Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công (TCM), các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công (TCM) trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
Trong suốt 30 năm không ngừng phát triển để làm giàu cho chính mình và góp phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước, Công ty CP Dệt may Thành Công vững vàng vượt qua giai đoạn sóng gió chung của các doanh nghiệp Dệt may trong nước.Cùng tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, với mong muốn đem đến cho người tiêu dùng trong nước dòng sản phẩm thời trang TCM thể hiện trên chất liệu cotton cao cấp đã từng mang niềm tự hào thương hiệu, dấu ấn Thành Công trên thị trường xuất khẩu; trang phục TCM năng động, bản lĩnh đang trở lại với tâm thức những người yêu mến thời trang.
1. Một số thông tin cơ bản
CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công
36 Tây Thạnh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCM.
Phone: +84 (8) 381-53962
Fax: +84 (8) 381-52757
E-mail: tcm@thanhcong.com.vn
Web site: www.thanhcong.com.vn
Mã chứng khoán: TCM
2. Lịch sử hình thành (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập năm 1967.
- Tháng 08/1976 được chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy Dệt Tái Thành, sau đó lần lượt được đổi tên thành Nhà máy Dệt Thành Công, Công ty Dệt Thành Công và đến năm 2000 là Công Ty Dệt May Thành Công.
- Tháng 07/2006, chuyển đổi hình thức hoạt động thành Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công.
- Tháng 10/2007, Công ty chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.
- Tháng 5/ 2008, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Đầu tư Thương mại – Thành Công.
- Năm 2013: Vốn điều lệ công ty đạt 491.999.510.000 đồng
3. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất hàng may mặc, giày dép.
- Khách sạn. Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú tương tự.
- Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
- Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Kinh doanh địa ốc trung tâm thương mại. Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi. Đầu tư, kinh doanh công trình dân dụng và công nghiệp hạ tầng khu công nghiệp, du lịch. Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
- Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại các mặt hàng may mặc, giày dép, thịt và các sản p hẩm từ thịt, lương thực, thực phẩm, thủy sản, rau quả, đường, sữa, các sản phẩm, chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột; thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn; đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng nội thất tương tự, đèn và bộ đèn, đồ dùng gia đình khác; đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ, thủy tinh; hàng văn hóa giải trí, sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm, băng, đĩa âm thanh, hình ảnh; Thiết bị dụng cụ, thể dục, thể thao, trò chơi, đồ chơi. Cặp, túi, ví, hàng da và giả da; Hoa, cây cảnh; nước hoa, mỹ phẩm; hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ, tranh, ảnh và các tác phẩm nghệ thuật khác; đồng hồ, mắt kính, máy ảnh, phim ảnh và vật liệu.
- Sản xuất sợi.
- Sản xuất các loại vải.
- Mua bán bông, xở, sợi, máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư, vật liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may. Mua bán thiết bị lạnh, điều hòa không khí, máy, máy thu thanh-thu hình, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải.
- Sản xuất các loại bông, xơ.
- Mua bán các loại vải, hàng máy mặc, giày dép.
- Sữa chữa máy móc, thiết bị.
- Cho thuê máy móc thiết bị.
- Lập tổng dự toán các công trình dân dụng và công nghiệp hạ tầng, khu công nghiệp, du lịch.
- Lắp đặt các công trình dân dụng và công nghiệp hạ tầng khu công nghiệp, du lịch.
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Môi giới thương mại, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ.
- Xây dựng, sửa chữa các công trình dân dụng và công nghiệp hạ tầng khu công nghiệp, du lịch.
- Tư vấn máy vi tính và quan trị hệ thống máy vi tính.
4. Sứ mệnh và tầm nhìn(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
- Bằng cách làm việc sáng tạo từng ngày, Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công đóng góp cho xã hội đồng thời phát triển con người và kinh doanh trên nền tảng tri thức và tính chính trực
- Mang đến lợi ích cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao
- Mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư tin tưởng vào tri thức và tính chính trực. Duy trì lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư cũng như nâng cao vị thế của Công ty
- Mang đến sự tự tin trong cuộc sống cho nhân viên thông qua sự đóng góp đầy ý nghĩa của họ
- Mang đến sự hài lòng cho nhà cung cấp qua các giao dịch công bằng và minh bạch.
5. Vị thế công ty
Công ty cổ phần Dệt May Thành Công là công ty dệt hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dệt kim, nhuộm hoàn tất. Chất lượng sản phẩm vải của công ty đã được khẳng định tại thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Công ty có uy tín trên thương trường XK nhiều năm, là doanh nghiệp xuất khẩu mạnh trong ngành dệt may, được nhiều khách hàng nước ngoài biết đến. Công ty có truyền thống luôn đi đầu đổi mới góp phần vào những thay đổi tích cực trong sự nghiệp kinh tế của đất nước.
6. Chiến lược phát triển và đầu tư
* Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
– Đến năm 2020, trở thành công ty số 1 toàn cầu về sản phẩm dệt may thời trang.
– Tập trung phát triển ngành nghề cốt lõi dệt- may: nâng cao năng lực sản xuất; đa dạng hóa sản phẩm chính: sợi, vải, sản phẩm may; nâng cao chất lượng sản phẩm; cải tiến tốc độ giao hàng; quản lý chi phí sản xuất; đào tạo và phát triển lực lượng nhân sự kế thừa.
– Khai thác quỹ đất hiện có để phát triển dự án bất động sản nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Công ty.
* Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
– Trong trung hạn: tối ưu hóa quy trình sản xuất khép kín hiện nay thông qua việc nâng cao năng lực sản xuất.
– Về dài hạn: công ty chuyển sang sản xuất sản phẩm thời trang.
– Phát triển các dự án BDS ngay sau khi thị trường có dấu hiệu hồi phục
* Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của công ty:
– Tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các quy định pháp luật liên quan đến việc bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của Công ty.
– Chia sẻ trách nhiệm vào việc chăm lo cho các hoàn cảnh khó khăn của cư dân địa phương nơi Công ty có cơ sở trú đóng bằng các đóng góp, tài trợ cho các hoạt động do chính quyền địa phương, cơ quan hữu quan phát động.
– Chăm sóc đời sống tinh thần, thực hiện tốt các chế độ phúc lợi cho người lao động Công ty.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội tại Công ty.
– Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng thực hiện trên nguyên tắc thường xuyên, lâu dài và trực tiếp.
II. PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
1. Phân tích các tỉ lệ
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Tỉ lệ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR) | 1.14 | 0.95 | 1.02 | 1.01 | 0.95 |
Tỉ lệ thanh toán nhanh (QR) | 0.37 | 0.37 | 0.34 | 0.34 | 0.37 |
Bảng 1.1 Thống kê các tỉ số thanh khoản của TCM từ 2011 – 2014
Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn
1.1 Tỉ lệ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR):
Chỉ số cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn phải trả.
Tài sản ngắn hạn
CR =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Tỉ lệ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR) | 1.14 | 0.95 | 1.02 | 1.01 | 0.95 |
Tỉ lệ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trung bình ngành sản xuất và kinh doanh | 1.4 | 1.42 | 1.46 | 1.47 | 1.57 |
Bảng 1.2 Tỉ lệ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của TCM 2011 -2015
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Qua bảng thống kê 1.2 ta thấy:
- Năm 2011 tỉ lệ thanh toán nợ ngắn hạn là 1.14 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có 1.14 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo khả năng thanh toán nợ đó. Tương tự, năm 2012 có tỉ lệ thanh toán nợ ngắn hạn là 0.95 thấp hơn năm 2011, có nghĩa là năm 2012 công ty có khả năng thanh toán nợ thấp hơn năm 2011.
- Năm 20l3 tỉ lệ thanh toán nợ ngắn hạn là 1.02 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có 1.02 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Tỉ lệ thanh toán nợ ngắn hạn năm 2013 cao hơn năm 2012 nhưng lại thấp hơn năm 2011, vậy năm 2013 công ty có khả năng thanh toánh cao hơn năm 2012 nhưng lại thấp hơn năm 2011.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
- Từ năm 2014 đến năm 2015, tỉ lệ thanh toán thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giảm từ 1.01 xuống còn 0.95 tức là vào năm 2015 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty chỉ có 0.95 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo khả năng thanh toán nợ đó. Qua đó, ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đang giảm dần nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn.
- Nhìn chung, 2011 – 2015 tỉ lệ thanh toán hiện hành của TCM đạt mức thấp so với trung bình ngành cụ thể là năm 2011 thấp hơn 28%, năm 2012 thấp hơn 0.47, năm 2013 thấp hơn 0.44, năm 2013 thấp hơn 0.46 và năm 2015 thấp hơn 0.62. Điều này chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán kém hiệu quả.
- Tỉ lệ thanh toán nhanh (QR)
Chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động thanh khoản cao của một doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn – Tồn kho
QR =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Tỉ lệ thanh toán nhanh (CR) | 0.37 | 0.37 | 0.34 | 0.34 | 0.37 |
Tỉ lệ thanh toán nhanh trung bình ngành sản xuất và kinh doanh | 0.69 | 0.72 | 0.72 | 0.74 | 0.82 |
Bảng 1.3 Tỉ lệ thanh toán nhanh của TCM 2011 -2015
Qua bảng thống kê 1.3 cho thấy:
- Tỉ lệ thanh toán nhanh của công ty năm 2011 và năm 2012 không thay đổi là 0.37 tức là có 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,37 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao mà công ty đảm bảo cho số nợ đó.
- Đến năm 2013 tỉ lệ thanh toán nhanh có mức giảm không đáng kể là 0.34 so với 2 năm trước đó và vẫn giữ tỉ lệ này đến 2014, tức là có 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,34 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao mà công ty đảm bảo cho số nợ đó. Năm 2015, tỉ số thanh toán nhanh lại tăng nhẹ về mức 0.37.
- Từ bảng thống kê 1.1, ta thấy rằng tỉ lệ thanh toán nhanh của công ty có sự thay đổi không đáng kể và đều thấp hơn so với tỉ lệ thanh toán nhanh trung bình của ngành. Tỉ lệ qua các năm đều nhỏ hơn 1. Điều đó cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn kém.
(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản | 1.08 | 1.17 | 1.29 | 1.26 | 1.12 |
Vòng quay tồn kho | 2.66 | 3.47 | 3.60 | 3.51 | 3.03 |
Kỳ thu tiền bình quân | 28.67 | 34.05 | 27.37 | 26.72 | 25.82 |
Bảng 1.4 Thống kê các tỉ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tỉ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định nghĩa là mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
TAT =
Tài sản cố định
Từ kết quả bảng 1.4, cho thấy:
- Năm 2011, tỉ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản là 1.08 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ tạo ra 1.08 đồng doanh thu.
- Năm 2012 và năm 2013 tỉ số chỉ tiêu này lần lượt là 1.17 và 1.29, ta có thể thấy năm 2013 so với năm 2011 thì tỉ số sử dụng hiệu quả tổng tài sản đã tăng lên 0.21 tức là năm 2013 doanh thu tăng lên 0.21 đồng so với năm 2011.
- Năm 2014, tỉ số lại giảm xuống còn 1.26 tức là đã giảm 0.03 đồng. Qua năm 2015, tỉ số sử dụng hiệu quả tổng tài sản lại tiếp tục giảm còn 1.12 nghĩa là giảm thêm 0.14 đồng so với năm 2014. Điều này không có lợi cho công ty khi vòng quay tổng tài sản giảm làm cho việc tạo ra doanh thu cho công ty thấp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
– Giai đoạn 2011 -2015, hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty đều cao hơn trung bình ngành cụ thể năm 2011 cao hơn 2%, năm 2012 cao hơn 19%, năm 2013 cao hơn 34%, năm 2011 cao hơn 26%, năm 2015 cao hơn 7%, chứng tỏ công ty sử dụng tài cố định hiệu quả.
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho dùng để đo lường mức luân chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho (hay hàng dự trữ) trong một năm của doanh nghiệp.
IT = Chi phí giá vốn hàng bán / Giá trị hàng tồn kho
Qua bảng thống kê 2.1, ta thấy được:
- Năm 2011 quay được 2.66 vòng/năm và tăng dần qua các năm 2012, 2013 lần lượt là 3.47 vòng/ năm và 3.6 vòng/ năm. Điều này cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2013, mức sử dụng tồn kho khá tốt, thời gian tồn kho ngắn, không để hàng tồn kho ứ đọng lâu, đây là cơ sở nâng cao hiệu quả vốn.
- Tuy nhiên, từ năm 2013 đến năm 2015 vòng quay tồn kho lại giảm xuống từ 3.6 còn 3.03 vòng/ năm, có nghĩa là việc sử dụng hàng tồn kho trong giai đoạn này kém hiệu quả hơn trước đó. Việc giữ hàng tồn kho lâu trong kho, xưởng sẽ làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho cũng như chi phí bảo quản làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
- 2.3 Kỳ thu tiền bình quân (ACP)
Chỉ số dùng đo lường thời gian trung bình thu tiền từ khách hàng mua theo phương thức tín dụng.
KPT * 360
ACP =
NS
Trong đó:
KPT: Khoản phải thu từ khách hàng
NS: Doanh thu tín dụng
Nhận xét:
Từ kết quả bảng 2.1, cho thấy:
- Năm 2011 đến năm 2012, kỳ thu tiền bình quân tăng từ 28.67 ngày/ năm lên đến 34.05 ngày/ năm. Điều đó cho biết việc thu tiền từ khách hàng đang gặp khó khăn và cần mất thêm thời gian hơn, việc ứ đọng vốn lâu hơn.
- Nhưng từ năm 2013 đến năm 2015, kỳ thu tiền bình quân lại giảm dần qua các năm lần lượt là 27.37 vòng/ năm (2013), 26.72 vòng/ năm (2014) và 25.82 vòng/ năm (2015). Qua đó, thấy được thời gian thu tiền từ khách hàng đang được rút ngắn dần. Điều đó cho thấy trong giai đoạn 2013 – 2015, công ty sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, hạn chế được việc chiếm dụng vốn của khách hàng.
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Tỉ lệ nợ / tổng tài sản | 0.65 | 0.68 | 0.63 | 0.61 | 0.64 |
Tỉ lệ thanh toán lãi vay | 2.75 | 0.58 | 4.03 | 7.81 | 7.10 |
Tỉ lệ khả năng trả nợ | 0.22 | 0.06 | 0.12 | 0.14 | 0.13 |
Bảng 1.5 Thống kê các tỉ lệ tài trợ
Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện các tỉ lệ tài trợ
Chỉ số đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản và cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn.
D/A = Tổng nợ / Tổng tài sản
Dựa vào kết quả thống kê bảng 1.5, thấy:
- Tỉ lệ nợ / Tổng tài sản năm 2011 là 65% và đến năm 2012 tăng lên là 68%. Từ năm 2102 đến năm 2014, tỉ lệ nợ / tổng tài sản lại giảm được 7% (68% – 61%). Tuy nhiên, đến năm 2015 tỉ lệ này lại tăng thêm 3% so với năm 2014 (61% -64%).
- Nhìn chung, ti lệ nợ / tổng tài sản nợ vẫn còn ở mức cao. Cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp khá thấp. Điều này chứng tỏ mức độ rủi ro của doanh nghiệp khá cao.
- 3.2 Tỉ lệ thanh toán lãi vay (ICR)(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
Phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn.
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ICR = EBIT/ I
Trong đó:
EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
I: Lãi vay phải trả
Nhận xét:
Từ bảng 1.5, ta thấy:
- Tỉ lệ thanh toán lãi vay, năm 2011 là 2.75 nghĩa là có 1 đồng lãi vay thì phải trả 2.75 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nhưng đến năm 2012 thì tỉ lệ thanh toán lãi vay lại giảm mạnh còn 0.58 nguyên nhân là do chi phí sản xuất tăng cao trong khi doanh thu lại không có sự tăng mạnh dẫn đến hoạt động kinh doanh năm 2012 không hiệu quả gây lỗ, ảnh hưởng đến khả năng trả lãi vay.
- Từ năm 2012 – 2014, tỉ lệ thanh toán lãi vay lại tăng mạnh từ 0.58 lên 7.81 (tăng 7.23) nguyên nhân do trong giai đoạn này lợi nhuận trước thuế tăng và chi phí lãi vay lại giảm đáng kể.
- Năm 2015, tỉ lệ này lại giảm nhẹ 0.71 (7.81 – 7.1). Nhìn chung 2013 – 2015, khả năng thanh toán lãi vay của công ty tốt.
- 3.3 Tỉ lệ khả năng trả nợ
Dùng để đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế.
Nhận xét:
- Theo kết quả bảng 5, tỉ lệ khả năng trả nợ của TCM < 1, có nghĩa là nguồn tiền công ty có thể sử dụng để trả nợ nhỏ hơn nợ gốc và lãi vay phải trả.
- Năm 2011, tỉ lệ khả năng trả nợ là 0.22 nhưng đến năm 2012 chỉ còn 0.06, nghĩa là năm 2012 khả năng trả nợ của công ty là rất thấp. Tuy nhiên, từ năm 2013 – 2015, tỉ số này đang được cải thiện nhưng không đáng kể. Năm 2015, tỉ số khả năng trả nợ tăng 0.07 so với năm 2012 (0.13 – 0.06).
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ | GPM= GP / NS | 0.16 | 0.07 | 0.14 | 0.15 | 0.15 |
Doanh lợi ròng | NPM= NI / TNS | 0.05 | (0.01) | 0.05 | 0.06 | 0.05 |
Sức sinh lời cơ bản | BEP= EBIT / A | 0.09 | 0.02 | 0.09 | 0.10 | 0.08 |
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản | ROA= NI / A | 0.06 | (0.01) | 0.06 | 0.08 | 0.06 |
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu | ROE= NI / E | 0.16 | (0.04) | 0.17 | 0.21 | 0.17 |
Bảng 1.6 Thống kê các tỉ lệ đánh giá khả năng sinh lời
Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện các tỉ lệ đánh giá khả năng sinh lời
Chỉ số cho biết lợi nhuận bán hàng và dịch vụ bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu thuần.
GPM = GP / NS
Trong đó:
GP: Lợi nhuận gộp
NS: Doanh thu thuần
Nhận xét:
- Theo bảng 6, năm 2011 GPM là 0.16 nhưng đến năm 2012 lại giảm mạnh chỉ còn 0.07 là do giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng nhanh trong khi doanh thu thuần lại tăng không nhiều dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh đáng kể.
- Năm 2013 – 2015, GPM có sự tăng trở lại cụ thể là năm 2015 tăng 08 so với 2011 và tăng 0.01 so với 2013 và chỉ số này ổn định từ 2014 đến 2105 (0.15).
- 4.2 Doanh lợi ròng (NPM)
Chỉ số cho biết lợi nhuận bán hàng và dịch vụ bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu.
NPM = NI / TNS
Trong đó:
NI: Lợi nhuận ròng
TNS: Tổng doanh thu thuần
Nhận xét:
Dựa trên kết quả bảng 1.6:
- Năm 2011, chỉ tiêu NPM là 0.05 nhưng đến năm 2012 chỉ tiêu lại giảm xuống đến mức -0.01 nguyên nhân là do chi phí sản xuất và các chi phí để doanh nghiệp duy trì hoạt động cao nhưng doanh thu lại không cao dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả, không sinh lời.
- Qua năm 2013 và 2014, chỉ số doanh lợi rộng tăng nhẹ lên 0.05 và 0.06. Năm 2015, chỉ số này lại giảm nhẹ về 0.05.
- Nhìn chung, chỉ số NPM của công ty không cao cho thấy việc kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2015 chưa hiệu quả, khả năng sinh lợi thấp.
- 4.3 Sức sinh lời cơ bản (BEP)
Chỉ số BEP dùng để đánh giá khả năng sinh lợi cơ bản của doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính
BEP = EBIT / A
Trong đó:
EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
A: Tổng tài sản(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Nhận xét:
Qua bảng thống kê 1.6 thấy:
- Năm 2011, chỉ số BEP là 0.09 nghĩa là trong 1 đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra được 0.09 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
- Năm 2012, chỉ số sức sinh lời cơ bản có xu hướng giảm mạnh còn 0.02 tức là trong 1 đồng tài sản TCM tạo ra được 0.02 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ số BEP của 2012 giảm 0.07 so với năm 2011 (0.09 – 0.02). Nguyên nhân của việc giảm đi sức sinh lời cơ bản là do chi phí sản xuất và các chi phí để doanh nghiệp duy trì hoạt động tăng cao, trong khi đó doanh thu lại tăng không nhiều dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hơn, không tạo được lợi nhuận. Bên cạnh đó, tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2012 cũng giảm. Những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến chỉ số BEP trong năm 2012.
- Từ năm 2013, BEP có dấu hiệu tăng lên 0.07 so với 2013 (0.02 – 0.09) và tiếp tục tăng đến 0.10 trong năm 2014. Đến năm 2015 thì chỉ số này lại giảm xuống còn 0.08.
- 4.4 Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Suất sinh lợi trên tổng tài sản là tỉ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp.
ROA = Lãi ròng/ Tổng tài sản
Chỉ tiêu / Năm | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản TCM | 0.06 | (0.01) | 0.06 | 0.08 | 0.06 |
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình ngành sản xuất và kinh doanh | 0.04 | 0.03 | 0.04 | 0.06 | 0.07 |
Bảng 1.7 So sánh tỉ suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản TCM với trung bình ngành
Nhận xét:
- Theo kết quả, ta thấy năm 2011 chỉ số ROA là 0.06 tức là cứ 1 đồng đầu tư vào tổng tài sản công ty sẽ tạo ra 0.06 đồng lãi ròng. Qua năm 2012, chỉ số ROA giảm mạnh đến mức chỉ còn -0.01 nghĩa là cứ 1 đồng đầu tư vào tổng tài sản công ty không tạo ra được lãi mà thậm chí lỗ 0.01 đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 chi phí sản xuất và các chi phí để doanh nghiệp duy trì hoạt động tăng cao làm cho giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng theo, nhưng doanh thu trong năm này lại tăng không đáng kể so với 2011. Điều đó dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, không tạo được lợi nhuận, đồng thời tổng tài sản cũng giảm so với năm trước dẫn đến tỉ suất ROA giảm mạnh.
- Năm 2013 chỉ số ROA tăng đến 0.06 và tiếp tục tăng lên 0.08 vào năm 2014 đây cũng là năm doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả với tỉ suất lợi nhuận khá cao so với các năm còn lại trong giai đoạn 2011 – 2015. Qua năm 2015 chỉ số này có dấu hiệu giảm xuống còn 0.06.
- Qua các năm thấy được ngoại trừ năm 2102 doanh nghiệp gặp khủng hoảng thì các năm còn lại chỉ số ROA của doanh nghiệp đều cao hơn mức trung bình ngành.
4.5 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Là tỉ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào SX-KD, hay còn gọi là suất hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu.
ROE = NI / E
Trong đó:
NI: Lãi ròng
E: Vốn cổ phần thường
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của TCM | 0.16 | (0.04) | 0.17 | 0.21 | 0.17 |
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình ngành sản xuất và kinh doanh | 0.07 | 0.06 | 0.09 | 0.12 | 0.13 |
Bảng 1.8 So sánh tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của TCM với trung bình ngành
Nhận xét:
Dựa vào kết quả bảng 1.8:
- Năm 2011, ROE của doanh nghiệp là 0.16 nhưng đến năm 2012 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho tình hình kinh doanh không thuận lợi, không tạo được lợi nhuận. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu lại giảm so với năm 2011 làm cho ROE năm 2012 giảm mạnh xuống mức -0.04.
- Tuy nhiên từ năm 2103 – 2014, tình hình đang dần cải thiện rõ rệt khi tăng đều lần lượt là 0.17 và 0.21. Đến năm 2015, ROE lại giảm về mức 0.17. Năm 2014 là năm doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả nhất về nguồn vốn tự có, có khả năng sinh lãi tốt trên nguồn vốn chủ sở hữu.
- Ngoài năm 2012, khi doanh nghiệp gặp khó khăn khiến tỉ suất ROE năm 2012 chênh lệch khá lớn so với mức trung bình ngành thì trong các năm còn lại ROE đều cao hơn mức trung bình ngành.
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Tỉ số giá cổ phiếu trên thu nhập 1 cổ phiếu | P/E= P / EPS | 3.35 | (10.72) | 8.19 | 12.44 | 14.07 |
Tỉ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu | P/B= P / B | 0.52 | 0.42 | 1.37 | 1.93 | 1.69 |
Tỉ số giá / dòng tiền | P/CF= P / CFPS | 2.25 | 8.17 | 5.62 | 6.92 | 6.78 |
Bảng 1.9 Các tỉ số theo góc độ thị trường
Hình 1.5 Biểu đồ thể hiện các tỉ lệ theo góc độ thị trường
Chỉ số đo lường tỉ số thị giá cổ phiếu / thu nhập trên một cổ phiếu. Dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty và cho biết số tiền nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng thu nhập hiện tại.
P/E = P / EPS
Trong đó:
P: Giá cổ phiếu thị trường
EPS: Lãi cơ bản cổ phiếu
Nhận xét: (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
- Năm 2011, tỉ số P/E là 3.35. Nhưng sang năm 2012 tỉ số này có chiều hướng giảm mạnh chỉ còn -10.72 là do giá thị trường của cổ phiếu lúc này giảm so với năm 2011 (giảm 2600 đồng), đồng thời cổ phiếu không sinh lãi cụ thể lãi cơ bản cổ phiếu là -541 đồng.
- Từ năm 2013 đến năm 201, tỉ số P/E tăng dần lần lượt là 8.19, 12.44 và 14.07. Điều này chứng tỏ công ty được kỳ vọng tốt về sự tăng trưởng, được đánh giá cao về khả năng sinh lợi của công ty.
- 5.2 Tỉ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu (P/B)
Chỉ số dùng để đo lường thị giá cổ phiếu / thư giá cổ phiếu. Chỉ số còn phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty.
P/B= P / B
Trong đó:
P: Thị giá cổ phiếu
B: Thư giá cổ phiếu
Nhận xét
- Năm 2011, TCM có chỉ số P/B là 0.52 và giảm xuống còn 0.42 năm 2012, nguyên nhân là do giá thị trường của cổ phiếu lúc này nhỏ hơn giá sổ sách. Tức là sự kì vọng phản ánh qua giá cổ phiếu trên thị trường lại nhỏ hơn giá trị bút toán.
- Từ năm 2013 đến 2014 chỉ số P/B có sự tăng trưởng từ 1.37 lên 1.93, đây là giai đoạn giá cổ phiếu TCM có sự khởi sắc trở lại. Năm 2015, chỉ số P/B giảm xuống còn 1.69 tuy nhiên thị trường kì vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu TCM.
- 5.3 Tỉ số giá / dòng tiền
Chỉ số cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng dòng tiền. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
P/CF = P / CFPS
Nhận xét:
Theo bảng 1.9, nhìn chung qua các năm tỉ số P/CF có sự biến động liên tục cụ thể là năm 2011 tỉ số P/CF là 2.25, qua năm 2012 có xu hướng tăng mạnh đến 8.17 nhưng đến năm 2103 lại giảm còn 5.62, tăng trở lại 6.92 trong năm 2014 và giảm nhẹ xuống còn 6.78 vào năm 2015. Chỉ số này tỉ lệ thuận với giá cổ phiếu và tỉ lệ nghịch với dòng giá trị CFPS.
Chỉ số Z được tính toán dựa trên 5 chỉ số tài chính kết hợp với trọng số và được sử dụng để tiên đoán về khả năng phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần.
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
X1 | TSNH/ Tổng tài sản | 0.50 | 0.48 | 0.48 | 0.48 | 0.47 |
X2 | Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản | 0.09 | 0.02 | 0.09 | 0.10 | 0.09 |
X3 | EBIT / Tổng tài sản | 0.09 | 0.02 | 0.08 | 0.09 | 0.07 |
X4 | Giá trị thị trường VCSH / Tổng nợ | 0.28 | 0.19 | 0.81 | 1.26 | 0.94 |
X5 | Doanh thu thuần / Tổng tài sản | 1.07 | 1.16 | 1.28 | 1.25 | 1.11 |
CHỈ SỐ Z =X1*1.2+X2*1.4+X3*3.3+X4*0.64+X5*0.999 |
2.26 | 1.96 | 2.78 | 3.08 | 2.64 |
Bảng2.1 Phân tích chỉ số Z
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích từ bảng 3.1, từ năm 2011 – 2013, chỉ số Z nằm trong khoảng 1.81 =< Z < 2.99 cho thấy đây là giai đoạn doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn tuy nhiên cần xem xét thận trọng vấn đề tài chính. Tương tự năm 2015, doanh cũng cần xem xét tài chính để tránh khả năng phá sản. Chỉ riêng năm 2014, chỉ số Z > 2.99 là doanh nghiệp đang nằm trong vùng an toàn, có tài chính lành mạnh.
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Tổng định phí (F) | 135,487,055,321.00 | 147,042,503,449.00 | 164,222,927,281.00 | 170,798,475,515.00 | 207,082,752,099.00 |
DOL | 1.73 | 5.40 | 1.92 | 1.82 | 2.07 |
DFL | 1.57 | (1.37) | 1.33 | 1.15 | 1.16 |
DTL | 2.72 | (7.40) | 2.55 | 2.09 | 2.40 |
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện các tỉ lệ đòn bẩy tài chính
Nhận xét: (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
- Đòn bẩy hoạt động DOL được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Ta thấy, năm 2011 đòn bẩy DOL là 1.73, năm 2012 tăng lên 5.4 và giảm dần đến 2014 là 1.82 nhưng đến 2015 DOL lại tăng lên 2.07. Nhìn chung, qua các năm đòn bẩy hoạt động DOL của TCM khá ổn định nhất là năm 2012 là lúc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đòn bẩy hoạt động, khi tốc độ lợi nhuận tăng lớn thì độ bẩy hoạt động sẽ lớn.
- Đòn bẩy tài chính DFL năm 2012 bị giảm tới con số âm là -1.37 nghĩa là trong năm này TCM không tận dụng được nguồn lãi vay để đầu tư vào hoạt động của công ty. Ở các năm còn lại chỉ số DFL khá ổn định cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lãi vay một cách hiệu quả.
- Đòn bẩy tổng hợp DTL sử dụng kết hợp giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, dùng để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích trên, ta thấy DTL từ năm 2011 – 2015 giảm chứng tỏ mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng giảm.
CHỈ TIÊU / NĂM | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
HÒA VỐN LỜI LỖ | |||||
Định phí (F) | 135,487,055,321 | 147,042,503,449 | 164,222,927,281 | 170,798,475,515 | 207,082,752,099 |
Doanh thu hòa vốn lời lỗ | 832,103,327,507 | 2,005,338,591,741 | 1,214,043,506,486 | 1,167,268,064,430 | 1,355,820,940,746 |
HÒA VỐN TIỀN MẶT | |||||
Định phí Hạch toán (Fht) | 67,966,758,010 | 56,448,098,206 | 71,384,942,545 | 84,534,973,956 | 79,580,089,378 |
Định phí tiền mặt (Ftm) | 67,520,297,311 | 90,594,405,243 | 92,837,984,736 | 86,263,501,559 | 127,502,662,721 |
Doanh thu hòa vốn tiền mặt | 414,680,678,783 | 1,235,509,820,415 | 686,319,227,102 | 589,540,569,329 | 834,790,818,481 |
HÒA VỐN TRẢ NỢ | |||||
Ngân Quỹ Trả Nợ | 67,553,158,972 | 57,856,496,247 | 44,366,331,463 | 26,695,351,933 | 27,382,928,849 |
Định Phí Trả Nợ (Ftn) | 135,073,456,283 | 148,450,901,490 | 137,204,316,199 | 112,958,853,492 | 154,885,591,570 |
Doanh Thu Hòa Vốn Trả Nợ | 829,563,179,779 | 2,024,546,064,940 | 1,014,304,225,976 | 771,981,493,853 | 1,014,073,486,767 |
DOANH THU THUẦn | 2,194,773,628,646 | 2,283,500,958,870 | 2,554,417,423,077 | 2,571,410,438,533 | 2,791,895,470,482 |
Bảng 5.1 Các chỉ số hòa vốn
Nhận xét:
Theo kết quả bảng 5.1, cho thấy từ năm 2011 – 2015 đều có doanh thu thuần cao hơn hoà vốn tiền mặt, hoà vốn lời lỗ và hoà vốn trả nợ nghĩa là lời thật và TCM báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm này là lời thì đó là lời thật.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
TÀI SẢN | |||||
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN | 49.58% | 48.46% | 48.27% | 48.28% | 46.68% |
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 4.60% | 4.61% | 5.94% | 6.83% | 3.51% |
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn | 0.00% | 0.00% | 0.08% | 0.22% | 0.18% |
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | 8.51% | 10.99% | 9.76% | 9.27% | 7.98% |
IV. Hàng tồn kho | 33.61% | 31.04% | 30.80% | 30.32% | 31.11% |
V. Tài sản ngắn hạn khác | 2.85% | 1.82% | 1.68% | 1.65% | 3.90% |
B. TÀI SẢN DÀI HẠN | 50.42% | 51.54% | 51.73% | 51.72% | 53.32% |
II. Tài sản cố định | 34.24% | 34.48% | 35.03% | 34.90% | 34.71% |
III. Bất động sản đầu tư | 5.79% | 6.05% | 5.97% | 5.75% | 4.64% |
IV. Tài sản dở dang dài hạn | 0.00% | 0.00% | 0.00% | 1.02% | 2.35% |
V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn | 6.19% | 6.66% | 6.68% | 6.55% | 5.57% |
VI. Tài sản dài hạn khác | 4.20% | 4.35% | 4.06% | 3.51% | 6.05% |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% |
NGUỒN VỐN | |||||
A. NỢ PHẢI TRẢ | 64.54% | 68.39% | 62.69% | 60.51% | 64.30% |
I. Nợ ngắn hạn | 43.43% | 50.84% | 47.54% | 47.88% | 49.07% |
II. Nợ dài hạn | 21.11% | 17.55% | 15.14% | 12.64% | 15.23% |
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU | 35.21% | 31.29% | 36.99% | 39.49% | 35.70% |
I. Vốn chủ sở hữu | 35.21% | 31.29% | 36.99% | 39.49% | 35.70% |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% |
Bảng 5.1 Phân tích tỉ trọng tài sản và nguồn vốn
Qua bảng 6.1:
– Từ năm 2011 – 2015, TCM có xu hướng giảm dần tỉ trọng tài sản ngắn hạn và tăng tỉ trọng tài sản dài hạn trong cơ cấu tổng tài sản. Cụ thể:
- 2011 – 2013: tài sản ngắn hạn giảm 1.31% và tài sản dài hạn tăng 1.31%.
- 2013 – 2014: tài sản ngắn hạn giảm không đáng kể chỉ khoảng 0.01% và tài sản dài hạn cũng giảm 0.01%
- 2014 – 2015: tài sản ngắn hạn tiếp tục giảm 1.6% và tài sản dài hạn tăng 1.6%(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
Nguyên nhân là do công ty giảm các khoản phải thu ngắn hạn cũng như giảm lượng hàng tồn kho. Trong khi đó lại tăng khoản đầu tư tài chính dài hạn dẫn đến tỉ trọng tài sản dài hạn tăng lên.
– Từ năm 2011 – 2015, nhìn chung tỉ trọng nợ phải trả chiếm khá cao trong cơ cấu nguồn vốn (60.51% – 68.39%). Năm 2012, tỉ trọng nợ phải trả tăng 3.85% so với 2011. Năm 2012 – 2014, nợ phải trả giảm 7.88%. Năm 2015 lại tăng 3.79%.
– Nhìn chung qua các năm, tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn có xu hướng tăng và tăng nhiều nhất là trong giai đoạn 2012 – 2015 tăng 8.2%.
CHỈ TIÊU / NĂM | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% | 100.00% |
2. Gíá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp | 83.72% | 92.67% | 86.47% | 85.37% | 84.73% |
3.Lợi nhuận gộp về bán hàng va cung cấp dịch vụ | 16.28% | 7.33% | 13.53% | 14.63% | 15.27% |
4. Chi phí tài chính | 6.30% | 2.93% | 2.59% | 1.81% | 3.11% |
Trong đó chi phí lãi vay | 3.08% | 2.53% | 1.74% | 1.04% | 0.98% |
5. Chi phí bán hàng | 2.26% | 2.47% | 2.56% | 2.67% | 3.08% |
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 4.10% | 3.97% | 3.87% | 3.97% | 4.34% |
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | 4.97% | -1.49% | 5.01% | 6.81% | 5.81% |
8. Thu nhập khác | 0.13% | 0.25% | 0.18% | 0.33% | 0.24% |
9. Chi phí khác | 0.00% | 0.03% | 0.06% | 0.08% | 0.06% |
10. Lợi nhuận khác | 0.13% | 0.22% | 0.12% | 0.25% | 0.17% |
11. Lãi từ công ty liên doanh, liên kết | 0.27% | 0.20% | 0.14% | 0.12% | 0.20% |
12. Tổng lợi nhuận trước thuế | 5.37% | -1.07% | 5.26% | 7.07% | 5.98% |
13. Chi phí thuế TNDN hiện hành | 0.12% | 0.00% | 0.34% | 0.53% | 0.48% |
14. (chi phí)/ thu nhập thuế hoãn lại | 0.11% | -0.07% | 0.08% | -0.01% | 0.00% |
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN | 5.15% | -1.00% | 4.85% | 6.55% | 5.51% |
Bảng 5.2 Phân tích tỉ trọng bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Theo kết quả bảng trên:
- Từ năm 2011 – 2105 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỉ lệ khá thấp so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2011 chiếm 4.97% nhưng đến năm 2011 tỉ trọng giảm 6.46% chỉ còn -1.49%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2012 tăng không nhiều so với năm 2011 nhưng chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng cao ( năm 2012 tăng 8.95% so với năm 2011) dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012 giảm mạnh. Sang năm 2013, tỉ trọng này có xu hướng tăng trở lại và đến năm 2015 chiếm 5.81% so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
Phân tích Dupont là kĩ thuật bằng cách chia tỉ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kĩ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào.
CHỈ TIÊU / NĂM | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Lợi nhuận ròng / Doanh thu | 0.05 | -0.01 | 0.05 | 0.07 | 0.6 |
Doanh thu / Tổng tài sản | 1.07 | 1.16 | 1.28 | 1.25 | 1.11 |
ROA | 0.05 | -0.02 | 0.06 | 0.09 | 0.06 |
Tổng tài sản / vốn chủ sở hữu | 2.84 | 3.20 | 2.70 | 2.53 | 2.80 |
ROE | 0.15 | -0.06 | 0.17 | 0.22 | 0.18 |
Bảng 6.1 Phân tích Dupont
Theo kết quả bảng 6.1, ta có: (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM))
- Qua các năm, chỉ số ROA và ROE tăng và mức tăng cao nhất là vào năm 2014.
- Năm 2012 là lúc ROA và ROE giảm xuống mức thấp nhất tới con số âm là -0.02 và
-0.06. Điều đó cho thấy đây là năm doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi không sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu để tạo ra lãi. Doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ tài sản tự có cũng như giảm bớt các chi phí để gia tăng lợi nhuận.
Năm có hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất là năm 2014. Chỉ số ROA và ROE đều cao hơn những năm còn lại. Điều này chứng tỏ năm 2014 tình hình kinh doanh của công ty tốt có lợi nhuận ( ROA = 0.09) và sử dụng tốt nguồn vốn tự có (ROE = 0.22).
Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Dệt may Thành Công (TCM), dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562