 | 9,608,590,770 | 9,714,983,536 | 14,891,990,185 | 27,960,503,622 |
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn | 0 | -1,100,000,000 | 0 | 0 | 0 |
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi | 0 | 0 | -146,203,712 | -444,897,074 | -546,997,074 |
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Dự phòng phải trả dài hạn | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Chi phí bán hàng | 810,278,120 | 1,062,898,133 | 3,580,082,624 | 4,593,249,648 | 20,628,786,717 |
Chi phí quản lý doanh nghiệp | 19,631,859,424 | 26,627,866,770 | 34,071,152,114 | 56,154,935,350 | 140,713,151,844 |
Định phí hạch toán | 2,512,152,858 | 9,608,590,770 | 9,714,983,536 | 14,891,990,185 | 27,960,503,622 |
Định phí tiền mặt | 20,442,137,544 | 26,590,764,903 | 37,505,031,026 | 60,303,287,924 | 160,794,941,487 |
Ngân quỹ trả nợ | 612,401,925 | 63,221,097,225 | 42,483,185,247 | 299,494,596,640 | 401,523,954,729 |
Định phí trả nợ | 21,054,539,469 | 89,811,862,128 | 79,988,216,273 | 359,797,884,564 | 562,318,896,216 |
Thu nhập trước thuế và lãi vay | 31,655,909,242 | 50,941,306,689 | 156,171,678,728 | 499,944,797,509 | 1,200,224,862,494 |
Doanh thu hòa vốn lời lỗ | 136,201,198,700 | 1,554,196,520,027 | 1,744,012,977,028 | 2,063,589,993,114 | 5,326,248,342,689 |
Doanh thu hòa vốn tiền mặt | 50,983,949,072 | 474,259,354,438 | 321,592,586,969 | 216,366,876,153 | 616,591,744,260 |
Doanh thu hòa vốn trả nợ | 52,511,317,161 | 1,601,838,680,054 | 685,871,113,674 | 1,290,946,928,594 | 2,156,294,133,644 |
Doanh thu thuần của FLC cao hơn mức doanh thu hòa vốn tiền mặt (năm 2011 cao gấp 2.67 lần và gấp 8.64 lần trong năm 2015) và mức doanh thu hòa vốn trả nợ (cao gấp 2.59 lần trong năm 2011, 2.47 lần trong năm 2015), cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả, ổn định.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH | KÝ HIỆU | NĂM 2011 | NĂM 2012 | NĂM 2013 | NĂM 2014 | NĂM 2015 |
Đòn bẩy định phí | DOL | 0.77 | 1.00 | 1.01 | 0.88 | 0.59 |
Đòn bẩy tài chính | DFL | 1.78 | 1.32 | 1.14 | 1.10 | 1.04 |
Đòn bẩy tổng hợp | DTL | 1.37 | 1.32 | 1.15 | 0.97 | 0.61 |
- Đòn bẩy định phí (DOL): DOL giảm qua các năm thì mức đọ rủi ro của công ty cũng giảm.
- Đòn bẩy tổng thể (DTL): thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sở hữu với sự thay đổi của doanh thu. Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp. Hệ số DTL thấp nên FLC cần tăng chỉ số DOL và DFL.
Phần III: Nhận xét chung:
FLC tạo dựng được vị thế mạnh trên thị trường do các yếu tố quyết định như: Lãnh đạo có tầm nhìn và mục tiêu dẫn đầu, đội ngũ nhân sự tốt để thực thi chiến lược, quan hệ đầu tư trong nước và quốc tế, hoạt động trong những ngành có nhiều cơ hội và thế mạnh tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải là không có những thách thức, để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, FLC cũng cần phát triển song song việc huy động nguồn và phát triển các dự án đã mua lại để tạo ra giá trị gia tăng thực sự. Công ty có thể phát triển thông qua các hoạt động thu hút vốn để khai thác dự án, chuyển nhượng lại dự án để tạo nguồn, đồng thời cần tạo thương hiệu cho các dự án của mình nhằm tạo niềm tin cho những khách hàng mua nhà trong tương lai. Mặt khác, việc quản lý đồng thời các dự án cũng đòi hỏi đội ngũ nhân sự có chất lượng và đáp ứng được những yêu cầu cao.
Công ty nên tận dụng được lợi thế đó là cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ, khả năng còn được vay nợ của FLC còn cao, cần tận dụng được lợi thế đòn bẫy tài chính. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC)
Không nên đầu tư quá dàn trải mà nên tập trung vào một số ngành nghề mũi nhọn nhất định.
Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562