Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


I.   Giới thiệu tổng quát về công ty(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

        Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại thủy sản

Trụ sở chính: Lô 77/1, đường số 7, khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

        Điện thoại: (84-8) 37 653 14

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản (INCOMFISH) được thành lập 01/9/1999 với lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh.

Là Công ty được thành lập trên cơ sở đóng góp của các cổ đông là thể nhân và pháp nhân mới dưới hình thức Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Đến năm 2001, căn cứ theo kế hoạch định hướng khi thành lập đảm bảo phát triển Công ty bền vững và lâu dài, đồng thời để chủ động nguồn cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu, Công ty đã triển khai dự án xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc – Tp. Hồ Chí Minh. Sau hơn một năm xây dựng từ năm 2001 đến tháng 6/2002, Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với công suất sản xuất ổn định các mặt hàng có giá trị gia tăng là 6.500 tấn/năm đã đi vào sản xuất thử, sau đó đi vào sản xuất chính thức từ đầu năm 2003 cho đến nay.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

Nhà máy Incomfish được đầu tư để chế biến thủy sản, thực phẩm với đa dạng sản phẩm, được trang bị máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến và đồng bộ.

Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, Incomfish đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng xuyên suốt quá trình sản xuất để đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như: HACCP, BRC (Brittish Retail Consortium), ISO 9001:2000, IFS (Intrenational Food Standard), ACC (Aquaculture Certificate Council), MSC (Marine Stewardships Council). Công ty cũng đang xúc tiến để đạt chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000 về lao động vào cuối năm 2008. Với các Chứng nhận này, sản phẩm của Công ty có thể đi vào tất cả các hệ thống siêu thị trên toàn cầu. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

Ngoài đội ngũ quản lý chất lượng được đào tạo chuyên nghiệp, Incomfish còn quy tụ được đội ngũ nhà quản lý gồm những người quản trị Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong  lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản, có hơn 25 năm kinh nghiệm trên thương trường quốc tế.

Với mặt hàng chủ lực là các sản phẩm giá trị gia tăng trực tiếp vào siêu thị Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số thị trường đặc biệt khó tính khác, … đã tạo cho Incomfish có lợi thế cạnh tranh cao so với các nhà máy khác trong nước và khu vực. Incomfish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với các code: DL 189, DL 368, NM 188 và HK 187. Bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp thực phẩm cho cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới thông qua giấy chứng nhận Halal do tổ chức Hồi giáo quốc tế cấp. Công ty là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI).

Vào ngày 29/11/2006, Công ty đã được cấp giấy chứng nhận số 47/TTGDHN-ĐKGD về việc được đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và đã giao dịch phiên đầu tiên ngày 18/12/2006 và sau đúng một năm giao dịch tại Hà nội, Công ty đã chuyển vào giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HoSE) theo Quyết định số 170/QĐ-SGDHCM ngày 11/12/2007 của HOSE.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh:

+ Nuôi trồng thủy sản

+ Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

+ Dịch vụ thủy sản: Dịch vụ thu gom, vận chuyển hải sản sống, dịch vụ cung cấp thức ăn nuôi thủy sản, ươm cá, tôm giống, chế biến cá và thủy sản trên tàu, dịch vụ cung cấp đá ướp lạnh bảo quản thủy sản.

+ Chế biến và bảo quản các sản phần từ thịt

+ Chế biến bảo quản rau quả và các sản phẩm từ rau quả

+ Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

+ Sản xuất nước đá, nước tinh khiết và nước khoáng đóng chai

+ Xây dựng cầu đường, xây dựng dân dụng

+ Nhà hàng ăn uống, giải khát

+ Mua bán và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi

+ Mua bán hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực thực phẩm, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, hàng gỗ gia dụng

+ Đại lý mua bán, kí gửi hàng hóa(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

Công ty cổ phần đầu tư thương mại thủy sản ( Incomefish ) được thành lập vào năm 1999 với số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỉ đồng và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Nhằm phục vụ chiến lược kinh doanh công ty đã điều chỉnh vốn điều lệ lên 36 tỉ đồng năm 2001. Bên cạnh tăng năng lực tài chính công ty cũng cải thiên bộ máy quản lý, tập trung đào tạo nghề cho công nhân nhằm nâng cao năng lực sản xuất chế biến. Ngoài đội ngũ quản lý chất lượng được đào tạo chuyên nghiệp.  Incomfish còn quy tụ được đội ngũ nhà quản lý gồm những người quản trị công ty đã kinh qua lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản, có hơn 25 năm kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Với sứ mệnh và tầm nhìn: Trở thành nhà cung cấp thủy sản giá trị gia tăng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Được lãnh đạo bởi một đội ngũ có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản và thành thạo trong phát triển, tiếp thị sản phẩm, với tiêu chí: CHẤT LƯỢNG HÔM NAY- THÀNH CÔNG NGÀY MAI.  INCOMFISH cam kết sẽ phát huy tối đa năng lực của mình để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như của người tiêu dùng trong và ngòai nước, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất về an tòan vệ sinh thực phẩm và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

II. Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại thủy sản

2.1. Cơ cấu tỉ lệ bảng cân đối kế toán

 

TỈ LỆ CƠ CẤU BẢNG CDKT
  2011 2012 2013 2014 2015
1. TÀI SẢN NGẮN HẠN/TỔNG TÀI SẢN 62% 61% 64% 66% 63%
TRUNG BÌNH NGÀNH 73% 71% 74% 74% 76%
2. TÀI SẢN DÀI HẠN/TỔNG TÀI SẢN 38% 39% 36% 34% 37%
TRUNG BÌNH NGÀNH 27% 29% 26% 26% 24%
3. NỢ PHẢI TRẢ/TỔNG NGUỒN VỐN 57% 58% 55% 53% 51%
TRUNG BÌNH NGÀNH 59% 60% 63% 67% 75%
4. NỢ PHẢI TRẢ/VỐN CHỦ SỞ HỮU 133% 138% 122% 112% 105%
TRUNG BÌNH NGÀNH 146% 147% 168% 203% 298%
5. VỐN CSH/TỔNG NGUỒN VỐN 43% 42% 45% 47% 49%
TRUNG BÌNH NGÀNH 41% 40% 37% 33% 25%
6. VÒNG QUAY TÀI SẢN 86% 26% 43% 57% 34%
TRUNG BÌNH NGÀNH 143% 131% 138% 149% 109%

Nhận xét:

Tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản:  có xu hướng tăng theo từng năm từ năm 2012 đến năm 2014 là 66% và có dấu hiệu dừng lại ở năm 2015. So với mức trung bình của toàn ngành thủy sản thì thấp hơn khoảng 10%. Tài sản dài hạn của công ty so với trung bình ngành vẫn ở mức cao hơn, nhưng tài sản dài hạn này thì giảm theo từng năm có thể là do công ty thu hẹp sản xuất, bán bớt tài sản cố định vì trên bảng cân đối kế toán tài sản cố định giảm theo từng năm từ 2012 đến năm 2016.

Nợ phải trả của công ty chiếm tới hơn 50% so với tổng cộng ngườn vốn, mức này có thể chấp nhận được, tỉ lệ này so với trung bình ngành thì thấp hơn. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

Vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn cũng ở mức cao, và tăng qua các năm, so với trung bình của ngành thì cũng còn cao hơn.

Vòng quay tài sản tăng giảm không ổn định,nếu tăng cũng chỉ tăng ở mức thấp, có thể do việc sử dụng tài sản không hiệu quả, năm 2015 chỉ 34% trong khi đó trung bình ngành lên tới mức 109%

2.2.    Cơ cấu tỉ lệ bảng kết quả hoạt động kinh doanh

CƠ CẤU TỈ LỆ KQKD
  2011 2012 2013 2014 2015
1. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
TRÊN DOANH THU THUẦN
3.53% 0.49% 1.03% 2.47% 0.38%
TRUNG BÌNH NGÀNH 5% 3% 2% 2% 1%
2.LỢI NHUẬN SAU THUẾ
TRÊN DOANH THU THUẦN
3.22% 0.43% 0.90% 2.20% 0.34%
TRUNG BÌNH NGÀNH 4% 3% 2% 1% 1%
3. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
TRÊN TỔNG TÀI SẢN
3.03% 0.13% 0.44% 1.41% 0.13%
TRUNG BÌNH NGÀNH 6% 4% 3% 2% 1%
4. LỢI NHUẬN SAU THUẾ
TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU
6.43% 0.26% 0.85% 2.67% 0.23%
TRUNG BÌNH NGÀNH 15% 10% 7% 4% 4%

Nhận xét:

Tất cả các tỉ lệ về lợi nhuận trước thuế hay sau thuế của công ty khá là thấp so với trung bình ngành, cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm rất nhiều, chính điều này dẫn đến lợi nhuận đạt được ở mức thấp. Thêm điều nữa là các chi phí khác tăng rất nhiều có thể làm ảnh hưởng tới lợi nhuận vì phải bù đắp chi phí quá nhiều. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2015 chỉ có 0,23% ,quá thấp so với trung bình ngành.

2.3 Các tỉ lệ đánh giá khả năng thanh toán

XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG 

  2011 2012 2013 2014 2015
1. TỈ LỆ LƯU ĐỘNG CR 109% 108% 149% 145% 153%
TRUNG BÌNH NGÀNH 126% 122% 121% 116% 111%
2. TỈ LỆ THANH TOÁN NHANH QR 56% 22% 43% 35% 24%
TRUNG BÌNH NGÀNH 74% 59% 61% 63% 60%

Nhận xét:

Tỉ lệ lưu động cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty  đến hạn phải trả, mặc dù thấp hơn tỉ lệ trung bình ngành nhưng với với tỉ lệ CR> 1 cho thấy khả năng công ty có thể và có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn phải trả, vì so từ năm 2011 đến năm 2015 tài sản ngắn hạn lúc nào cũng cao hơn nợ ngắn hạn. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh QR của công ty thì lại thấp chỉ bằng khoảng 50% so với trung bình ngành, thấp nhất là năm 2012 chỉ có 22%, lí do là vì hàng tồn kho quá nhiều.

2.4 Các tỉ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

  2011 2012 2013 2014 2015
1. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG TÀI SẢN 86% 26% 43% 57% 34%
2. VÒNG QUAY TỒN KHO 284% 54% 95% 115% 63%
TRUNG BÌNH NGÀNH 421% 344% 337% 363% 288%
3. KÌ THU TIỀN BÌNH QUÂN (NGÀY) 120 161 147 95 98

Nhận xét:

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Tỉ lệ hiệu quả sử dụng  tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Dựa vào bảng phân tích trên chúng ta có thể thấy tỉ lệ này ở mức khá là thấp, chỉ có năm 2011 đạt 86% là cao nhất so với 4 năm, 3 năm còn lại thì hiệu quả sử dụng chưa tới 50%. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

Hệ số vòng quay tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. Hệ số này càng cao thì càng tốt. nhìn lên bảng phân tích chúng ta thấy tỉ lệ vòng quay tồn kho quá thấp, chứng tỏ tồn kho của công ty lớn, tồn kho năm sau cao hơn năm trước, doanh nghiệp bán hàng chậm, hàng bị ứ đọng nhiều, rủi ro tăng tăng theo các năm.

Kì thu tiền bình quân hay số ngày luân chuyển các khoản phải thu, số ngày tồn đọng các khoản phải thu, số ngày của doanh thu chưa thu là một tỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Chỉ số này càng thấp càng tốt, nhưng dựa vào bảng phân tích chúng ta thấy kì thu tiền bình quân cao, doanh nghiệp phải mất vài tháng mới thu hồi được các khoản phải thu, ví dụ như khoản phải thu bán hàng, sau khi bán hàng vài tháng sau mới thu được tiền.

2.5 Các tỉ lệ tài trợ

  2011 2012 2013 2014 2015
TỈ LỆ NỢ/TỔNG TÀI SẢN D/A 57% 58% 55% 53% 51%
TỈ LỆ THANH TOÁN LÃI VAY ICR 196% 104% 115% 168% 108%
TỈ SỐ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ 10% 33% 60% 92% 51%

Nhận xét:

Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doah nghiệp. Qua bảng phân tích trên chúng ta thấy được tài sản của doanh nghiệp có đến hơn 50% là tiền đi vay, doanh nghiệp chủ yếu đi vay, thực lực tài chính không cao, dẫn đến rủi ro của doanh nghiệp cao. Nhưng tỉ lệ nợ này có chiều hướng đang giảm dần còn khoảng 51%, đây là tín hiệu khả quan.

Tỉ lệ thanh toán lãi vay: là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay. Tỉ số trên cho chúng ta thấy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay, cao nhất vào năm 2011 là 196%.

Tỉ số khả năng trả nợ: là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy tổng của giá vốn hàng bán, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) rồi chia cho tổng của nợ gốc và chi phí lãi vay.Tỉ số này của công ty ở mức thấp và không ổn định có năm tăng có năm giảm, đặc biệt năm 2015 tỉ số khả năng trả nợ thấp chỉ có 49%.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

2.6 Các tỉ lệ đánh giá khả năng sinh lợi

 

  2011 2012 2013 2014 2015
CHỈ SỐ LỢI NHUẬN GỘP 15% 30% 25% 18% 23%
CHỈ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG 4% 1% 1% 3% 0%
SỨC SINH LỢI CƠ BẢN BEP 6% 3% 3% 3% 2%
TỈ SUẤT LỢI NHUẬN/TỔNG TÀI SẢN ROA 3.03% 0.13% 0.44% 1.41% 0.13%
ROA TRUNG BÌNH NGÀNH 6% 4% 3% 2% 2%
TỈ SUẤT LỢI NHUẬN/VỐN CSH ROE 6.43% 0.26% 0.85% 2.67% 0.23%
ROE TRUNG BÌNH NGÀNH 15% 10% 7% 4% 7%

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Nhận xét:

Tỷ số sức sinh lợi căn bản là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Sức sinh lợi cơ bản của doanh nghiệp là dương chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi, nhưng chỉ số này qua các năm ngày càng giảm, từ 6% năm 2011 giảm xuống chỉ còn 2% vào năm 2016.

          Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): là chỉ tiêu đánh giá hiệu xuất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Nó cho biết cứ một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiu đồng lợi nhuận. Tỉ số này của công ty thấp hơn rất nhiều so với tỉ số trung bình ngành, đặc biệt năm 2014 từ 1,41% giảm xuống chỉ còn 0,13% vào năm 2015.

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE):  là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. Dựa vào bảng phân tích ta thấy tỉ số dương nghĩa là công ty làm ăn có lãi, nhưng lãi rất thấp và còn bị giảm qua các năm, cụ thể từ 6,43% năm 2011 giả xuống chỉ còn 0,23% năm 2015,  so với trung bình ngành tỉ lệ này chênh lệch là quá cao, năm 2015 chênh lệch gần 6%. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Ta thấy tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) lớn hơn ROA có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông, tuy nhiên tỉ lệ tiền lãi chia cho cổ đông không cao.

2.7 Các tỉ lệ đánh giá theo góc độ thị trường

  2011 2012 2013 2014 2015
TỈ LỆ P/E 5.59 91.67 44.44 14.93 119.35
TỈ LỆ P/B 0.37 0.24 0.38 0.40 0.26
TỈ SỐ GIÁ/DÒNG TiỀN (P/CFPS) 2.80 4.31 7.65 5.55 10.17

Nhận xét:(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

Tỉ lê P/E: Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó. Đây là  tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp. Tỉ lệ này năm 2011 ở mức thấp nhưng đến năm 2012 và 2103 lại tăng, năm 2014 giảm xuống còn 14.93, nhưng năm2015 lại tăng đột biến lên tới 112.12, do lãi trên mỗi cổ phiếu quá thấp, giá mỗi cổ phiếu trên thị trường cũng giảm chỉ còn 3700 vnđ.

Tỉ lệ P/B: Là tỉ lệ được dùng để so sánh giá cổ phiếu thị trường so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó, giúp nhà đầu tư tìm kiếm được cổ phiếu giá rẻ mà thị trường ít quan tâm. Ta thấy giá trị P/B thấp và nhỏ hơn 1,có thể là do doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó và thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

2.8 Đòn bẩy tài chính

  2011 2012 2013 2014 2015
F: CHI PHÍ CỐ ĐỊNH 41,514,937,216 29,608,262,754 30,684,186,760
33,030,456,964
10,466,795,349
EBIT 24,539,736,130 12,752,985,122 13,337,734,370 13,336,763,274 6,696,671,026
DOL 2.69 3.32 3.30 3.48 2.56
DFL 2.04 24.20 7.79 2.47 14.18
DTL 5.48 80.38 25.71 8.59 36.35

Nhận xét: (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để kết hợp giữ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của dianh nghiệp. Đòn bẩy tài chính của công ty là lớn vì công ty có tỉ trọng nợ phải trả cao hơn tỉ trọng vốn chủ sở hữu

DOL cho ta thấy sự thay đổi của doanh thu đến thu nhập trước thuế và lãi vay, chỉ số trên tăng từ năm 2011 đến năm 2014, nhưng đến năm 2015 lại giảm chứng tỏ doanh thu năm 2015 giảm so với các năm trước, có thể là do tình hình kinh tế khó khăn chung.

DLF đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn cân nợ lên thu nhập ròng của cổ phiếu, chỉ số này đang có xu hướng tăng, cụ thể năm 2014 là 2.47 tăng lên 12.23. Chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

DTL thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu với sự thay đổi của doanh thu. Tỉ số này tăng cao nhất vào năm 2012 là 80.38, và năm 2015 ở mức 24.94(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

2.9 Mô hình phân tích hiệu quả tài chính Dupont

  2011 2012 2013 2014 2015
P/E 5.74 91.57 44.43 14.88 114.23
P 4678 3304 5201 5621 3866
ROE 7.05% 0.30% 0.98% 3.00% 0.26%

 Nhận xét:

Phân tích Dupont là kĩ thuật phân tích bằng cách chia tỉ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá kết quả từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kĩ thuật này thường được dùng bởi các nhà quản lí nội bộ của công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định tài chính phù hợp. Chỉ số trên cho ta thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất vào năm 2011 là 7,05% nhưng sau đó lại giảm xuống thấp 0.30% và 0.98% vào năm 2012 và 2013. Năm 2015 lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0.27%

2.10 Mô hình chỉ số Z

  2011 2012 2013 2014 2015
X1 0.3032 0.4833 0.4556 0.4998 0.5332
X2 0.0276 0.0011 0.0039 0.0126 0.0011
X3 0.0617 0.0308 0.0343 0.0349 0.0182
X4 0.7332 0.7267 0.8212 0.8942 0.9508
X5 0.8865 0.2628 0.4354 0.5793 0.3383
CHỈ SỐ Z 1.9609 1.4109 1.6257 1.8836 1.6477

Nhận xét:

 Chỉ số Z của công ty nằm ở mức thấp, nằm trong khoảng từ 1.4 đến 1.9 điều này cho thấy doanh nghiệp đang nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản. Vì vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp cải thiện tinh hình kinh doanh.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

2.11 Phân tích hòa vốn

  2011 2012 2013 2014 2015
ĐỊNH PHÍ 54,010,970,365 41,834,209,219 42,309,354,178
40,967,690,411
16,691,277,676
BIẾN PHÍ 288,206,524,729 74,480,132,986 126,346,725,662 179,680,782,226 94,850,409,679
DOANH THU
HÒA VỐN
LỜI LỖ
348,810,855,685 137,665,616,414 175,708,962,023 228,695,952,789 71,956,295,004
DOANH THU
 HÒA VỐN
 TIỀN MẶT
3,693,545,492 1,886,598,101 5,894,404,133 1,876,734,698 6,498,167,845

 Nhận xét: Doanh thu thuần qua các năm cao hơn doanh thu hòa vốn lời lỗ từ năm 2011 đến năm 2014, cho thấy công ty hoạt động khó khăn kém hiệu quả, do các chi phí là biến phí ở mức cao làm ảnh hưởng tới doanh thu, sang năm 2015 thì có hiệu quả hơn so với các năm trước nhưng vẫn còn ở mức thấp. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF)

III.  Nhận xét và kiến nghị một số giải pháp với công ty

Qua việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong kinh doanh, ngoài các yếu tố vĩ mô như suy giảm kinh tế, khủng khoảng tài chính trong những năm gần đây đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty càng gặp khó khăn, áp lực cạnh tranh giữa các ngành và trong ngành ngày càng cao. Bên cạnh đó còn các các nguyên nhân dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả như: doanh thu hoạt động kinh doanh gảm dẫn đến lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty ngày càng giảm qua các năm, số lượng tồn kho còn lớn, vòng quay tồn kho thấp, thời gian thu hồi nợ còn cao,…để cải thiện tình hình kinh doanh của công ty có một số biện pháp kiến nghị như sau:

  • Nghiên cứu tình hình cung cầu của thị trường để sản xuất hiệu quả tránh xảy ra tình trạng hàng tồn kho quá lâu.
  • Tích cực phát triển hoạt động bán hàng nhằm tăng doanh thu cho công ty
  • Xem xét lại chính sách thu hồi nợ sau khi bán hàng nhằm giảm thời gian kì thu tiền bình quân, mục đích để tăng nguồn tiền phục vụ cho quản lí và sản xuất của doanh nghiệp

Thanh toán bớt các khoản nợ gốc, nợ đến hạn để giảm áp lực về trả lãi vay.


Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản ICF, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo