Bài Thu Hoạch Môn Học Công Chứng – Luật Sư, Hay Nhất

Rate this post

Bài thu hoạch môn học công chứng – luật sư đây đang là một trong những bài thu hoạch được nhiều bạn sinh viên quan tâm nhất, đây đồng thời cũng là bài mẫu thu hoạch của một bạn sinh viên đã đạt thành tích cao, vì thế các bạn sinh viên hãy cùng mình xem và tham khảo nhé. Đây là nguồn tài liệu mà mình đã tiến hành triển khai như là mục tiêu môn học công chứng luật sư,nội dung bài thu hoạch hoàn toàn hay. Hi vọng nguồn tài liệu mình sắp chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp được thêm cho các bạn nhiều kiến thức về môn học công chứng luật sư này. 

Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận, bạn đang gặp trục trặc về vấn đề phải làm một bài tiểu luận hoàn chỉnh, bạn chưa có thời gian để làm, mọi vấn đề bạn đang gặp phải hãy liên hệ ngay đến dịch vụ viết thuê tiểu luận và hãy nhanh chóng nhắn tin qua zalo 0932.091.562 để được chúng tôi tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

I. Mục Tiêu Môn Học Công Chứng – Luật Sư

1. Mục tiêu kiến thức

Công chứng: Kiến thức tổng quan về tổ chức và hoạt động của công chứng; trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch; vấn đề quản lý nhà nước về công chứng, xử lý vi phạm, khiếu nại và giải quyết tranh chấp.

Bài mẫu thu hoạch môn học công chứng luật sư luật sư: Kiến thức về luật sư và nghề luật sư; quy định pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư; đạo đức nghề nghiệp luật sư và quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

XEM THÊM :Viết Thuê Tiểu Luận

2. Mục tiêu năng lực tự chủ và trách nhiệm, thái độ, đạo đức, khả năng phát triển chuyên môn

Hình thành thái độ khách quan đối với lợi ích cần được bảo vệ của các chủ thể có liên quan đến hoạt động công chứng và các hoạt động hành nghề của Luật sư.

Bài thu hoạch môn học công chứng luật sư nhận thức được vai trò quan trọng của nghề luật sư và nghề công chứng trong xã hội.

Hình thành và phát triển niềm say mê nghiên cứu khoa học, tinh thần không ngừng học hỏi.

Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi và trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá

Bài thu hoạch môn học công chứng luật sư phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

3. Mục tiêu về kỹ năng

Hình thành kỹ năng tra cứu và sử dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn hoạt động hành nghề công chứng và thực tiễn hành nghề của luật sư;

Có khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn, đưa ra được các ý kiến cá nhân về các vấn đề trong lĩnh vực công chứng và luật sư.

Bài Thu Hoạch Môn Học Công Chứng Luật Sư
Bài Thu Hoạch Môn Học Công Chứng Luật Sư

II. Nội Dung Bài Thu Hoạch Môn Học Công Chứng – Luật Sư

Nội dung của môn học chia làm 2 phần gồm 06 chương

Phần I: Những vấn đề chung về công chứng

Chương 1: Tổng quan về nghề công chứng

  • Sơ lược về sự ra đời, phát triển thể chế công chứng
  • Những quy định chung về công chứng
  • Quản lý nhà nước về công chứng

Chương 2: Công chứng viên và nghề công chứng

– Công chứng viên

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên

+ Đào tạo nghề công chứng

+ Tập sự hành nghề công chứng

+ Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

+ Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên

– Tổ chức hành nghề công chứng

+ Khái niệm và phân loại tổ chức hành nghề công chứng

+ Bài thu hoạch môn học công chứng luật sư quyền của tổ chức hành nghề công chứng

+ Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng

XEM THÊM : Đề Tài Tiểu Luận Luật Quốc Tế

Chương 3: Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch

Phần II: Những quy định chung về luật sư và nghề luật sư

Chương 4: Khái quát chung về Luật sư và nghề luật sư

Chương 5: Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý của Luật sư

Chương 6: Kỹ năng tư vấn pháp luật của Luật sư trong một số vụ việc cụ thể

* Sau khi học xong em tâm đắc nhất với Chương 3 và chương 5 của môn học

Chương 3: Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch

  1. Trình tự, thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch

1.1. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

Bài thu hoạch môn học công chứng luật sư hồ sơ bao gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng.

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch.

+ Bản sao giấy tờ tùy thân.

+ Bản sao chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng/ giấy tờ thay thế đối với  Tài sản phải đk

+ Bài mẫu thu hoạch môn học công chứng luật sư bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

– Bản sao: là bản chụp, bản in / bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

– Kiểm tra hồ sơ: Công chứng viên kiểm tra hồ sơ, thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

– Hướng dẫn: Công chứng viên  hướng dẫn người yêu cầu thủ tục công chứng và quy định về thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích quyền, nghĩa vụ, lợi ích, ý nghĩa và hậu quả tham gia hợp đồng, giao dịch.

– Xác minh, giám định:

Hồ sơ chưa rõ, giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự người yêu cầu công chứng / đối tượng hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể.

-> Công chứng viên đề nghị làm rõ /theo đề nghị của người yêu cầu, Công chứng viên xác minh , yêu cầu giám định; nếu không làm rõ được có quyền từ chối công chứng.

Bài mẫu thu hoạch môn học công chứng luật sư Kkểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch:

Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng hợp đồng, giao dịch  không phù hợp pháp luật thì chỉ cho người yêu cầu sửa chữa.

-> Nếu không sửa chữa, Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

– Đọc lại dự thảo: Người yêu cầu tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch/ Công chứng viên đọc cho nghe theo đề nghị của họ,

Bài thu hoạch môn học công chứng luật sư ghi lời chứng: Người yêu cầu đồng ý toàn bộ nội dung dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký từng trang.

-> Công chứng viên yêu cầu họ xuất trình bản chính giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

XEM THÊM : Tiểu Luận Thực Tiễn Hoạt Động Của Văn Phòng Luật Sư

Môn Học Công Chứng Luật Sư
Môn Học Công Chứng Luật Sư

 

1.2. Công chứng Hợp đồng, giao dịch do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

Theo Điều 41, Luật công chứng 2014 quy định:

“1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch.

  1. Bài mẫu thu hoạch môn học công chứng luật sư công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.

Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

  1. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.”[1]

– Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch trong các trường hợp cụ thể:

+ Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản

Theo điều 54, Luật công chứng 2014 quy định:

“1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

  1. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.”[2]

+ Bài thu hoạch môn học công chứng luật sư công chứng hợp đồng uỷ quyền:

“1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

  1. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”[3]

+ Công chứng di chúc:

“1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

  1. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

  1. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.”[4]

+ Công chứng văn bản thoả thuận phân chia tài sản:

Theo điều 57, Luật công chứng 2014 quy định như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

  1. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Bài thu hoạch môn học công chứng luật sư trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

  1. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

  1. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”[5]

+ Công chứng văn bản khai nhận di sản:

“1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

  1. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
  2. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.”[6]

+ Công chứng văn bản từ chối nhận di sản:

Theo Điều 59, Luật Công chứng 2014 quy định: “Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.”

+ Nhận lưu giữ di chúc:

“1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.

  1. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
  2. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.”[7]

+ Công chứng bản dịch:

“1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

  1. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

  1. Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
  2. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
  4. b) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
  5. c) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
  6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.”[8]

Chương 5: Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý của Luật sư

  1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp lý của Luật sư

– Khái niệm:

“Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.

Môn học công chứng luật sư luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.”[9]

– Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư:

+ Góp phần tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật.

+ Là cầu nối giữa người xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và người là đối tượng của việc áp dụng pháp luật.

+ Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu và thực trạng áp dụng pháp luật để kiến nghị việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện pháp luật.

+ Giúp tổ chức, cá nhân thấy được khiếm khuyết trong hoạt động, từ đó khắc phục kịp thời, rút ra bài học kinh nghiệm.

+ Giúp người dân hiểu quyền và nghĩa vụ của mình, tránh nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào hoạt động của cơ quan nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật.

  1. Các yêu cầu về hoạt động tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật không phải:

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật 1 cách chung chung.

+ Thông tin về các văn bản pháp luật mới.

+ Môn học công chứng luật sư  tuyên truyền pháp luật.

Bài thu hoạch môn học công chứng luật sư tư vấn pháp luật đòi hỏi:

+ Phải có kỹ năng tư vấn.

+ Hiểu biết pháp luật một cách sâu rộng.

+ Có đạo đức hành nghề, lương tâm và trách nhiệm.

  1. Trình tự, thủ tục, kỹ năng tư vấn pháp luật của Luật sư

Môn học công chứng luật sư tư vấn trực tiếp bằng miệng:

+ Luật sư phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ thêm.

+ Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn.

+ Tra cứu tài liệu tham khảo.

+ Định hướng cho khách hàng.

Môn học công chứng luật sư tư vấn bằng văn bản:

+ Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng.

+ Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số trường hợp cần thiết.

+ Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan để phục vụ cho việc tư vấn.

+ Soạn văn bản trả lời cho khách hàng.

 

* Một số ưu điểm, hạn chế trong quá trình tiếp thu kiến thức môn học:

Môn học công chứng luật sư ưu điểm:

+ Giảng dạy theo một trật tự cụ thể, chặt chẽ.

+ Hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu.

+ Trao đổi, thảo luận, làm việc theo nhóm.

– Nhược điểm:

+ Nội dung chương trình của học phần thường nặng về lý thuyết và hạn chế về thực hành. Giảng viên thường chỉ tập trung vào diễn giải các nội dung của các văn bản pháp luật về công chứng và luật sư và giải thích lý do tại sao các văn bản lại đưa ra các chỉ dẫn như thế, trong khi điều cốt lõi là phần nội dung đó liên quan thực tế đến từng chuyên ngành của sinh viên như thế nào thì thường ít được đề cập tới.

+ Môn học công chứng luật sư  việc dạy tập trung vào ghi nhớ thay vì hình thành kỹ năng tư duy ở cấp độ cao hơn, gây trở ngại cho những sinh viên gặp khó khăn trong việc ghi nhớ.

– Kiến nghị:

+ Giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình nó giúp cho giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn cho nhiều sinh viên trong cùng một lúc, vì vậy đảm bảo tinh kinh tế cao.

+ Trình bày phải đảm bảo cho học sinh ghi chép được những vấn đề cơ bản và qua đó mà dạy cho sinh viên biết cách vừa ghi vừa tập trung nghe giảng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài thu hoạch môn học công chứng luật sư mà mình đã tiến hành liệt kê cũng như triển khai đến cho các bạn toàn bộ nội dung hấp dẫn. Nếu như nguồn tài liệu trên chưa đủ để bạn hài lòng thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê tiểu luận qua zalo 0932.091.562 bên mình nhận viết thuê tiểu luận với nhiều đề tài đa dạng phổ biến khác nhau, nếu bạn có nhu cầu hãy nhắn tin zalo liền để được tư vấn và báo giá cụ thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Điều 41, Luật Công chứng 2014.

[2] Điều 54, Luật Công chứng 2014.

[3] Điều 55, Luật Công chứng 2014.

[4] Điều 56, Luật công chứng 2014.

[5] Điều 57, Luật Công chứng 2014.

[6] Điều 58, Luật Công chứng 2014.

[7] Điều 60. Luật Công chứng 2014.

[8] Điều 61, Luật Công chứng 2014.

[9] Điều 28, Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH Luật luật sư.

Contact Me on Zalo