Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng DRC

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng DRC, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng DRC trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


Table of Contents

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1.1.  Một số thông tin cơ bản

– Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

– Tên tiếng anh: DANANG RUBBER JOINT STOCK COMPANY

– Tên giao dịch: DRC

– Mã chứng khoán: DRC

– Địa chỉ trụ sở chính: Lô G, Đường Tạ Quang Bửu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

– Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh: Số 90- Đ Trần Đình Xu, P Cô Giang, Quận 1, HCM

– Văn phòng đại diện Hà Nội: Số 1 Đào Duy Anh, P Phương Mai, Q Đống Đa, HN

– Điện thoại: 0511 377 1405

– Fax: 0511 377 1400

– Email: hanhchinh@drc.com.vn

– Website: www.drc.com.vn

1.1.2.  Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng được thành lập vào 12/1975. tiền thân từ một xưởng đắp vỏ xe ô tô của quân đội chính quyền Sài Gòn trước 30/4/1975. 26/05/1993, Chuyển thành công ty Cao su Đà Nẵng theo Quyết định 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng. 10/10/2005, Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng theo Quyết định số 3241/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp.

Ngày 01/01/2006, Công ty chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ là: 49.000.000.000 đồng.

Ngày 29/12/2006, Chính thức niêm yết và giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với vốn điều lệ 92.475.000.000 đồng.

Ngày 28/05/2007, Niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành để chi trả cổ tức, nâng tổng số vốn điều lệ lên 130.385.520.000 đồng.

Ngày 05/08/2008, Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông và niêm yết bổ sung, vốn điều lệ lên: 153.846.240.000 đồng.

     Ngày 6/2010, Phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 307.692.480.000 đồng.    

Ngày 6/2011, Phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 461.538.650.000 đồng. Nhận Huân chương độc lập Hạng 3.

Ngày 6/2012, Phát hành cổ phiếu thưởng và cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 692.289.450.000 đồng.

Năm 2013, Tăng vốn điều lệ lên 830.738.490.000 đồng. Đưa vào khai thác nhà máy lốp Radial toàn thép đầu tiên tại Việt Nam, giai đoạn 1 công suất 300.000 lốp/năm

Năm 2014, Công ty được Chính phủ tặng cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua; Đạt Cúp Thương hiệu quốc gia, Giải thưởng sao vàng đất Việt.

Năm 2015, Tăng vốn điều lệ lên 913.800.030.000 đồng từ việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2014. Rà soát và cơ cấu lại các bộ phận chức năng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực, đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới, phát triển, phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh

Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su; – Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư; – Thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; kinh doanh thương mại, kinh doanh tổng hợp; – Sản xuất sản phẩm khác từ cao su; – Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; – Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác; – Lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp; chế tạo; lắp đặt thiết bị ngành CN Cao su; – Hoạt động của các bệnh viện, trạm xá. Chi tiết: Khám chữa bệnh y tế ban đầu cho cán bộ công nhân viên Công ty.

1.1.4. Vị thế công ty

Thị trường nội địa: DRC là doanh nghiệp có quy mô lớn, phần phối sản phẩm trên khắp cả nước. Tuy nhiên, khu vực miền Trung vẫn là thị trường mang lại doanh số cao nhất cho DRC.

Thị trường săm lốp Việt Nam hiện có 03 doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh và niêm yết trên thị trường chứng khoán, bao gồm: CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC), CTCP Công nghiệp cao su Miền Nam (CSM) và CTCP Cao su Sao Vàng (SRC). Trong đó, DRC là đơn vị chiếm ưu thế hơn về cả thị trường doanh thu, đặc biệt là lợi nhuận.

Biểu đồ thể hiện doanh thu, tổng tài sản và lợi nhuận của DRC và đối thủ cạnh tranh

Ba doanh nghiệp trực thuộc Vinachem chiếm khoảng 40,7% thị phần, dẫn đầu trong nhiều phân khúc riêng. Nếu tính theo tỷ trọng doanh thu tiêu thụ trên quy mô ngành thì CSM chiếm khoảng 17,4%, DRC chiếm 16,1% và SRC là 7,2% so với thị phần chung ngành săm lốp Việt Nam. Tổng cộng 3 doanh nghiệp trực thuộc Vinachem chiếm khoảng 40,7% tổng thị phần. Tuy nhiên, nếu tính riêng dòng lốp xe khách và xe tải (hầu như sử dụng lốp Bias) thì DRC dẫn đầu với 35% thị phần, trong khi CSM chiếm khoảng 25%. Cũng thuộc phân khúc này thì lốp đặc chủng (lốp OTR) là thế mạnh của DRC, công ty chiếm đến 90% thị phần. Còn đối với phân khúc sản phẩm săm lốp xe máy thì CSM chiếm khoảng 20% thị phần và dẫn đầu ngành.

Về công suất sản xuất lốp ô tô: hiện nay trong 3 doanh nghiệp săm lốp niêm yết, DRC đứng thứ 2, đạt khoảng 780.000 lốp/năm dự kiến sẽ nâng lên 1.380.000 lốp/năm từ đóng góp của nhà máy Radial. Casumina đạt khoảng 1,2 triệu lốp/năm, Cao su Sao Vàng đạt 500.000 lốp/năm. Nếu so với các doanh nghiệp FDI như Kumho (3,3 triệu lốp/năm) và Bridgestone (đang xây nhà máy 6,5 triệu lốp/năm) thì công suất của 3 doanh nghiệp niêm yết vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên phần lớn sản phẩm (90%) của các doanh nghiệp này phục vụ cho xuất khẩu.

1.2. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

Cổ phần

Vốn điều lệ: 913.800.030.000 đồng

Số lượng cổ phiếu đã phát hành: 91.380.003 cổ phiếu

Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu

Cổ phiếu thường: 91.380.003 cổ phiếu

Cổ phiếu ưu đãi: 0 cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 91.380.003 cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu quỹ: 0 cổ phiếu

Cơ cấu cổ đông tại ngày 08/12/2015(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

Loại cổ đông SL cổ đông Số cổ phần Giá trị (đồng) Tỷ lệ sở hữu (%)
Cổ đông trong nước 3.590 57.348.203 573.482.030.000 62,76%
Cổ đông nhà nước (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) 1 46.153.353 461.533.530.000 50,51%
Cổ đông tổ chức 60 200.198 2.001.980.000 0,22%
Cổ đông cá nhân 3.529 10.994.652 109.946.520.000 12,03%
Cổ đông nước ngoài 303 34.031.800 340.318.000.000 37,24%
Cổ đông tổ chức 79 33.146.806 331.468.060.000 36,27%
Cổ đông cá nhân 224 884.994 8.849.940.000 0,97%
Cổ phiếu quỹ        
Tổng cộng 3.893 91.380.003 913.800.030.000 100%

1.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Nội dung Đơn vị tính Thực hiện 2015 % so với kế hoạch năm 2015 % so với thực hiện năm 2014
Gía trị SXCN Theo giá cố định Tỷ đồng 1.955 100 123
Gía trị SXCN Theo giá thực tế Tỷ đồng 3.535 101 106
Doanh thu Tỷ đồng 3.508 98 104
Nộp ngân sách Tỷ đồng 287 102 101
Lợi nhuận Tỷ đồng 532 116 114
Thu nhập bình quân Triệu đồng/ người 11 108 107

Mặc dù triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 trong bối cảnh rất khó khăn nhưng DRC đã hoàn thành xuất sắc hầu hết các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt:

  • Chỉ tiêu Lợi nhuận vượt 17% so với kế hoạch, vượt 18% so với cùng kỳ 2014.
  • Sản lượng tiêu thụ ở tất cả các sản phẩm của Công ty đều đạt tăng trưởng cao, trong đó mặt hàng săm lốp ô tô (nhóm sản phẩm chủ lực của DRC) tăng trưởng trên 12%, săm lốp ô tô bias mặc dù ảnh hưởng di dời nhưng vẫn tăng trưởng 6%; lốp ô tô radial tuy mới là năm thứ hai bán thương mại ra thị trường nhưng đã đạt trên 175.000 bộ tăng trưởng trên 52%.
  • Doanh thu bán hàng năm 2015 đạt được 3.508 tỷ tăng 4% so với năm 2014 và giảm 10% so với Nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niêm năm 2015. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào giá bán kế hoạch xây dựng từ đầu năm 2015 thì doanh thu năm 2015 sẽ là 3.990 tỷ tăng 14% so với năm 2014 và tăng 2% so với Nghị quyết của Đại hội. Điều này cho thấy do áp lực cạnh tranh nên giá bán sản phẩm bình quân của Công ty trong năm 2015 đã phải điều chỉnh giảm trên 10% so với giá kế hoạch từ đầu năm, điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ tiêu doanh thu.
Khoản mục ĐVT Năm 2014 Năm 2015 % tăng giảm
Doanh thu thuần Triệu đồng 3.251.368 3.317.699 2,04%
Tổng chi phí Triệu đồng 2.821.662 2.804.315 -0,62%
LN trước thuế Triệu đồng 452.145 532.286 17,72%
LN sau thuế Triệu đồng 352.725 415.032 17,66%

Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2015 cho thấy dấu hiệu khởi sắc khi tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 05 năm trở lại. Thị trường ô tô tại Việt Nam cũng chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Trong năm 2015, Công ty đạt được doanh thu thuần 3.317 tỷ đồng, cao hơn 2,04% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời do tổng chi phí giảm 0,62% nên lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt hơn 415 tỷ đồng, cao hơn 17,66% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, dù trong năm có nhiều khó khăn trong tình hình chung của nền kinh tế và hoạt động sản xuất của Công ty nhưng DRC đã có những bước tăng trưởng khá tốt trong cả doanh thu và lợi nhuận. Đó là một thành quả rất to lớn của toàn thể cán bộ, công nhân viên toàn Công ty. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng đạt 20 triệu USD tăng 13,5%, thị trường xuất khẩu truyền thống như Lào, campuchia, Singapore, Myanmar… được duy trì ổn định.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DRC

2.1. PHÂN TÍCH TỶ LỆ

2.1.1. Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán

2.1.1.1. Tỷ lệ lưu động CR (Current ratio)

Bảng 1: Đo lường tỷ lệ lưu động CR của Công ty CP cao su Đà Nẵng

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tài sản ngắn hạn: Triệu  1,213,155  1,044,043  1,298,051  1,111,182  1,303,540
Nợ ngắn hạn: Triệu  555,015  537,544  933,846  793,147  876,966
CR   2.19 1.94 1.39 1.40 1.49

 Tỷ lệ lưu động CR, hay còn được gọi là tỷ số thanh toán hiện thời, giúp đo lường được mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Thông qua đó, thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các nguồn tài sản ngắn hạn tương ứng.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

Tỷ lệ lưu động CR lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao (lớn hơn 3) cũng là dấu hiệu doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản lưu động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu tỷ lệ lưu động quá thấp (nhỏ hơn 1) chứng tỏ doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ không thực hiện được nghĩa vụ tài chính với các khoản nợ ngắn hạn.

Qua bảng 1 dễ dàng nhận thấy tỷ số CR của doanh nghiệp trong suốt 5 năm đều lớn hơn 1. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Đồng thời tỷ số CR qua các năm không quá cao (dưới mức 3), chứng tỏ doanh nghiệp đã phân bổ nguồn tài sản ngắn hạn và dài hạn hợp lý, tránh tình trạng nguồn vốn bị lãng phí quá nhiều vào tài sản ngắn hạn.

Biểu đồ 1: Đường thể hiện tỷ lệ lưu động CR của 3 doanh nghiệp tiêu biểu của ngành trong giai đoạn 2011- 2015

Thông qua biểu đồ đường thể hiện tỷ lệ lưu động CR của 3 doanh nghiệp tiêu biểu của ngành, ta thấy tuy khác nhau về mặt thời điểm do chính sách của mỗi doanh nghiệp cho việc vay nợ và sử dụng vốn là khác nhau, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp trong ngành đều có tỷ lệ CR khả quan, luôn nằm trong vùng an toàn với giá trị dao động từ 1 đến 3.

Nhìn chung, tỷ lệ lưu động CR của doanh nghiệp khá tốt, doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao.

2.1.1.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh QR (Quick ratio)

Bảng 2: Tỷ lệ thanh toán nhanh

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tài sản ngắn hạn Triệu  1,213,155  1,044,043  1,298,051  1,111,182  1,303,540
Nợ ngắn hạn Triệu  555,015  537,544  933,846  793,147  876,966
Hàng tồn kho Triệu  821,504  712,407  901,364  715,556  784,836
QR   0.71 0.62 0.42 0.50 0.59

Cũng tương tự như tỷ số CR, QR cũng dùng để đánh giá liệu doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn không. Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác hơn, người ta đã loại bỏ yếu tố tồn kho trong công tức xác định khả năng thanh toán nhanh, mà chỉ sử dụng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính, phải thu ngắn hạN.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

Qua kết quả của bảng thể hiện tỷ lệ thanh toán nhanh QR, ta thấy sau khi loại bỏ tồn kho, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tỷ lệ QR luôn thấp hơn 1, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng không thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao.

Ngoài ra, điều này còn chứng tỏ tỷ lệ hàng tồn kho của doanh nghiệp rất cao, chiếm đến hơn 60% trong tổng tài sản ngắn hạn. Việc tồn kho cũng là hợp lý khi nguồn nguyên vật liệu vẫn còn phải nhập khẩu, do đó chịu nhiều rủi ro về tỷ giá cũng như sự biến động của giá dầu thế giới. Điều này tuy trong ngắn hạn có thể làm ảnh hưởng khả năng thanh toán, nhưng với một doanh nghiệp sản xuất trong quá trình mở rộng thị trường cũng như khai thác thêm nhiều sản phẩm mới như DRC là hoàn toàn có lợi trong trung và dài hạn.

2.1.1.3. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động

Bảng 3: Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lợi nhuận gộp Triệu  415,890  594,014  716,990  803,728  799,347
Tổng tài sản Triệu  1,621,589  2,478,090  3,187,737  3,137,403  3,142,891
TAT    0.26  0.24  0.22  0.26  0.25

Chỉ số TAT cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đông doanh thu. Chỉ số TAT càng cao chứng tỏ tỷ lệ tài sản cấu thành nên doanh thu càng lớn, doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả.

Qua bảng tính, ta thấy vòng quay tài sản của DRC có sự thay đổi nhỏ qua các năm, và tỷ lệ này luôn duy trì ở mức thấp, từ 0,22 đến 0,26. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có tình trạng thâm dụng vốn cao.

2.1.1.4. Vòng quay tồn kho IT

Bảng 4: Vòng quay tồn kho

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Gía vốn hàng bán Triệu  2,220,807  2,190,920  2,086,911  2,447,640  2,518,352
Hàng tồn kho Triệu  821,504  712,407  901,364  715,556  784,836
IT    2.70  3.08  2.32  3.42  3.21

Vòng quay tồn kho IT giúp người đọc báo cáo tài chính hiểu rõ hơn về năng lực quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. 

Để đánh giá chính xác tỷ số IT là tốt hay chưa tốt, không thể chỉ dựa trên số liệu đơn thuần mà phải đặt các số liệu ấy qua nhiều năm để thấy được sự thay đổi trong cách thức quản lý hàng tồn kho. Ngoài ra, yếu tố ngành nghề đóng vai trò rất lớn trong độ lớn của tỷ số IT, tùy vào ngành nghề mà tốc độ hàng qua kho là nhanh hay chậm, không thể đánh đồng tỷ lệ này cho một doanh nghiệp sản xuất gạo và một doanh nghiệp sản xuất lốp xe được.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

Biểu đồ 2: So sánh vòng quay tồn kho của DRC và CMS

Thị trường của ngành săm lốp Việt Nam có mức độ tập trung ngành khá cao và hầu như bị chi phối bởi 3 doanh nghiệp là công ty Cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam (mã chứng khoán CSM), Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) và Công ty cổ phần cao su sao vàng (SRC), chiếm hơn 40% tổng doanh thu của ngành. Trong đó nổi bật nhất là 2 công ty CSM và DRC. Vì vậy việc chọn CSM để làm căn cứ so sánh cho DRC là có cơ sở khi cả 2 đều là doanh nghiệp quốc nội cùng ngành, cơ cấu sản phẩm lẫn đối tượng hướng tới khá giống nhau.  

Thông qua việc đối chiếu vòng quay tồn kho của DRC và CSM, ta thấy so với CSM, mức độ dao động của vòng quay tồn kho của DRC thấp hơn. Trong đó năm có vòng quay thấp nhất là năm 2013 với 2.32 vòng, do đây là năm có giá vốn hàng bán thấp nhất và giá trị hàng tồn kho cao nhất. năm có vòng quay cao nhất là năm 2014 với 3.42 vòng. Chênh lệch cao nhất là 1.1.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

2.1.1.5. Kỳ thu tiền bình quân ACP (Average collection period)

Bảng 5: Kỳ thu tiền bình quân của DRC

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Các khoản phải thu Triệu  299,880  211,923  333,522  295,806  278,349
Doanh thu thuần Triệu  2,636,696  2,784,934  2,803,901  3,251,368  3,317,699
ACP    40.94  27.39  42.82  32.75  30.20

Tỷ số này cho biết thời gian trung bình để chuyển các khoản phải thu thành tiền. Trừ một số ít doanh nghiệp đặc thù không áp dụng chính sách công nợ, đa phần các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, đã có thị phần vững chắc đều áp dụng các chính sách công nợ tùy vào từng khách hàng hoặc đơn hàng cụ thể.

Có thể thấy, công ty DRC áp dụng chính sách nợ với thời gian thu nợ dài, với thời gian thu nợ trung bình qua 5 năm 2011- 2015 là 34.82 (ngày), tức là trên 1 tháng. Đây là hình thức cho khách hàng nợ khá dễ dãi, thời gian thu hồi nợ dài. Chính sách này sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình lưu chuyển tài khoản tiền và tương đương tiền để phục vụ các nhu cầu ngắn hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, với đặc thù sản phẩm thế mạnh của DRC là lốp xe tải và lốp đặc chủng, DRC khá mạnh đối với kênh phân phối là các khách hàng trực tiếp là các nhà sản xuất lắp ráp ô tô và các các khách hàng tổ chức lớn có nhu cầu thường xuyên và ổn định như các công ty thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Becamex, Xi măng Bỉm Sơn, các công trình thủy điện… Với nguồn khách hàng tổ chức và số lượng đặt hàng lớn như vậy, việc cho hạn nợ cao nhằm giữ chân khách hàng là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến uy tín cũng như sức mua của từng khách hàng cụ thể mà điều chỉnh kỳ thu tiền cho phù hợp, để tránh việc khách gia hạn nợ, chậm trả hoặc không trả nợ, dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tài chính khác.

2.1.2. Tỷ lệ quản trị nợ

2.1.2.1. Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản (D/A)

Bảng 6: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A)

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng nợ phải trả Triệu  743,840  1,308,610  1,807,989  1,601,618  1,469,958
Tổng tài sản Triệu  1,621,589  2,478,090  3,187,737  3,137,403  3,142,891
D/A   0.46 0.53 0.57 0.51 0.47

Trong đó, tổng số nợ gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Còn tổng tài sản có bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.

Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Còn các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh. Tuy nhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Để có nhận định đúng về tỷ số này cần phải kết hợp với các tỷ số khác nữa.

Năm 2011, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp chiếm 46% tổng tài sản. Giai đoạn 2012- 2013, doanh nghiệp thực hiện chính sách tăng vay nợ để đầu tư vào việc nghiên cứu dự án Radial, đồng thời di dời và nâng cấp nhà máy xe đạp xe máy để tăng công suất sản xuất. Việc này khiến trong 2 năm liên, tổng nợ của công ty tăng 76%, từ 743,839,779,198 lên đến 1,308,609,672,018 vào năm 2012 và tăng thêm 38%, đạt 1,807,988,888,175 vào năm 2013. Tốc độ tăng của nợ cao hơn tốc độ tăng của tài sản nên tỷ lệ nợ trong 2 năm liền, tỷ lệ nợ tăng lên 53% vào 2012 và 57% vào năm 2013.

Giai đoạn 2014- 2015 là giai đoạn trả các khoản nợ đến hạn của giai đoạn trước, giá trị nợ và chỉ số nợ giảm.

2.1.2.2. Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR

Bảng 7: Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
EBIT Triệu                279,417                    425,908                      540,064                    536,759                                  587,023
I Triệu                        15,804                        8,792                        39,384                      84,613                                    54,737
IRC   17.68 48.44 13.71 6.34 10.72

Công thức tính: IRC = EBIT / Chi phí trả lãi

Trong đó, EBIT là Thu nhập trước thuế và trả lãi, phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Chi phí trả lãi vay bao gồm: tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, tiền lãi cho các khoản vay trung và dài hạn, tiền lãi của các hình thức vay mượn khác. Đây là một khoản tương đối ổn định và có thể tính trước được.

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp, hay nói cách khác là cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.

Như đã phân tích ở trên, giai đoạn 2011- 2012 doanh nghiệp tăng vay nợ nên giai đoạn 2013- 2014 chi phí lãi vay tăng mạnh. Cụ thể, lãi vay năm 2013 tăng 3.47 lần so với năm 2012, năm 2014 tăng 1.14 lần so với năm 2013. Vì vậy chỉ số IRC trong 2 năm giảm còn 13.71 và 6.34.

Tuy chỉ số IRC có nhiều biến động do chính sách đầu tư của công ty, nhưng chỉ tiêu này của doanh nghiệp trong suốt những năm từ 2011 đến 2015 đều lớn hơn 1, thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay tốt. Vì vậy, nếu DN tiếp tục có chính sách thanh toán lãi vay tốt và ổn định qua các kì kế tiếp, các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn sang tiếp tục cung cấp vốn cho DN khi số gốc vay nợ đến hạn thanh toán.

2.1.2.3. Tỷ số khả năng trả nợ

Bảng 8: Tỷ lệ khả năng trả nợ của DRC

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
EBITDA Triệu  327,476  474,890  621,833  666,868  834,199
Chi trả nợ thuê tài chính Triệu 0 0 0 0 0
Lãi vay Triệu  15,804  8,792  39,384  84,613  54,737
Nọ gốc Triệu  1,727,139  1,579,420  1,965,485  2,657,176  2,299,336
D/A   0.19 0.30 0.31 0.24 0.35

 

Tỷ số IRC chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì ngoài lãi ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác. Do đó, để đo lường khả năng trả nợ, chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả nợ để đo lưởng khả năng trả nợ gốc và lãi vay của doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, lơi nhuận trước thuế…

Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Nếu tỷ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp lớn hơn 1, nghĩa là doanh nghiệp có nguồn tiền thanh toán nợ gốc và lãi vay.

Nhìn chung, tỷ lệ D/A của công ty đều dưới mốc an toàn là 1, vì vậy có thể kết luận công ty gặp vấn đề thanh toán các khoản nợ gốc và lãi vay. Tới đây, ta có thể thấy nguy cơ thanh khoản từ việc tăng đầu tư bằng nguồn vốn vay. Dù cơ hội mở rộng thị trường từ việc tăng đầu tư bằng nguồn vốn vay rất lớn, nhưng đi kèm với nó là rủi ro mất thanh khoản. Rủi ro này đã được chứng minh qua chỉ số thanh toán nhanh và tỷ lệ D/A.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

2.1.3. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp, tạo lập các quỹ nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Do đó phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, phân tích nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến tình hình biến động của doanh nghiệp không ngừng nâng cao lợi nhuận.

Các hệ số về khả năng sinh lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, chúng phản ánh hiệu quả kinh doanh và cũng là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.

2.1.3.1. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM

Bảng 9: Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lợi nhuận gộp Triệu                      415,890                    594,014                      716,990                    803,728                                  799,347
Doanh thu thuần Triệu                   2,636,696                 2,784,934                   2,803,901                 3,251,368                               3,317,699
GPM                              0.16                          0.21                            0.26                          0.25                                        0.24

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

Doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng đều trong suốt giai đoạn 2011- 2015. Năm 2011 tỷ lệ GPM đạt 16%, sau đó tăng 5% lên 21% vào năm 2012, tăng tiếp 5% lên 26% năm 2013. Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh là 2 năm liền giảm nhẹ tỷ lệ lợi nhuận gộp, mỗi năm giảm 1% xuống còn 25% năm 2014 và 24$ năm 2015.

Tỷ lệ lãi gộp là một cách thức nhanh chóng nhưng hữu dụng để so sánh với đối thủ cạnh tranh, giúp xác định những mặt hàng nào có lợi nhất với những công ty cung cấp nhiều sản phẩm cùng lúc.

Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.

Biểu đồ 3: GPM của DRC so với trung bình ngành

Tỷ lệ GPM của doanh nghiệp cao hơn trung bình ngành, chứng tỏ so với mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng ngành công nghiệp săm lốp, DRC có hiệu suất kinh doanh hiệu quả hơn.

Tỷ lệ lãi gộp không phải là một bức tranh hoàn chỉnh. Nó không xem xét các chi phí mềm hoặc gián tiếp như tiền điện nước, tiền thuê địa điểm, tiền lương và bảo hiểm. Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp đó. Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện.

2.1.3.2.  Doanh lợi ròng NPM

Bảng 10: Doanh lợi ròng NPM

Thông số: Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
LNST Triệu  197,654  312,129  375,423  352,725  415,032
LNG Triệu  415,890  594,014  716,990  803,728  799,347
DTTC Triệu  7,803  4,164  11,006  10,028  10,651
DTK Triệu  7,126  7,115  4,383  12,411  8,251
NPM    0.46  0.52  0.51  0.43  0.51

Để đánh giá chính xác hơn biên lợi nhuận của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng chỉ tiêu doanh lợi ròng NPM để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tổng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ số mang giá trị lớn hơn 1 nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số nhỏ hơn 1 nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.

Thông thường, các doanh nghiệp được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các doanh nghiệp này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn.

Hệ số biên lợi nhuận ròng bị giảm thông thường do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu. Nguyên nhân là sự tăng trưởng doanh thu quá thấp so với mức tăng chi phí.

2.1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

Bảng 11: ROA của DRC

Thông số Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
LNST Triệu  197,654  312,129  375,423  352,725  415,032
TỔNG TS Triệu  1,621,589  2,478,090  3,187,737  3,137,403  3,142,891
ROA   0.12 0.13 0.12 0.11 0.13

Công thức tính: ROA = Thu nhập sau thuế / Tổng tài sản

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Khả năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính, chứ không phải bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính. ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, nhưng chỉ tiêu này thường ít được các cổ đông quan tâm đến so với một số chỉ tiêu tài chính khác.

Tỷ số ROA trong giai đoạn 2011- 2015 của Công ty cổ phần sao su Đà Nẵng không có nhiều biến đổi. Tỷ số ROA dao động nhẹ từ 0.11 đến 0.13 qua các năm. Ta có thể kết luận, cứ mỗi đồng tài sản, doanh nghiệp tạo ra được 0.11 đến 0.13 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ ROA của doanh nghiệp.

Biểu đồ 4: So sánh ROA của 3 DRC và 2 đối thủ cùng ngành là CSM và SCR

So sánh ROA của DRC với 2 doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành, dễ nhận thấy ROA của doanh nghiệp ở mức tốt, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả do có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, kế hoạch phát triển thị trường tốt và dòng sản phẩm có độ nhận biết cao.

2.1.3.5. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu ROE

Công thức tính: Re = (Lợi nhuận thuần / Vốn cổ phần thường) x 100

Bảng 12: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu ROE

Thông số Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
LNST Triệu                      197,654                    312,129                      352,725                    352,725                                  415,032
VỐN CHỦ SỞ HỮU Triệu                      877,749                 1,169,480                   1,379,748                 1,535,785                               1,672,934
ROE   0.23 0.27 0.26 0.23 0.25

Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này, vì đây là khả năng thu nhập của họ có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này.

Tỷ số ROE, cũng như ROA, biểu hiện sự tăng trưởng ổn định của doanh nghiệp. Luôn được giữ ở mức trên 20%, đồng thời sự biến động không đáng kể, ta có thể nói, trong giai đoạn suốt 5 năm, doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu để tạo ra nguồn lợi nhuận ròng.

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tỷ số ROE và lãi suất tiền gởi i

Theo như thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đa phần các khoản nợ vay có lãi suất được tính từ việc lấy lãi suất tiền gửi cùng thời hạn cộng với 2.5- 3%, tùy khoản vay. Vì vậy để tiện cho việc so sánh, ta mặc định lấy lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng Vietcombank cộng 3%.

Theo như biểu đồ đường thể hiện ROE và lãi suất vay nợ, ta có thể thấy chỉ số ROE của doanh nghiệp đều cao hơn lãi suất vay nợ. năm 2011 là năm có chênh lệch thấp nhất với 5%, còn năm 2012- 2013 với chênh lệch lên đến 15.5%.

ROE của doanh nghiệp cao hơn lãi suất tiền vay, điều này chứng tỏ lợi nhuận tạo ra bù đắp được chi phí vay ngân hàng, đồng thời còn tạo ra một khoản lợi tức phụ trội. Ngoài ra, ta còn biết được việc sử dụng đòn bẩy tài chính còn có tác dụng khuếch trương tỷ số ROE. Tức là càng tăng đòn bẩy thì ROE càng tăng.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

2.1.4. Các tỷ lệ đánh giá theo gốc độ thị trường

2.1.4.1. Tỷ lệ giá /thu nhập (P/E)

CHỈ TIÊU CÔNG THỨC 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ P/E P/ EPS 3.99 4.80 8.63 13.19 9.11

Tỷ số P/E = Giá cổ phiếu đóng cửa cuối năm/ Thu nhập trên 1 cổ phiếu

Tỷ lệ này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để thu được một đồng lợi nhuận của Công Ty. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

Tỷ số này qua các năm có tăng nhanh từ năm 2011 là chỉ số 3.99 lần, đến năm 2014 tỷ số tăng 13.19 lần. Cũng dễ hiểu vì trong giai đoạn 2011 giá đóng cửa cuối năm của DRC liên tục tăng rất nhanh 17.100đ đến năm 2014 con số này đã tăng lên 56.000đ, 327%, mặc dù lãi trên cổ phiếu tăng chậm hơn. Điều này cho thấy đầu tư vào Công Ty ít gặp rủi ro và triển vọng tăng trưởng tốt mặc dù năm 2015 có giảm nhẹ còn 9.11 lần.

2.1.4.2. Tỷ lệ giá trị thị trường/ giá trị cổ phiếu (P/B)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Giá sổ sách                        19,018                      20,062                        16,609                      18,487                                    19,287
Giá thị trường                        17,100                      25,700                        39,000                      56,000                                    43,600
P/B 0.9 1.28 2.35 3.03 2.26

Tỷ số này cho thấy sự chênh lệch giữa giá trị trường của cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu DRC.

Gía trị P/B nhỏ hơn 1, cho thấy doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó, thu nhập trên tài sản của công ty là thấp. Ngược lại, số này lớn hơn 1 cho thấy công ty làm ăn khá tốt, nâng cao giá thị trường lên, thu nhập trên tài sản cao. Năm 2011, B/P có thấp hơn 1, nhưng cũng không thấp quá nhiều, 0.9 lần, tuy nhiên đến 4 năm sau đó tỷ số này đều lớn 1 và tăng qua các năm cho thấy DRC kinh doanh khá tốt, thu hút đầu tư nhiều, công ty không quá khó khan trong việc phát hành cổ phần thu hút đầu tư.

2.1.4.3. Tỷ số giá/ dòng tiền P/CF

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lãi ròng Triệu                        197,654                    312,129                 375,423                     352,725                       415,032
Khấu hao TSCĐ Triệu 48,060                      48,982                    81,770                     130,110                       247,176
CP đang lưu hành   46,153,865   58,291,989   83,073,849  83,073,849  86,737,659
CFPS=NI+Khấu hao TSHH TSVH/ CP thường đang lưu thông                       5,324                                 6,195               5,503                  5,812                   7,635
P/CF   3.21 4.15 7.09 9.64 5.71

P/CF được sử dụng kết hợp với P/E để định giá và tính toán xem cổ phiếu giá cổ phiếu hiện tại là rẻ hay đắt, nhằm thay thế cho EPS truyền thống vốn không còn đáng tin cậy, trong bối cảnh nhiều công ty khéo léo lách luật để bóp méo EPS.

Chỉ số P/CF so sánh giá của cổ phiếu với dòng tiền mà công ty tạo ra trên mỗi cổ phần. Cho thấy giá cổ phiếu cao hơn nhiều so với dòng tiền tạo ra trên mỗi cổ phần, công ty khá phát triển nên đẩy giá cổ phiếu lên cao.

Nhìn chung năm 2011-2015, tỷ số này tăng từ 3,21 lần (năm 2011) lên đến 5.71 lần (năm 2015), tuy nhiên giai đoạn 2011- 2014 tăng mạnh, giảm trong năm 2015, giá thị trường giảm năm 2015 xuống còn 43.600đ trong khi năm 2015 là 56.000đ, công thêm CFPS tăng lên trong giai đoạn này cũng góp phần làm cho tỷ số P/CF giảm.

2.2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

2.2.1. Phân tích cơ cấu theo bảng cân đối kế toán

Đơn vị: triệu đồng

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
    Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng 2015 Tỷ Trọng
TÀI SẢN
A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn  1,213,155 75% 1,044,043 42%  1,298,051 41%  1,111,182 35%  1,303,540 41%
I Tiền và các khoản tương đương tiền       78,140 5%      75,550 3%       54,437 2%       84,698 3%     240,227 8%
1 Tiền         5,640 0%      20,550 1%       32,437 1%       35,698 1%       37,227 1%
2 Các khoản tương đương tiền       72,500 4%      55,000 2%       22,000 1%       49,000 2%     203,000 6%
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
1 Chứng khoán kinh doanh               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
III Các khoản phải thu ngắn hạn     299,880 18%    211,923 9%     333,522 10%     295,806 9%     278,349 9%
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng     179,830 11%    151,899 6%     257,035 8%     267,968 9%     263,144 8%
2 Trả trước cho người bán     122,206 8%      60,879 2%       78,179 2%       27,920 1%       13,889 0%
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
4 Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
5 Phải thu về cho vay ngắn hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
6 Phải thu ngắn hạn khác            665 0%        2,208 0%         1,386 0%         2,977 0%         4,261 0%
7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi       (2,821) 0%       (3,064) 0%        (3,077) 0%        (3,059) 0%       (2,944) 0%
IV Tổng hàng tồn kho     821,504 51%    712,407 29%     901,364 28%     715,556 23%     784,836 25%
1 Hàng tồn kho     821,504 51%    712,407 29%     901,364 28%     715,556 23%     784,836 25%
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
V Tài sản ngắn hạn khác       13,632 1%      44,164 2%         8,728 0%       15,122 0%            128 0%
1 Chi phí trả trước ngắn hạn            824 0%           397 0%         8,002 0%       15,053 0%              20 0%
2 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ       11,662 1%      41,965 2%                –   0%                –   0%               –   0%
3 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%            108 0%
4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ               –   0%              –   0%                –   0%        (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)        –   0%               –   0%
5 Tài sản ngắn hạn khác        1,146 0%        1,802 0%            726 0%              69 0%               –    0%
B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn     408,433 25% 1,434,047 58%  1,889,686 59%  2,026,221 65%  1,839,352 59%
I Các khoản phải thu dài hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%              46 0%
1 Phải thu dài hạn của khách hàng               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
2 Vốn kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc               –   0%              –   0%                –    0%                –   0%               –   0%
3 Phải thu dài hạn nội bộ               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
4 Phải thu về cho vay dài hạn               –   0%              –    0%                –   0%                –   0%               –   0%
5 Phải thu dài hạn khác               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%              46 0%
6 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
II Tài sản cố định     156,368 10%    177,828 7%  1,717,527 54%  1,922,333 61%  1,759,710 56%
1 Tài sản cố định hữu hình     154,188 10%    176,405 7%  1,716,451 54%  1,921,384 61%  1,758,866 56%
– Nguyên giá     667,677 41%    736,273 30%  2,353,765 74%  2,644,584 84%  2,692,307 86%
– Giá trị hao mòn lũy kế   (513,489) -32%   (559,867) -23%    (637,314) -20%    (723,200) -23%   (933,441) -30%
2 Tài sản cố định thuê tài chính               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
– Nguyên giá               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
– Giá trị hao mòn lũy kế               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
3 Tài sản cố định vô hình         2,180 0%        1,422 0%         1,076 0%            948 0%            844 0%
– Nguyên giá         3,698 0%        3,723 0%         4,012 0%         4,012 0%         4,012 0%
– Giá trị hao mòn lũy kế       (1,518) 0%       (2,300) 0%        (2,935) 0%        (3,063) 0%       (3,168) 0%
III Bất động sản đầu tư               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
– Nguyên giá               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
– Giá trị hao mòn lũy kế               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
IV Tài sản dở dang dài hạn     227,554 14% 1,228,250 50%     128,376 4%       70,335 2%       59,222 2%
1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
2 chi phí xây dựng cơ bản dở dang               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%       59,222 2%
V Các khoản đầu tư tài chính dài hạn         8,181 1%        8,181 0%         7,277 0%         4,910 0%         4,620 0%
1 Đầu tư vào công ty con               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
3 Đầu tư khác vào công cụ vốn         8,181 1%        8,181 0%         8,181 0%         6,070 0%         6,070 0%
4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn               –   0%              –   0%           (903) 0%        (1,160) 0%       (1,450) 0%
5 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
VI Tổng tài sản dài hạn khác       16,330 1%      19,789 1%       36,506 1%       28,644 1%       15,754 1%
1 Chi phí trả trước dài hạn       16,330 1%      19,789 1%       36,506 1%       28,598 1%       15,754 1%
2 Tài sản Thuế thu nhập hoãn lại               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
3 Tài sản dài hạn khác               –   0%              –   0%                –   0%               46 0%               –   0%
VII Lợi thế thương mại               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1621588.5 100% 2478090 100% 3187737.3 100% 3137403.1 100% 3142891.5 100%
NGUỒN VỐN                    
A Nợ phải trả     743,840 46% 1,308,610 53%  1,807,989 57%  1,601,618 51%  1,469,958 47%
I Nợ ngắn hạn     555,015 34%    537,544 22%     933,846 29%     793,147 25%     876,966 28%
1 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn     287,194 18%    117,177 5%     544,334 17%     336,583 11%     445,508 14%
2 Vay và nợ dài hạn đến hạn phải trả               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
3 Phải trả người bán ngắn hạn       52,018 3%    176,590 7%     147,438 5%     165,054 5%     122,611 4%
4 Người mua trả tiền trước         4,237 0%        3,668 0%         1,983 0%         4,670 0%         2,647 0%
5 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước       19,726 1%      32,250 1%       33,271 1%       38,803 1%       40,572 1%
6 Phải trả người lao động       43,799 3%      39,477 2%       60,331 2%       72,847 2%       76,357 2%
7 Chi phí phải trả ngắn hạn               –   0%      15,357 1%       19,828 1%       34,620 1%       31,639 1%
8 Phải trả nội bộ ngắn hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
9 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
10 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn               –   0%              –   0%                –   0% (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)     –   0%              25 0%
11 Phải trả ngắn hạn khác     141,527 9%    119,657 5%     120,716 4%     126,828 4%     146,324 5%
12 Dự phòng phải trả ngắn hạn               –   0%       21,600 1%                –   0%                –   0%               –    0%
13 Quỹ khen thưởng phúc lợi         6,514 0%      11,769 0%         5,945 0%       13,742 0%       11,283 0%
14 Quỹ bình ổn giá               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
15 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
II Nợ dài hạn     188,825 12%    771,066 31%     874,143 27%     808,471 26%     592,992 19%
1 Phải trả người bán dài hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
2 Chi phí phải trả dài hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
3 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
4 Phải trả nội bộ dài hạn               –   0%              –   0%                –    0%                –   0%               –   0%
5 Phải trả dài hạn khác               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
6 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn     187,497 12%    771,034 31%     874,111 27%     808,446 26%     592,992 19%
7 Trái phiếu chuyển đổi               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
8 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
9 Dự phòng trợ cấp mất việc làm         1,305 0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
10 Dự phòng phải trả dài hạn               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
11 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn              23 0%             31 0%              31 0%              25 0%               –   0%
12 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
B Nguồn vốn chủ sở hữu     877,749 54% 1,169,480 47%  1,379,748 43%  1,535,785 49%  1,672,934 53%
I Vốn chủ sở hữu     877,582 54% 1,169,401 47%  1,379,741 43%  1,535,785 49%  1,672,934 53%
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu     461,539 28%    692,289 28%     830,738 26%     830,738 26%     913,800 29%
2 Thặng dư vốn cổ phần         3,281 0%        3,281 0%         3,281 0%         3,281 0%         3,281 0%
3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
4 Vốn khác của chủ sở hữu               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
5 Cổ phiếu quỹ               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản               –   0%              –   0%                –   0% (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)        –   0%               –   0%
7 Chênh lệch tỷ giá hối đoái               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
8 Quỹ đầu tư phát triển     139,436 9%    103,175 4%     118,781 4%     137,553 4%     233,176 7%
9 Quỹ dự phòng tài chính       29,870 2%       26,373 1%        25,218 1%        25,218 1%               –   0%
10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu               –    0%        9,883 0%       25,489 1%       44,260 1%       61,862 2%
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối     243,457 15%    334,400 13%     376,233 12%     494,734 16%     460,815 15%
– LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%       45,783 1%
– LNST chưa phân phối kỳ này               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%     415,032 13%
12 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
13 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
14 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
II Nguồn kinh phí và quỹ khác            167 0%             79 0%                7 0%                –   0%               –   0%
1 Nguồn kinh phí               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
2 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định            167 0%              79 0%                 7 0%                –   0%               –   0%
3 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm               –   0%              –   0%                –   0%                –   0%               –   0%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN  1,621,589 100% 2,478,090 100% 3,187,737 100% 3,137,403 100%  3,142,891 100%

Nhận xét:

Về tài sản: Qua bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 ta thấy cơ cấu tài sản Công ty thay đổi theo hướng tăng tài sản dài hạn, giảm tài sản ngắn hạn.

 – Nhìn chung ta thấy tổng tài sản tăng đều từ năm 2011- 2015, tuy nhiên có giảm nhẹ ở năm 2014. Thực tế tổng tài sản năm 2014 của DRC có sự sụt giảm nhẹ tương tương 1.58%. Nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn của công ty sụt giảm. Kết quả trên phù hợp với tình hình gia tăng sức tiêu thụ các sản phẩm công ty năm 2014. Đồng thời, còn cho thấy sự linh hoạt của Ban lãnh đạo trong khâu điều hành, kiểm soát tình hình sản xuất, tiêu thị của công ty, không để hàng tồn kho quá cao nhưng vẫn đảm bảo không thiếu hàng hóa cung cấp cho thị trường.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

– Cấu trúc tài sản của DRC thường được duy trì với tỷ lệ 60/40. Trong đó, Tài sản dài hạn chiếm 60% và TSNH chiếm 40%.

– Giai đoạn 2011-2013, tài sản dài hạn tăng cao chủ yếu là do dự án Radial hoàn thành và đưa vào khai thác. Bên cạnh đó, giá trị hàng tồn kho năm qua cũng tăng mạnh do Công ty phải dự trữ thêm nguyên vật liệu để sản xuất lốp radial, đồng thời tăng tồn kho lốp ô tô bias phục vụ công tác tiêu thụ năm 2014 trong điều kiện di dời Xí nghiệp ô tô.

– Cơ cấu tài sản của Công ty có sự chuyển dịch nhẹ khi tỷ trong tài sản ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2015 tăng so với 31/12/2014 từ 35% lên 41%, trong khi đó tỷ trọng tài sản dài hạn giảm từ 65% xuống còn 59%., cụ thể thành phần trong tổng tài sản dài hạn và ngắn hạn.

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Cơ cấu tài sản của DRC năm 2015

Về nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ở mức tương đối đồng đều (47%, 53%).

– Trong năm 2012-2013, công ty gia tăng vay nợ để tập trung đầu tư cho dự án Radial toàn thép. Chính điều này làm gia tăng tỷ lệ nợ vay cũng như đòn bẩy tài chính của công ty. Đồng thời làm cho các chỉ số thanh toán nhanh và hiện hành của DRC trong năm qua giảm nhẹ so với 2012.

– Trong cơ cấu nợ và vốn của Cao su Đà Nẵng trong năm 2015, tỷ trọng nợ đã có dấu hiệu giảm so với năm 2014. Cụ thể, tỷ trọng nợ/tổng tài sản của DRC trong năm 2015 là 46,77%, trong khi đó ở năm 2014 là 51,05%, cơ cấu nợ/vốn chủ sở hữu là 87,8%, thấp hơn mức 104,29% trong năm 2014. Cơ cấu tài chính của DRC đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng an toàn hơn.

– Bên cạnh đó, giai đoạn 5 năm, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng liên tục do công ty liên tục phát hành cổ phiếu thưởng, nâng vốn điều lệ.

2.2.2. Phân tích cơ cấu theo kết quả hoạt động kinh doanh (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

Đơn vị tính: Triệu đồng

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH  
 Năm 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng 2015 Tỷ trọng
1 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh   2,706,755    2,895,509     2,911,128       3,373,264    3,508,159  
2 Các khoản giảm trừ doanh thu        70,059       110,575        107,227          121,896       190,460  
3 Doanh thu thuần (1)-(2) 2,636,696 100% 2,784,934 100% 2,803,901 100% 3,251,368 100% 3,317,699 100%
4 Giá vốn hàng bán 2,220,807 84% 2,190,920 79% 2,086,911 74% 2,447,640 75% 2,518,352 76%
5 Lợi nhuận gộp (3)-(4)    415,890 16%   594,014 21%   716,990 26%    803,728 25%   799,347 24%
6 Doanh thu hoạt động tài chính        7,803 0%       4,164 0%      11,006 0%      10,028 0%      10,651 0%
7 Chi phí tài chính    65,399 2%      44,773 2%      85,395 3%    142,805 4%    123,785 4%
-Trong đó: Chi phí lãi vay      15,804 1%        8,792 0%     39,384 1%     84,613 3%     54,737 2%
8 Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết liên doanh                 –   0%                –   0%                 –   0%                   –   0%                –   0%
9 Chi phí bán hàng      50,876 2%      59,892 2%      74,434 3%   161,360 5%     76,686 2%
10 Chi phí quản lý doanh nghiệp      49,656 2%      81,972 3%     70,476 3%      68,085 2%      83,960 3%
11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5)+(6)-(7)+(8)-(9)-(10)    257,762 10%   411,542 15%    497,690 18%    441,506 14%   525,567 16%
12 Thu nhập khác        7,126 0%        7,115 0%        4,383 0%      12,411 0%        8,251 0%
13 Chi phí khác        1,276 0%        1,540 0%        1,393 0%        1,772 0%        1,532 0%
14 Lợi nhuận khác (12)-(13)        5,851 0%        5,575 0%        2,989 0%      10,639 0%        6,719 0%
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (11)+(14)    263,613 10%   417,116 15%    500,680 18%    452,145 14%    532,286 16%
16 Chi phí thuế TNDN hiện hành      65,959 3%    104,988 4%    125,257 4%      99,420 3%   117,254 4%
17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại                 –   0%                –   0%                 –   0%                   –   0%                –   0%
18 Chi phí thuế TNDN (16)+(17)      65,959 3%    104,988 4%    125,257 4%      99,420 3%    117,254 4%
19 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (15)-(18)    197,654 7%    312,129 11%    375,423 13%    352,725 11%    415,032 13%
20 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát                 –   0%                –   0%                 –   0%           (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)        –   0%                –   0%
21 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ (19)-(20)    197,654 7%    312,129 11%    375,423 13%    352,725 11%    415,032 13%
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành             46 0%             58 0%             83 0%             83 0%             87 0%
Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS cơ bản)                  0 0%                  0 0%                   0 0%                     0 0%                  0 0%
Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS điều chỉnh)                  0 0%                  0 0%                   0 0%                     0 0%                  0 0%
Giá cổ phiếu đóng cửa cuối năm                  0 0%                  0 0%                   0 0%                     0 0%                  0 0%

(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cao su Đà Nẵng DRC)

Nhận xét:

  • Tổng doanh thu tăng liên tục giai đoạn từ năm 2011- 2015
  • Năm 2013 vừa qua với việc giá cao su duy trì ở mức thấp trong thời gian dài, cùng với việc tỷ giá tương đối ổn định đã giúp cho công ty đạt mức tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong giai đoạn 2011-2013. Thực tế cho thấy doanh thu năm qua chỉ tăng 0,5% tuy nhiên lãi gộp tăng đến 21%, điều này chủ yếu là do tỷ suất lãi gộp tăng từ mức 21% năm 2012 lên 26% trong năm 2013. Nhờ đó mà tỷ suất LNST/doanh thu được cải thiện mạnh từ 10,8% năm 2012 lên 12,9% năm 2013, EBITDA tăng từ 16,3% lên mức 21,2%.
  • Trong năm 2015, doanh thu của Công ty đạt 3.508 tỷ đồng, bằng 104% so với năm 2014 nhưng chỉ đạt 98% kế hoạch do ảnh hưởng của những nguyên nhân đã nêu trên. Tuy nhiên, với sự nổ lực của Ban lãnh đạo Công ty, quyết tâm mang lại lợi nhuận tối ưu cho cổ đông công ty, Ban lãnh đạo đã có những biện pháp tích cực như giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, vận động, khuyến khích người lao động tích cực sản xuất, quản lý chặc chẽ hàng tồn kho, sử dụng hiệu quả nguồn tài sản của Công ty, nên xét về chỉ tiêu lợi nhuận, DRC đã hoàn thành kế hoạch đặt ra với 532 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2014 và bằng 116% kế hoạch đặt ra.

  • Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng DRC, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

    Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

    DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo