Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ

Rate this post

Ngay bây giờ đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ là một trong những nguồn nội dung hữu ích mà đáng để xem và tham khảo. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là mở đầu báo cáo môn học công chứng,tiếp là nội dung báo cáo môn học công chứng… Hứa hẹn ít nhiều bài viết mình sắp chia sẻ sẽ cung cấp được thêm kiến thức cho các bạn đang tìm tòi bài báo cáo môn học công chứng cụ thể là về các hợp đồng về biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ này.

Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với nhiều đề tài đa dạng phổ biến, điểm cao, chất lượng. Tính đến thời điểm hiện tại bên mình đã nhận viết thuê tiểu luận cho hàng loạt sinh viên và đã đạt điểm cao. Nếu như các bạn sinh viên đang có nhu cầu muốn viết thuê một bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay với dịch vụ làm tiểu luận thuê chất lượng của chúng tôi qua zalo : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ đầy đủ hơn nhé.

Phần I Mở Đầu Báo Cáo Môn Học Công Chứng

Hiện nay, hợp đồng dân sự đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giao dịch dân sự diễn ra ngày cảng phổ biến, phục vụ nhu cầu của chủ thể tham gia. Do đó, việc ký kết và thực hiện hợp đồng là một vấn đề quan trọng đối với chủ thể tham gia. Chính vì vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng và đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật dân sự.

Từ lâu hợp đồng được biết đến như một giao dịch không thể thiếu của mỗi thành viên trong xã hội. Trong đó các bên tham gia giao kết hợp đồng để trao đổi, mua bán là một hoạt động mang tính chất thường xuyên và phổ biến. Ngày nay, nền kinh tế, xã hội càng văn minh thì vấn đề giao kết hợp đồng càng được coi trọng hơn. Điều quan trọng ở đây chúng ta cần hiểu rõ hợp đồng Dân sự là một giao dịch Dân sự, trong đó các bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự cho nhau…

XEM THÊM : Viết Thuê Tiểu Luận

Những quy định này trong pháp luật Việt Nam có thể xem là điểm rất tiến bộ, tương đồng với hệ thống pháp luật quốc gia trên thế giới và những hiệp ước mà nước ta đang là thành viên. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại những bất cập như chồng chéo, không rõ ràng, chưa mang lại hiệu quả cao khi áp dụng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về hủy hợp đồng dân sự và công chứng văn bản hủy hợp đồng có ý nghĩa cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đề bài có nêu: “Sau khi hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được công chứng viên chứng nhận, do phát sinh một số bất đồng nên ông A (người trúng đấu giá) và Ngân hàng X (người có tài sản) thống nhất đề nghị hủy bỏ hợp đồng đã công chứng đó? Là công chứng viên, anh (chị) hãy giải quyết tình huống này? Anh (chị) hãy cho biết những bất cập trong quy định của pháp luật về hủy hợp đồng?”. Để giải quyết những nội dung này học viên sẽ giải quyết thông quan nội dung của bài làm.

Phần Ii Nội Dung Báo Cáo Môn Học Công Chứng

  1. Những nội dung liên quan đến đề bài

            1.1. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá

Hợp đồng được quy tại Bộ luật dân sự năm 2015 là: “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lâp, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia, cùng nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định, thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ đó.

Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ theo Đại từ điển Tiếng Việt thì bán đấu giá là “bán theo phương thức để cho những người mua trả giá công khai, ai trả giá cao nhất thì bán[1]”. Định nghĩa này đã nêu lên một số đặc trưng của hoạt động bán đấu giá tài sản (nhiều người muốn mua, trả giá công khai, tài sản sẽ được bán cho người trả giá cao nhất). Theo Từ điển Luật học thì bán đấu giá tài sản là “hình thức bán công khai một tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài sản[2]”. Định nghĩa này đã bổ sung một đặc trưng của bán đấu giá tài sản, đó là việc người mua được tài sảnbphải là người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.

Theo quy định của pháp luật, khái niệm bán đấu giá tài sản được xem xét trong từng lĩnh vực cụ thể. Theo quy định tại Luật thương mại năm 2005: “đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất[3]”.

Theo quy định tại khoản 2 điều 185 Luật thương mại năm 2005 thì việc đấu giá hàng hóa được thực hiện theo một trong hai phương thức: phương thức trả giá lên (người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng) hoặc phương thức đặt giá xuống (người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn giá khởi điểm là người có quyền mua hàng).

Luật đấu giá tài sản năm 2016 đã đưa ra khái niệm: “Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật này[4]”.

XEM THÊM : Bài Thu Hoạch Môn Học Công Chứng Luật Sư

Căn cứ vào bản chất của Luật đấu giá tài sản năm 2016 là quan hệ dân sự về mua bán tài sản thông qua hình thức đấu giá nhằm bán được tài sản với mức cao nhất. Hoạt động bán đấu giá tài sản có những đặc điểm sau: bán đấu giá tài sản là hình thức bán công khai theo nguyên tắc và thủ tục luật định; có từ hai chủ thể trở lên tham gia đấu giá; phương thức bán đấu giá là phương thức trả giá lên; người được mua tài sản là người trả giá cao nhất.

Theo quy định tại Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì tài sản đấu giá có hai loại gồm: “Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá; Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản[5]”. Như vậy, tài sản được đấu giá rất phong phú và đa dạng.

Luật đấu giá tài sản không định nghĩa thế nào là hợp đồng đấu giá tài sản là chỉ quy định “Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này[6]”. Cũng như quyền và nghĩa vụ của người đấu giá tài sản, tổ chức đấu giá tài sản.

1.2. Những vấn đề lý luận về hủy bỏ hợp đồng

1.2.1. Khái niệm hủy bỏ hợp đồng

Hợp đồng là hình thức pháp lý và là phương tiện để biến các dự định hoặc kế hoạch kinh doanh trở thành hiện thực. Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Theo Đại Từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý do Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin xuất bản năm 1998 thì: “Huỷ bỏ là bỏ đi, không coi là còn giá trị”. Còn theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp do Nhà xuất bản Tư pháp và Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa xuất bản năm 2006 thì: “Huỷ bỏ là làm cho văn bản đã lập không còn hiệu lực pháp luật”.

Như vậy, hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia, cùng nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định, đây còn là sự thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ đó.

Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được giao kết hợp pháp theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Hủy bỏ hợp đồng là việc một bên vi phạm những thỏa thuận được nêu trong hợp đồng và đó là căn cứ để chấm dứt thực hiện nghĩa vụ giữa các bên hoặc do luật định. Theo đó, các bên cùng thống nhất hủy bỏ việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong trường hợp việc thực hiện này không còn phù hợp với lợi ích của các bên. Trong một số trường hợp khác, hủy bỏ hợp đồng được thực hiện theo ý chí của một bên khi có các hành vi vi phạm hợp đồng

XEM THÊM : Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Dân Sự

 

Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ
Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ

1.2.2. Những vấn đề liên quan đến hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành

  1. Về điều kiện hủy bỏ hợp đồng

Theo nguyên tắc, các bên không được quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không được sự đồng ý của bên đối tác. Việc hủy bỏ hợp đồng được pháp luật quy định cụ thể. Về điều kiện theo quy định tại điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015: “1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c) Trường hợp khác do luật quy định”.

Hủy bỏ hợp đồng là một trong những quyền của các bên giao kết hợp đồng khi điều kiện hủy bỏ hợp đồng xảy ra. Theo quy định trên, khi có sự vi phạm hợp đồng thì sẽ trở thành điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng sẽ chấm dứt.

– Đối với trường hợp một bên vi phạm hợp đồng chỉ được coi là điều kiện hủy bỏ hợp đồng nếu các bên đã thỏa thuận từ trước, sự vi phạm này có thể là nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng, có thể là sự vi phạm bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, thì bên bị vi phạm có quyền hủy bỏ hợp đồng.

– Trường hợp một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì không phải dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. Sự vi phạm nghĩa vụ của một bên luôn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia hoặc làm ảnh hưởng tới mục đích giao kết hợp đồng của bên kia. Nhưng sự vi phạm nghiêm trọng đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì hợp đồng buộc phải hủy bỏ.

– Ngoài trường hợp các bên thỏa thuận hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng, các bên còn có thể hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp khác do luật quy định. Việc hủy bỏ có thể xảy ra ngay cả khi không có sự vi phạm của bất cứ bên nào trong hợp đồng mà có thể vì lý do khách quan dẫn đến mục đích giao kết hợp đồng không thể đạt được hoặc có các quy định trong Luật chuyên ngành khác thì nếu các bên không có thỏa thuận sẽ căn cứ vào các quy định này để xác định quyền hủy bỏ hợp đồng của một bên trong quan hệ hợp đồng.

Bộ luật dân sự năm 2015 giải thích: “Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” (Khoản 2 điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015). Đồng thời, Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng giữ nguyên nghĩa vụ của bên hủy bỏ hợp đồng là phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, trường hợp bên hủy bỏ không thông báo ngay mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia (khoản 3). Tuy nhiên, khi xảy ra các điều kiện hủy bỏ hợp đồng thì bên có quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng của mình.

  1. Một số trường hợp phát sinh hủy bỏ hợp đồng cụ thể

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định riêng về hợp đồng dân sự bị hủy bỏ một trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng; Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên , hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này” (Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2015).

Cơ sở của sự hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này là sự vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng của một bên, tuy là sự vi phạm nghĩa vụ nhưng sự vi phạm này không nghiêm trọng đến mức một bên không thể đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Theo đó, căn cứ vào lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện trong một thời gian hợp lý tức là do ý chí chủ quan của bên có nghĩa vụ, không phải do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc do lỗi của bên có quyền thì bên có quyền hoàn toàn có thể hủy bỏ thực hiện hợp đồng đã giao kết.

Trong trường hợp có sự vi phạm nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong thời hạn nhất định, nhưng mức độ của sự vi phạm là nghiêm trọng hơn, cụ thể là do thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn nên hợp đồng không đạt được mục đích thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và bên có nghĩa vụ phải chịu những hậu quả do hợp đồng bị hủy bỏ. Bên có quyền phải chứng minh được do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không thực hiện trong thời hạn nhất định, để tránh tình trạng tự ý hủy bỏ hợp đồng của bên có quyền.

Thứ hai, hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Điều 425 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này có thể không xuất phát từ sự vi phạm của các bên. Bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ có thể do không có đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện nghĩa vụ (khả năng tài chính, khả năng tay nghề, khả năng về trình độ,…) hoặc cũng có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau (không có khả năng thực hiện nghĩa vụ, xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan,…) khiến cho bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ.

Việc không thể thực hiện nghĩa vụ này khiến cho mục đích giao kết hợp đồng của bên có quyền không thể đạt được. Do đó, bên có quyền có thể hủy hợp đồng vì bất cứ lý do gì và có quyền yêu cầu bên không thể thực hiện nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

Điều 426 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này”.

Ta thấy rằng, khi một bên vi phạm hợp đồng làm mất mát, hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng, thì bên vi phạm phải thay thế bằng một tài sản cùng loại khác hoặc phải sửa chữa khắc phục thiệt hại. Đây là trường hợp hủy bỏ hợp đồng thuộc điểm c khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, một số loại tài sản không thể thay thế hoặc sửa chữa được như đối tượng của hợp đồng là vật đặc định duy nhất, không có vật thứ hai thay thế… Trường hợp này, bên bị vi phạm sẽ hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận thay thế bằng vật khác. Tuy nhiên, trên thực tế, bên có quyền không phải lúc nào cũng lựa chọn phương án hủy bỏ hợp đồng như quy định của điều luật mà còn có thể lựa chọn các phương án khác khi có sự vi phạm hợp đồng đảm bảo lợi ích cho các bên chủ thể, chẳng hạn như đơn phương chấm dứt hợp đồng,…

Trong trường hợp này, bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên cần lưu ý đến yếu tố thời gian và không gian ảnh hưởng đến giá trị tài sản nhưng Điều luật này lại không quy định cụ thể giá tài sản tại thời điểm (thời điểm giao kết hợp đồng hay thời điểm hủy bỏ hợp đồng hay thời điểm bồi thường) và địa điểm nào.

Thứ tư, hủy bỏ hợp đồng không đủ căn cứ

Bên cạnh việc đưa ra các quy định xác định căn cứ để một bên tiến hành hủy bỏ hợp đồng, Bộ luật dân sự năm 2015 còn đưa ra hướng xử lý trường hợp một bên hủy bỏ hợp đồng mà không đủ căn cứ. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2015, “Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”.

Trong trường hợp không dựa trên các căn cứ hủy bỏ trên mà một trong các bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng với bên kia thì được xác định là vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo qui định của Bộ luật Dân sự và Luật khác có liên quan. Nếu một trong các bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng mà không dựa trên các căn cứ trên thì xem như là vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Quy định này là cần thiết để quy trách nhiệm cho bên hủy bỏ hợp đồng mà không có căn cứ và nhằm hạn chế việc tùy tiện trong việc hủy bỏ hợp đồng.

c, Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng

Khi việc hủy bỏ hợp đồng có giá trị pháp lý, tức là thỏa mãn các điều kiện, yêu cầu luật định thì làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với các bên, cụ thể được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 427 Bộ Luật dân sự 2015: “1. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. 4. Hậu quả liên quan đến quyền nhân thân khi hợp đồng bị hủy bỏ: Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan quy định”.

Thứ nhất, hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng có thể không có hiệu lực toàn phần hoặc một phần. Hợp đồng được coi là không có hiệu lực một phần nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm, thỏa thuận về bồi thường thiệt hại cũng như thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Điều này cho thấy, chỉ cần một sự vi phạm xảy ra có thể dẫn đến nhiều hậu quả như: hợp đồng bị hủy bỏ, bên vi phạm bị phạt vi phạm, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, hủy bỏ hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả những gì các bên đã nhận từ nhau. Điều này cho phép các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được quy đổi thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Thứ ba, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì bên bị thiệt hại do bên kia vi phạm nghĩa vụ được bồi thường thiệt hại.

Thứ tư, hậu quả liên quan đến quyền nhân thân khi hợp đồng bị hủy bỏ. Hợp đồng bị hủy bỏ có thể có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến quyền nhân thân của các bên có liên quan như quyền đối với tính mạng, sức khỏe, quyền bí mật đời tư… Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan quy định.

1.2. Công chứng văn bản hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

Luật công chứng năm 2014 đã quy định trình tự, thủ việc công chứng văn bản hủy bỏ hợp đồng giao dịch như sau: “1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó; 2. Việc công chứng sử đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch; 3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này”.[7]

Theo quy định thì việc công chứng hủy bỏ hợp đồng giao dịch phải đảm bảo những điều kiện:

– Hợp đồng, giao dịch phải đã được công chứng và còn hiệu lực

– Phải có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

– Do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch đó hoặc nơi lưu trữ hồ sơ công chứng trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể theo khoản 2 điều 51 Luật công chứng năm 2014.

– Tuân theo thủ tục như công chứng hợp đồng, giao dịch.

Công chứng viên phải tiến hành các bước theo các bước theo Luật Công chứng 2014 cũng không quy định về trình tự, thủ tục công chứng văn bản đơn phương chấm dứt thực hiện, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch. Như vậy, có thể hiểu việc đơn phương chấm dứt thực hiện, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải tuân thủ hình thức công chứng. Trong trường hợp bên đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng văn bản đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ đó thì công chứng viên vẫn có thể thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.

Hiện nay, trình tự, thủ tục, cách thức phổ biến mà các công chứng viên hay áp dụng khi thực hiện công chứng văn bản đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch thực hiện giống như công chứng văn bản thoả thuận huỷ bỏ, tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ phải bổ sung thêm bước thông báo cho bên còn lại về việc đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch. Việc thông báo này về mặt nguyên tắc phải do bên đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ thực hiện, kèm theo đó công chứng viên có thể đồng thời thực hiện việc thông báo về việc yêu cầu đơn phương chấmdứt, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch này. Có những công chứng viên còn thực hiện việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong một thời gian nhất định.

  • Giải quyết tình huống?

Để giải quyết tình huống của đề bài trên trước tiên là công chứng viên, học viên sẽ xem xét những quy định về hủy hợp đồng đấu giá.

Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây: “tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện. tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá. tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản. Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản[8]”.

Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ như vậy, công chứng viên sẽ xem xét việc ông A (người trúng đấu giá) hủy bỏ hợp đồng có đúng các căn cứ nêu trên hay không? Nếu đúng thì tiếp tục thực hiện việc công chứng hủy bỏ hợp đồng giao dịch theo quy định của Luật công chứng năm 2014: “1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả hững người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó; 2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch; 3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này[9]”. Việc công chứng hủy bỏ hợp đồng đấu giá tài sản phải đảm bảo những điều kiện sau:

Thứ nhất, hợp đồng đấu giá tài sản giữa ông A (người trúng đấu giá) và Ngân àng X (người có tài sản) đã công chứng và còn hiệu lực.

Thứ hai, phải có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người tham gia hợp đồng đấu giá (ông A, ngân hàng X, tổ chức đấu giá…).

Thứ ba, để thực hiện công chứng hủy bỏ hợp đồng đấu giá tài sản phải do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch đó hoặc nơi lưu trữ hồ sơ công chứng trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi.

Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ sau khi xem xét các điều kiện về hợp đồng, về chủ thể thì tiến hành thực hiện công chứng hủy bỏ hợp đồng đấu giá tài sản theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, điều 40, 41 Luật công chứng năm 2014, tiến hành thực hiện các bước sau:

Thứ nhất, người yêu cầu công chứng viết phiếu yêu cầu công chứng: “Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ[10]”. Ở đây yêu cầu công chứng là công chứng hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã công chứng.

Thứ hai, người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ cho công chứng viên bao gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; Dự thảo văn bản hủy hợp đồng, giao dịch; Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng; Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng; Bản sao hợp đồng, giao dịch đã được công chứng; Các giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng, giao dịch và giấy tờ khác liên quan đến văn bản sửa đổi, bổ sung (điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014). Bản sao này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực (khoản 2 Điều 40 Luật Công chứng 2014).

Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ thứ ba, công chứng viên kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng: “Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng” (khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng 2014).

Thứ tư, soạn thảo văn bản hủy hợp đồng đấu giá: Công chứng viên soạn thảo văn bản hủy hợp đồng đấu giá hoặc kiểm tra dự thảo văn bản hủy hợp đồng đấu giá trong trường hợp người yêu cầu công chứng nộp kèm theo dự thảo; nếu trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng (Khoản 6 điều 40 Luật công chứng năm 2014). Văn bản hủy hợp đồng đấu giá tài sản cũng phải đảm bảo các yêu cầu về thể thức theo quy định của pháp luật. Khi soạn thảo văn bản hủy hợp đồng giao dịch, công chứng viên cần lưu ý việc dẫn chiếu các điều khoản của hợp đồng, giao dịch đã ký kết. Trong  sửa đổi, bổ sung văn hủy hợp đồng giao dịch, công chứng viên có thể trích dẫn lại điều khoản đã quy định trong hợp đồng, giao dịch hoặc không trích dẫn nhưng phải ghi rõ là được sửa đổi hay bổ sung điểm, khoản, điều nào của hợp đồng, giao dịch. Văn bản sửa đổi, bổ sung có từ hai trang trở lên thì từng trang cũng phải được đánh số thứ tự (Điều 49 Luật công chứng năm 2014).

Thứ năm, đọc văn bản hủy hợp đồng đấu giá: Người yêu cầu công chứng đọc lại dự thảo văn bản hủy hợp đồng đấu giá hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo lời đề nghị của người yêu cầu công chứng (Khoản 7 điều 40 Luật công chứng năm 2014). Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được thì phải có người làm chứng, người làm chứng phải bảo đảm quy định về người làm chứng (khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014).

Thứ sáu, Người yêu cầu công chứng ký văn bản hủy hợp đồng đấu giá tài sản. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo văn hủy hợp đồng đấu giá tài sản thì ký vào từng trang của văn bản (khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng 2014).

Thứ bảy,  Công chứng viên ký chứng nhận và tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu vào văn bản hủy hợp đồng, giao dịch: Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch (khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng 2014).

[1] Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, tr.67.

[2] Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách Khoa – Nxb. Tư pháp. Hà Nội, tr.31.

[3] Khoản 1 điều 185 Luật thương mại năm 2005.

[4] Khoản 2 điều 5 Luật đấu giá tài sản năm 2016.

[5] Điều 4 Luật đấu giá tài sản năm 2016.

[6] Khoản 1 điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016.

[7] Điều 51 Luật công chứng năm 2014.

[8] Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016.

[9] Điều 51 Luật công chứng năm 2014.

[10] Điểm a khoản 1 điều 40 Luật công chứng năm 2014.

Trên đây là toàn bộ bài viết Báo Cáo Môn Học Công Chứng Các Hợp Đồng Về Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ hoàn toàn hay mà mình cũng đã chia sẻ và liệt kê đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Nếu như trong quá trình mình chia sẻ bài viết trên chưa đủ để làm bạn hài lòng thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ làm tiểu luận thuê chất lượng của chúng tôi qua zalo : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhiệt tình nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo