Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

1/ Lịch sử hình thành và phát triển 

Tên tiếng Anh             :  Saovang Joint-stock Rubber Company

Mã Chứng Khoán     : SRC

Địa chỉ                          : Số 231 – Đ.Nguyễn Trãi – P.Thượng Đình – Q.Thanh Xuân – TP.Hà Nội

 Điện thoại                   :  84 43 8583656 – Fax: 84 43 8583644

Email                            :  caosusaovang@src.com.vn

Website                         :  http://www.src.com.vn

 THÔNG TIN GIAO DỊCH ĐẦU TIÊN

Ngày giao dịch đầu tiên: 07/10/2009

Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 50.0

Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 10,800,000

Cao su là từ phiên âm của từ CAAOCHU với CAA là cây O – CHU là tên gọi một loại cây có mủ của thổ dân da đỏ Nam Mỹ. Thế kỷ 19, sau phát minh ra phương pháp lưu hoá cao su bằng lưu huỳnh và chế tạo thành công lốp bánh hơi thì cao su mới được sử dụng rộng rãi và công nghiệp cao su mới thật sự phát triển.

 Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, có vùng đất đỏ ở Tây Nguyên rộng lớn nên rất thuận lợi cho việc trồng cây cao su để khai thác mủ và chế biến thành cao su thiên nhiên. Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng (tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng đắp và săm lốp ôtô được thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956 đến đầu năm 1960 thì sát nhập vào Nhà máy cao su Sao Vàng nó chính là tiền thân của NHÀ MÁY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI sau này.

 Đồng thời trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm 1960) Đảng và Chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu công¸(1598 nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao su – Xà phòng – Thuốc lá Thăng Long. Công trường được khởi công xây dựng ngày 22/12/1958 và vinh dự được Bác Hồ về thăm ngày 24/2/1959.

 Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, quá trình xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản hoàn thành, ngày 6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm, lốp xe đạp đầu tiên ra đời mang nhãn hiệu “Sao Vàng”. Cũng từ đó nhà máy mang tên NHÀ MÁY CAO SU SAO VÀNG HÀ NỘI. Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành, hàng năm nhà máy lấy ngày này là ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập nhà máy. Đây cũng là một xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất sản xuất săm, lốp ôtô – con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su của Việt Nam.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

Về kết quả sản xuất của năm 1960, năm thứ nhất nhận kế hoạch của nhà nước giao, nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu sau:

  • Giá trị tổng sản lượng 2.459.442 đồng.
  • Các sản phẩm chủ yếu:
    • Lốp xe đạp 93.664 chiếc
    • Săm xe đạp 38388 chiếc
  • Đội ngũ cán bộ công nhân viên 262 người được phân bổ trong 3 xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ không có ai tốt nghiệp Đại học và chỉ có 2 cán bộ tốt nghiệp trung cấp.

Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu lớn và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động dần dần được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện. Doanh nghiệp luôn được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc được tặng nhiều cờ và bằng khen của cơ quan cấp trên và đã được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều huân chương cao quý. Các tổ chức đoàn thể (Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) luôn được công nhận là đơn vị vững mạnh.

Từ những thành tích vẻ vang trên dẫn đến kết quả là:

  • Theo quyết định số 645/CNNG ngày 27/8/1992 của Bộ Cộng nghiệp nặng nhà máy đổi tên thành CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG.
  • Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty cao su Sao Vàng.
  • Ngày 03/4/2006 Công ty CSSV chuyển thành CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG.
  • Nhờ có các thiết bị mới nên ngoài những sản phẩm truyền thống công ty đã chế tạo thành công lốp máy bay dân dụng TU – 134 (930×305), IL18 và quốc phòng MIG – 21 (800×200); lốp ôtô cho xe vận tải có trọng tải lớn (từ 12 tấn trở lên) và nhiều sản phẩm cao su kỹ thuật cao cấp khác.
  • Công ty đã chính thức được cấp chứng chỉ ISO 9002 của tập đoàn BVQI vương quốc Anh.

2/ Lĩnh vực hoạt động (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng chuyên sản xuất các loại săm lốp dùng cho máy bay phản lực, ô tô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật.

Được ra đời sớm nhất ngành công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty Cao su Sao vàng là trung tâm kỹ thuật trong các lĩnh vực:

  • Thiết kế và phân tích cấu trúc các sản phẩm cao su cao cấp;
  • Thiết lập các công thức pha chế và xây dựng các phương pháp gia công cao su;
  • Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong khảo sát, phân tích và thí nghiệm, nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất;
  • Thiết kế, thử nghiệm và chế tạo các phương tiện công nghệ, bao gồm các loại khuôn mẫu, dụng cụ, phụ tùng, máy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm cao su.

Công ty CP Cao su Sao vàng đã đầu tư rất nhiều kinh phí, nhân lực và vật lực để phát triển sản xuất, nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm cao su mang thương hiệu *SRC có khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, có những tính năng đặc biệt phù hợp với điều kiện đường xá, đặc điểm sử dụng và thời tiết của Việt nam. Năng lực sản xuất những sản phẩm chính:

  • Săm lốp ô tô các loại: trên 500.000 bộ/năm
  • Lốp xe máy: 2.500.000 chiếc/năm
  • Săm xe máy: 7.000.000 chiếc/năm
  • Lốp xe đạp: 8.000.000 chiếc/năm
  • Săm xe đạp: 10.000.000 chiếc/năm(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

Để cụ thể hóa những cam kết về chất lượng sản phẩm, Công ty biệt chú trọng khâu giám sát chất lượng từng công đoạn sản xuất. Sản phẩm mang nhãn hiệu *SRC hiện nay được đảm bảo bởi hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Tổ chức quốc tế BVQI chứng nhận.

Bằng những sản phẩm chất lượng cao nổi tiếng, sản phẩm Cao su Sao Vàng đã đoạt nhiều giải thưởng uy tín:

  • Giải Vàng – giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trao tặng;
  • Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứu Sản xuất săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng;
  • 5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam;
  • Vị trí thứ nhất trong TOP-5 Sản phẩm hàng Việt nam chất lượng cao – Ngành hàng Xe và Phụ tùng;
  • Danh hiệu THƯƠNG HIỆU MẠNH năm 2006 do người tiêu dùng bình chọn.

Mọi nỗ lực của Công ty CP Cao su Sao vàng đều hướng tới mục tiêu: “LỐP VIỆT VÌ LỢI ÍCH NGƯỜI VIỆT 

3/ Những thành tích nổi bậc

            Một số danh hiệu, giải thưởng mà Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đạt được.

  • Chứng nhận: Thương hiệu uy tín, sản phẩm và dịch vụ chất lượng Vàng năm 2010.
  • Danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011
  • Danh hiệu “Doanh nghiệp Vàng năm 2011 – 2012”
  • Chứng nhận: “Sản phẩm lốp máy bay đạt Top 10 sản phẩm Vàng”, “Sản phẩm Lốp ô tô, Lốp xe máy đạt Top 50 sản phẩm Vàng” năm 2013.
  • Giải nhất “Doanh nghiệp công nghiệp quản lý năng lượng sáng tạo độc đáo” – Cuộc thi Quản lý năng lượng trong công nghiệp và toà nhà năm 2013
  • Danh hiệu “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2013, 2014
  • Giải thưởng “Sản phẩm, dịch vụ Thương hiệu Việt tiêu biểu 2014”
  • Chứng nhận: Sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố nhiều năm liền.
  • Chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” trong nhiều năm liên tục.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

PHẦN II/ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1/ Phân tích tỷ lệ

  • 1 Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán
  •  
  • CR – Tỷ lệ lưu động
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Tài sản ngắn hạn 411,126,263,161 418,926,157,706 397,171,303,610 385,450,563,698
477, 344,360,808
Nợ ngắn hạn 165,752,139,700 188,033,638,735 213,582,410,224 268,239,341,474 420,137,925,676
CR 2.48 2.23 1.86 1.43 1.14
CR trung bình ngành 2.10 2.11 2.34 2.04 1.72

 Nhận xét:

-Nhìn chung tỷ lệ lưu động có xu hướng tăng theo từng năm do:

+Tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm mạnh, tuy nhiên sau đó lại tăng ổn định qua các năm kế tiếp.

+Nợ ngắn hạn giảm mạnh năm 2012 ( khoảng 35%) rồi tiếp tục giảm khoảng 20% qua các năm 2013, 2014, và 2015

+ Tỷ lệ lưu động

  • QR – Tỷ lệ thanh toán nhanh
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Tài sản ngắn hạn 411,126,263,161 418,926,157,706 397,171,303,610 385,450,563,698
477, 344,360,808
Tồn kho 259,000,219,377 278,125,866,566 281,925,977,385 294,101,093,306 357,435,280,105
Nợ ngắn hạn 165,752,139,700 188,033,638,735 213,582,410,224 268,239,341,474 420,137,925,676
QR 0.92 0.75 0.54 0.34 0.29

Nhận xét:

Tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty qua các năm đều tăng do tài sản ngắn hạn thì tăng, bên cạnh đó hàng tồn kho và nợ ngắn hạn đều giảm (trừ năm 2012 – cả ba yếu tố đều giảm mạnh nhưng tỷ lệ thanh toán nhanh vẫn tăng)(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

  • Các tỷ lệ đánh giá kết quả hoạt động.
  • TAT – Hiệu quả sử dụng vốn tổng tài sản.
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Tổng doanh thu thuần 960,262,607,447 993,282,979,592 982,372,699,228 1,088,350,320,111 1,212,367,321,187
Tổng tài sản 536,042,947,260 521,034,171,449 525,288,304,025 533,757,337,824 660,513,069,188
TAT 1.79 1.9 1.87 2.04 1.84
TAT trung bình ngành 0.14 0.15 0.18 0.27 0.34

Nhận xét:

-Hiệu quả sử dụng vốn tổng tài sản tăng giảm không ổn định qua các năm.

-Năm 2012 là năm được đánh giá khả quan nhất  trong việc sử dụng vốn tổng tài sản, tuy tổng doanh thu ròng có giảm so với năm 2011 nhưng so với tổng tài sản như vậy là khả quan.

-Năm 2015 là năm công ty có tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn tổng tài sản thiếu khả quan nhất.

  • IT – Vòng quay tồn kho
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Giá vốn hàng bán 773,945,698,943 801,692,700,401 791,360,866,180 919,743,178,444 1,108,783,146,819
Tồn kho 259,000,219,377 278,125,866,566 281,925,977,385 294,101,093,306 357,435,280,105
IT 2.99 2.88 2.81 3.13 3.1

Nhận xét:

-Vòng quay tồn kho hoạt động hiệu quả và đều đặn qua các năm, tuy có tăng giảm nhưng không đáng kể, ta thấy giá trị hàng tồn kho không ngừng giảm xuống.

  • ACP – Kỳ thu tiền bình quân

Nhận xét:

  • Từ năm 2011 đến 2014, khả năng thu hồi vốn ngắn hạn của công ty chưa hiệu quả, tuy nhiên đến năm 2015 tình trạng trên được cải thiện, thể hiện ở tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn giảm.
  • Đối với các khoản phải thu dài hạn, bắt đầu phát sinh từ năm 2014 và tăng dần trong năm 2015
  • Chứng tỏ công ty cần có các phương án nhằm thực hiện chính sách khoản phải thu một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
  • Các tỷ lệ tài trợ
  • D/A – Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản

 

Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Tổng nợ 203,647,777,850 199,412,506,390 230,294,073,914 283,023,183,349 446,904,585,945
Tồn tài sản 536,042,947,260 521,034,171,449 525,288,304,025 533,757,337,824 660,513,069,188
D/A 0.38 0.38 0.44 0.53 0.68
D/A trung bình ngành 0.34 0.36 0.34 0.33 0.37

 Nhận xét:

  • Nhìn chung, từ năm 2011 đến năm 2015 tỷ lệ nợ của công ty giảm xuống một cách đều đặn. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả, đảm bảo nguồn kinh phí để thanh toán nợ.
  • Theo đòn bẩy tài chính thì tỷ lệ nợ của công ty giảm, rủi ro giảm

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

  • ICR – Tỷ lệ thanh toán lãi vay
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Thu nhập trước thuế và lãi vay 186,316,908,504 191,590,279,191 191,011,833,598 168,607,141,667 103,629,174,368
Lãi vay 4,993,560,639 8,417,667,146 16,168,610,242 40,257,097,180 46,599,999,714
ICR 37.31 22.76 11.81 4.19 2.22

 Nhận xét: (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

  Tỷ lệ thanh toán lãi vay của công ty tăng dần qua các năm, đặc biệt ở ba năm 2013, 2014, 2015 cho thấy

– Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty tăng trưởng nhanh chóng qua các năm,đặc biệt là năm 2012 và 2013 tăng mạng. Năm 2015 lợi nhuận có sụt giảm so với năm 2014 nhưng mức giảm không nhiều.

  • Tỷ lệ thanh toán lãi vay tăng đều từ 2011 đến năm 2015 cho thấy có khả năng tốt trong việc trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại lãy vay của công ty còn rất thấp (năm 2015 lãi vay phải trả thấp hơn năm 2011 khoảng 10 lần). Điều này cho thấy công ty đang hoạt đồn rất hiệu quả và khả năng sử dụng vốn rất tôt
  • Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
  • NPM – Doanh lợi ròng
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Lãi ròng 74,442,973,855 68,762,099,324 65,464,323,199 47,534,040,520 2,226,234,887
Tổng doanh thu 960,262,607,447 993,282,979,592 982,372,699,228 1,088,350,320,111 1,212,367,321,187
NPM 0.078 0.069 0.066 0.044 0.002

 Nhận xét:

– Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho cổ đông.

– Lợi nhuận ròng của công ty tăng trưởng đều từ năm 2012 đến năm 2015. Riêng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 tăng đột biến từ hơn 2 tỷ lến hơn 47 tỷ.

– Nhìn chung lợi nhuận ròng và doanh thu ròng của công ty có biến động khác nhau nhưng tỷ số doanh lợi ròng vẫn giữ được mức tăng trưởng từ năm 2011 (0.002) đến năm 2015 (0.078). Lợi ích của các cổ đông ngày càng tăng.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

  • BEP – Sức sinh lợi cơ bản 
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Thu nhập trước thuế và lãi vay 186,316,908,504 191,590,279,191 191,011,833,598 168,607,141,667 103,629,174,368
Tổng tài sản 536,042,947,260 521,034,171,449 525,288,304,025 533,757,337,824 660,513,069,188
BEP 0.35 0.37 0.36 0.32 0.16

Nhận xét:

– Tỷ số này cho biết sức sinh lợi cơ bản của công ty, chưa kể đến ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và thuế.

– Sức sinh lợi cơ bản của công ty tăng đều từ năm 2011 đến năm 2014 do lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng trưởng tốt. Năm 2012 tăng mạnh gấp đôi so với 2011.

– Năm 2015, sức sinh lợi cơ bản của công ty có giảm nhưng không đáng kể, nguyên nhân do thu nhập trước thuế và lãi vay giảm.

  • ROA – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Lãi ròng 74,442,973,855 68,762,099,324 65,464,323,199 47,534,040,520 2,226,234,887
Tổng tài sản 536,042,947,260 521,034,171,449 525,288,304,025 533,757,337,824 660,513,069,188
ROA 0.139 0.132 0.125 0.089 0.003
ROA trung bình ngành 0.02 0.02 0.02 0.04 0.06

Nhận xét:

– ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

– Năm 2011 công ty có tỷ suất sinh lợi rất thấp 0.003, sang đến 2012 ROA tăng lên 0.089 và tăng đều đến năm 2015 là 0.1388, cho thấy công ty đang có chiến lượt kinh doanh hiệu quả và sinh lợi cao.

– Năm 2015, ROA ở mức cao nhất so với các năm còn lại

  • ROE – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
Lãi ròng 74,442,973,855 68,762,099,324 65,464,323,199 47,534,040,520 2,226,234,887
Vốn chủ sở hữu 332,395,169,410 321,621,665,059 294,994,220,111 250,734,154,475 213,608,483,243
ROE 0.224 0.214 0.222 0.189 0.010
ROE trung bình ngành 0.02 0.04 0.04 0.07 0.09

 Nhận xét:

– Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. ROE cho biết khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty.

– ROE tăng từ năm 2011 đến năm 2015. Căn cứ vào báo cáo ta thấy lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp của năm 2012 tăng trưởng mạnh mẽ so với thời điểm năm 2011. ROE tăng tương ứng. Tuy nhiên đến 2014 ROE lại bị sụt giảm nhưng không nhiều. Đến năm 2015, lợi nhuận tăng trở lại và cao nhất trong 5 năm.

– Cũng giống như lợi nhuận sau thuế, Vốn chủ sở hữu cũng tăng đều qua các năm.

– Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu luôn ở mức cao hơn so với trung bình ngành, chứng tỏ công ty sử dụng vốn rất hiệu quả và sinh lợi cao.

 2/ PHÂN TÍCH CƠ CẤU

 2.1 Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường

 Tỷ lệ P/E 

Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
P/E 9.16

 Nhận xét:

-Tỷ lệ này dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty và cho biết số tiền nhà đầu tư sẽ trả cho một đồng thu nhập hiện tại. P/E đạt mức 9.16 cho thấy sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty là khá cao.

  • Tỷ lệ P/B

 

Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
P/B 1.95

 Nhận xét:

– Tỷ lệ này phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty

– Công ty có tỷ lệ P/B = 1.95 > 1do giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang hoạt động rất tôt, thu nhập trên tài sản cao.  (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)                                                 

  • Các ký hiệu và công thức mở rộng
  • EPS
Thông số Năm
2015 2014 2013 2012 2011
EPS 3.71

 

Nhận xét:

– EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường

– Đây là chỉ số quan trọng để xác định tỷ lệ P/E

– Năm 2011 lãi ròng tương đối thấp

– Năm 2012 lãi ròng bắt đầu tăng trưởng mạnh và tăng ổn định cho đến 2015 và số lượng cổ phiếu phát hành ổn định nên EPS tăng dần theo các năm.        

  • Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán

Đơn vị: 1000 VNĐ

TÀI SẢN

 

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tài sản ngắn hạn

 

477,344,360 72% 385,450,563 72% 397,171,303 76% 418,926,157 80% 411,126,263 77%
Tiền & tương đương tiền 15,252,494 2% 29,876,762 6% 42,218,365 8% 42,403,179 8% 41,284,330 8%
Các khoản phải thu ngắn hạn 98,056,842 15% 60,890,706 11% 72,366,180 14% 81,274,160 16% 108,013,929 20%
Hàng tồn kho

 

357,435,280 54% 294,101,093 55% 281,925,977 54% 278,125,866 53% 259,000,219 48%
Tài sản ngắn hạn khác 6,599,743 1% 582,001 0% 660,779 0% 1,122.950 0% 2,827,783 1%
Tài sản dài hạn

 

183,168,708 28% 148,306,774 28% 128,117,001 24% 102,108,013 20% 124,916,684 23%
Tài sản cố định

 

171,523,096 26% 135,790,734 25% 114,716,994 22% 91,274,729 18% 111,781,211 21%
Các khoản đầu tư tài 9 dài hạn 11,424,099 2% 10,665,769 2% 10,146,570 2% 6,837,141 1%    
Tài sản dài hạn khác 221,512 0% 1,850,270 0% 3,253,436 1% 3,996,142 1% 4,898,869 1%
Tổng cộng tài sản 660,513,069 100% 533,757,337 100% 525,288,304 100% 521,034,171 100% 536,042,947 100%
NGUỒN VỐN 
Chỉ tiêu

 

2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nợ phải trả

 

446,904,585 68% 283,023,183 53% 230,294,073 41% 199,412,506 38% 203,647,777 38%
Nợ ngắn hạn

 

420,137,925 64% 268,239,341 50% 213,582,410 41% 188,033,638 36% 165,752,139 31%
Nợ dài hạn

 

26,766,660 4% 14,783,841 3% 16,711,663 3% 11,378,867 2% 37,895,638 7%
Vốn chủ sở hữu

 

213,608,483 32% 250,734,154 47% 294,994,230 56% 321,621,665 62% 332,395,169 62%
Vốn chủ sở hữu

 

213,280,535 32% 250,755,226 47% 295,036,048 56% 321,621,665 62% 332,395,169 62%
Nguồn kinh phí và quỹ khác 327,947 0% (21,071) 0% (41,818)

 

0%        
Tông cộng nguồn vốn 660,513,069 100% 533,757,337 100% 525,288,304 100% 521,034,171 100% 536,042,947 100%
                       

Nhận xét:

– Tài sản lưu động của công ty có xu hướng tăng lên theo từng năm, năm 2011 đến năm 2014 tỷ trọng tăng từ 72% lên 80%. Năm 2015 tài sản lưu động giảm xuống 77%. Điều này cho thấy tài sản lưu động của công ty chiếm tỷ trọng khá cao.

– Tỷ trọng hàng tồn kho khá cao, vẫn giữ mức ổn định trên dưới 50%, điều này cho thấy công ty có chính sách quản lý hàng tồn kho ổn định. Năm 2015 hàng tồn kho đang có xu hướng giảm.

– Tỷ trọng nợ dài hạn thấp, và có xu hướng giảm dần lên theo từng năm. Riêng năm 2015 tăng đột biến từ 2% lên 7% nhưng con số này là không đáng kể.

– Nguồn vốn chủ sở hữu có tỷ trọng tăng đáng kể qua các năm từ 32% (năm 2011) lên đến 62% (năm 2015)

  • Phân tích báo cáo lời lỗ

ĐƠN VỊ: 1000 vnđ

CHỈ TIÊU 2011   2012   2013   2014   2015  
  GIÁ TRỊ TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỶ TRỌNG
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,218,311,133 100% 1,094,712,187 100% 982,940,937 100% 995,726,126 100% 976,436,096 100%
Các khoản giảm trừ 5,943,812 0% 6,361,867 1% 568,238 0% 2,443,147 0% 7,173,498 1%
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,212,367,321 100% 1,088,350,320 99% 982,372,699 100% 993,282,979 100% 960,262,607 98%
Giá vốn hàng bán và dịch vụ 1,108,738,146 91% 919,743,178 84% 791,360,866 81% 801,692,700 81% 773,945,698 79%
Lợi nhuận Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 103,629,174 9% 168,607,141 15% 191,011,833 19% 191,590,279 19% 186,316,908 19%
Chi phí tài chính 50,764,841 4% 42,550,709 4% 22,830,654 2% 14,586,139 1% 9,949,778 1%
Trong đó: Chi phí lãi vay 46,599,999 4% 40,257,097 4% 16,168,610 2% 8,417,667 1% 4,993,560 1%
Chi phí bán hàng 20,364,338 2% 24,685,793 2% 27,012,262 3% 34,609,776 3% 20,156,028 2%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,236,642 0% 61,977,502 6% 86,906,264 9% 87,478,420 9% 95,938,876 10%
Lợi nhuận khác 785,004 0% 1,401,218 0% 379,378 0% 678,117 0% (371,737) 0%
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,021,646 0% 63,378,720 6% 87,285,642 9% 88,156,537 9% 95,567,138 10%
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 755,411 0% 15,844,680 1% 21,821,410 2% 19,394,438 2% 21,124,164 2%
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại   0%   0%   0%   0%   0%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,266,234 0% 47,534,040 4% 65,464,232 7% 68,762,099 7% 74,442,973 8%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0.0140 0% 2.934 0% 3.592 0% 3.773 0% 3.713 0%

Nhận xét:

– Nhìn chung, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có chiều hướng giảm dần, cụ thể năm 2011 thu về hơn 1,218 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 chỉ còn hơn 976 tỷ đồng.

– Tuy nhiên lợi nhuận sau thế lại tăng, cụ thể năm 2011 chỉ đạt hơn 2 tỷ đồn nhưng đến năm 2015 lợi nhuận ròng thu về khá cao hơn 74 tỷ đồng đạt tỷ trọng khoảng 8% so với doanh thu.

– Chi phí lãi vay giảm một cách đáng kể từ hơn 46 tỷ đồng (năm 2011) xuống còn hơn 4 tỷ đồng (năm 2015)

– Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn rất hiệu quả, kinh doanh rất tốt. Lợi nhuận tăng cao.

3/ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

  • PHÂN TÍCH DUPONT
CHỈ TIÊU 2011

 

2012 2013 2014 2015
 
Lợi nhuận sau thuế 2,266,234 47,534,040 65,464,232 68,762,099 74,442,973
Doanh thu 1,218,311,133 1,094,712,187 982,940,937 995,726,126 976,436,096
Tổng tài sản 660,513,069 533,757,337 525,288,304 521,034,171 536,042,947
Vốn chủ sở hữu 213,608,483 250,734,154 294,994,230 321,621,665 332,395,169
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế                  0.002 0.043 0.066 0.069 0.076
Vòng quay tài sản                  1.844 2.051 1.871 1.911 1.821
Hệ số tự chủ tài chính 0.323 0.469 0.561 0.617 0.620
Đòn bẩy tài chính 3.092 2.129 1.780 1.620 1.612
ROA 0.003 0.089 0.125 0.132 0.139
ROE 0.010 0.189 0.222 0.214 0.224
ROA trung bình ngành 0.06 0.04 0.02 0.02 0.02
ROE trung bình ngành 0.09 0.07 0.04 0.04 0.02

 Nhận xét:

– Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

– Tỷ suất lợi nhuận sau thuế và hệ số tự chủ tài chính liên tục gia tăng theo các năm cho thấy công ty hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, chủ động về vốn ở mức khả quan.

– Vòng quay tài sản vẫn giữ mức ổn định và đòn bẩy tài chính hầu như liên tục giảm xuống theo các năm do tổng tài sản công giảm dần nhưng vốn chủ sở hữu thì liên tục tăng.

– Năm 2011 công ty có tỷ suất sinh lợi rất thấp 0.003, sang đến 2012 ROA tăng mạnh lên 0.089 và tăng đều đến năm 2015 là 0.139, cho thấy công ty đang có chiến lượt kinh doanh hiệu quả và sinh lợi cao.

– ROE cũng tăng mạnh từ 2011 đên 2015(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

  • Mô hình chỉ số Z

Công thức:    Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,99X5

X1:  Tỷ số tài sản lưu động/Tổng tài sản

X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản

X4: Tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ

X5: Tỷ số doanh thu/Tổng tài sản

Đơn vi: 1000đ

                                                                       

CHỈ TIÊU NĂM
2011 2012 2013 2014 2015
Tài sản lưu động 477,344,360 385,450,563 397,171,303 418,926,157 411,126,263
Nợ phải trả 446,904,585 283,023,183 230,294,073 199,412,506 203,647,777
Lợi nhuận giữ lại 2,236,642 61,977,502 86,906,264 87,478,420 95,938,876
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 3,021,646 63,378,720 87,285,642 88,156,537 95,567,138
Nguồn vốn chủ sở hữu 213,608,483 250,734,154 294,994,230 321,621,665 332,395,169
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,218,311,133 1,094,712,187 982,940,937 995,726,126 976,436,096
Tổng tài sản 660,513,069 533,757,337 525,288,304 521,034,171 536,042,947
X1 0.722 0.722 0.756 0.804 0.766
X2 0.003 0.116 0.165 0.167 0.178
X3 0.004 0.118 0.166 0.169 0.178
X4 0.477 0.885 1.280 1.612 1.632
X5 1.844 2.050 1.871 1.911 1.821
CHỈ SỐ Z 3.019 4.018 4.359 4.682 4.607

 

 

                                                                                                                                             X5: Tỷ số doanh thu/Tổng tài sản

 

Nhận xét:

    Chỉ số Z của công ty tăng ổn định từ 3.019 năm 2011 lên 4.607 năm 2015 cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà tăng trưởng ổn định, nằm trong vùng an toàn.

PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ CÁC ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

  • Phân tích hòa vốn
    • Phân tích hòa vốn lời lỗ
    • Phân tích hòa vốn tiền mặt
    • Phân tích hòa vốn trả nợ
Chỉ tiêu NĂM
2011 2012 2013 2014 2015
Doanh thu 1,212,367,321 1,088,350,320 982,372,699 993,282,979 960,262,607
Định phí 101,392,532 106,629,639 104,105,569 104,111,859 90,378,032
Biến phí 1,108,738,146 919,743,178 791,360,866 801,692,700 773,945,698
Doanh thu hòa vốn lời lỗ 1,186,200,627 688,288,766 535,414,310 539,758,792 465,801,226
Định phí tiền mặt 101,392,532 106,629,639 104,105,569 104,111,859 90,378,032
Doanh thu hòa vốn tiền mặt 1,186,200,627 688,288,766 535,414,310 539,758,792 465,801,226
Định phí trả nợ 100,637,121 90,784,959 82,284,159 84,717,421 69,253,868
Doanh thu hòa vốn trả nợ 1,177,363,004 586,012,182 423,186,931 439,210,031 356,928,956
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,212,367,321 1,088,350,320 982,372,699 993,282,979 960,262,607

Nhận xét

Doanh thu thuần của công ty từ năm 2011 đến năm 2015 đều cao hơn mức doanh thu lời lỗ, doanh thu tiền mặt và doanh thu trả nợ, cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh ổn định, có lãi.

Doanh thu của công ty đang có xu hướng giảm qua các năm do tình hình kinh tế đang khó khăn, tuy nhiên công ty nên thực hiện nhiều hơn nữa những chính sách marketing, bán hàng nhằm cải thiện doanh số (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

4.2 Phân tích các đòn bẩy tài chính

4.2.1 DOL: Đòn cân định phí

4.2.2 DFL: Đòn cân tài chính

4.2.3 DTL = DOL x DFL

CHỈ TIÊU NĂM
2011 2012 2013 2014 2015
Lợi nhuận kế toán trước thuế 3,021,646 63,378,720 87,285,642 88,156,537 95,567,138
Chi Phí lãy vay 755,411 15,844,680 21,821,410 19,394,438 21,124,164
EBIT 2,266,235 47,534,040 65,464,232 68,762,099 74,442,974
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 103,629,174 168,607,141 191,011,833 191,590,279 186,316,908
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,236,642 61,977,502 86,906,264 87,478,420 95,938,876
Tổng định phí 101,392,532 106,629,639 104,105,569 104,111,859 90,378,032
DOL 45.741 3.243 2.590 2.514 2.214
DFL 0.750 0.750 0.750 0.780 0.779
DTL 34.305 2.432 1.943 1.961 1.725

Nhận xét:

  • Đòn cân định phí (DOL) nhìn chung giảm dần ở các năm, cho thấy việc phân bổ định phí hiệu quả. DOL giảm sẽ hạn chế mức rủi ro cao trong kinh doanh.
  • Đòn cân tài chính (DFL) đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn cân nợ đến thu nhập ròng của cổ đông có xu hướng ổn định qua các năm
  • DTL thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sở hữu với sự thay đổi doanh thu. DTL có xu hướng giảm dần cho thấy công ty đang hạn chế mức độ rủi ro một cách hiệu quả.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ & GIẢI PHÁP

  • ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
  • Công ty có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
  • Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
  • Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
  • Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Nâng cao năng lực thanh toán của công ty.
  • Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra còn phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn.
  • Một trong những tài sản lưu động công ty cần chú ý đó là các khoản phải thu. Công ty nên có chính sách tín dụng hợp lý để không bị chiếm dụng vốn cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ, làm tăng tính thanh khoản của tài sản lưu động.
  • Nâng cao năng lực kinh doanh của công ty
  • Tăng cường vốn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất
  • Tiến hành các hoạt động marketing tăng vị thế cạnh tranh, thương hiệu của công ty trong nước và quốc tế.
  • Kiến nghị về phương hướng sản xuất, đổi mới công nghệ của công ty
  • Đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, nội dung đào tạo gắn với thực tế, có thể làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại.
  • Tăng cường khâu bán hàng, tiếp thị. Nâng cao vị thế công ty, tận dụng những ưu thế sẵn có và không ngừng phát triển, gia tăng.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng)

Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo