Tải Free Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại, 9 Điểm

Rate this post

??? Tải Free!!! Tải Ngay !!!  Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại là một trong những bài thu hoạch hoàn toàn xuất sắc chẳng những thế còn đạt điểm cao, chắc hẳn các bạn sinh viên đang học ngành luật đang quan tâm và tìm kiếm, chính vì thế ngay bây giờ đây các bạn hãy cùng mình xem và tham khảo nguồn tài liệu này nhé. Bài này mình chia thành 2 phần như là phần mở đầu, và phần nội dung của bài thu hoạch môn luật thương mại… Hy vọng nguồn tài liệu mình sắp chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp được cho các bạn thêm nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức để bạn có thể triển khai tốt bài thu hoạch của mình. 

Ngoài ra, hiện nay bên mình đang có dịch vụ viết thuê tiểu luận với nhiều đề tài đạt điểm cao và chất lượng, bạn có biết rằng chúng tôi đã nhận viết bài tiểu luận cho hàng loạt sinh viên và đã đạt thành tích cao. Nếu bạn đang có nhu cầu cần làm bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ làm tiểu luận thuê của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận giá cả phải chăng, chất lượng thì không cần phải bàn cãi ạ.

Phần Mở Đầu Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Thương Mại

1. Tính cấp thiết của đề tài

            Trong điều kiện kinh tế thị trường đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế như hiện nay thì nhu cầu tìm hiểu pháp luật về pháp luật thương mại và hàng hóa dịch vụ đã trở thành vấn đề nóng trong thực tế. Môn học Luật thương mại 2 (Pháp luật về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ) “giúp sinh viên nắm bắt những quy định của pháp luật về các hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam, bao gồm những nội dung cơ bản, bổ ích để sinh viên có thể vận dụng vào việc đọc và hiểu các văn bản pháp luật và vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế[1]”

            Việc nghiên cứu môn học Luật thương mại 2 là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Bởi môn học này hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa vấn đề; Kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của pháp luật thương mại; Lựa chọn, vận dụng một cách hợp lí các vấn đề phù hợp với các điều luật, cơ chế thích hợp để giải quyết các vụ việc tranh chấp thương mại; Phát triển kĩ năng tư vấn, trợ giúp pháp lý, kĩ năng phân tích, đánh giá, bình luận các tình huống cụ thể… Vì vậy, để có thể tổng kết môn học đồng thời vận dụng pháp luật là mục tiêu mà bài tổng quan môn học Luật thương mại 2 muốn hướng tới.

XEM THÊM : 99+ Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

            Đề hoàn thành bài tổng quan, sinh viên thực hiện những nhiệm vụ sau:

   Nghiên cứu tổng quan về môn học thông qua bài giảng của giảng viên Vũ Thành Trưng, giáo trình “Pháp luật về thương mại hàng hóa & dịch vụ của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến môn học Luật thương mại 2.    

   Dẫn chứng cụ thể tình huống giảng viên đã giảng trực tiếp trên lớp và đánh giá tính phù hợp của tình huống này đối với môn học cũng như thực tiễn.

Áp dụng được những vấn đề thực tiễn của môn học.

Khẳng định kết quả môn học, những vấn đề hạn chế trong việc áo dụng pháp luật trong phạm vi môn học.

Phần Nội Dung Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Thương Mại

            Phần mở đầu bài giảng giảng viên đã giới thiệu những thay đổi của Luật thương năm 2005. Tại điều 112 Luật quản lý ngoại thương 12/06/2017 hiệu lực 1/1/2018 bãi bỏ những nội dung của Luật thương mại năm 2005: Khoản 2 điều 38 (Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu); Khoản 3 điều 29 (về tạm nhập tái xuất); Khoản 3 điều 30 (chuyển khẩu xuất hàng hóa); Các điều 31, 33, 242, 243, 244, 245, 246, 247 về chi tiết hoạt động quá cảnh hàng hóa.

  1. Tổng quan về bài học

            1.1. Khái quát về thương nhân và hoạt động thương mại

            – Thương mại/ buôn bán/ trao đổi/ mậu dịch (trade) là khái niệm dùng để chỉ hoạt động trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa các cá nhân hay nhóm người dưới hình thức hiện vật, hay gián tiếp thông qua một phương tiện trung gian như tiền.

            Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ… giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.

            – Lý do tồn tại thương mại: thương mại tồn tại vì sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác.

XEM THÊM: Đề Thi Ôn Tập Môn Luật Thương Mại Quốc Tế

Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại
Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại

            Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực (lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ). Lịch sử của thương mại được thể hiện như sau:

            + Thời phong kiến: thương mại bị hạn chế; không có luật thương mại riêng;

            + Thời Pháp thuộc: khởi đầu Pháp đem áp dụng Bộ luật Thương mại Pháp ở Nam Kỳ và cho đến năm 1988 áp dụng tại Bắc Kỳ; Từ năm 1982 – 1930: Pháp ban hành sắc lệnh quy định hành nghề thương mại do người Á – Đông ngoại quốc và người Việt Nam; Từ năm 1931 – 1936 có Bộ luật dân sự đề cập một cách chi tiết tới nhiều chế định của luật thương mại; Năm 1942: Bảo Đại tại Huế đã ban hành Bộ Luật thương mại.

            + Thời kỳ chống Mỹ, đối với miền Bắc thì kinh tế kế hoạch hóa tập trung; không có luật thương mại. Còn ở miền Nam, năm 1972, có Bộ luật dân sự và Bộ luật thương mại tiếp cận được tới nền pháp lý hiện đại của nền kinh tế thị trường.

            + Thời kỳ thống nhất: Từ năm 1975 – 1986: kinh tế kế hoạch hóa tập trung; không có luật thương mại; Từ sau năm 1986 đến đổi mới: pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989; ngày 21/12/1990, thông qua Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân Thúc đẩy thương mại phát triển; ngày 10/05/1997 thông qua Luật thương mại; ngày 14/06/2005 Luật thương mại hiện nay.

            Hoạt động thương mại:

            Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

            – Thương nhân: là tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động thương mại, độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

            Đặc điểm: tổ chức kinh tế, cá nhân, hoạt động thương mại, độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh.

            Chú ý về Chi nhánh công ty, văn phòng đất đai, Luật sư, Thừa phát lại, Quản tài viên, Công chứng viên.

            Cá nhân nước ngoài có thể là thương nhân

            văn phòng đất đai, Chi nhánh không là thương nhân

            Công chứng, luật sự, Thừa phát lại không là thương nhân

            Điều 7 Luật thương mại  2005: không có thương nhân thực tế, thương nhân mặc nhiên (không đăng kí kinh doanh)

            – Phân loại thương nhân

            + Căn cứ vào tư cách pháp lý gồm: có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân;

            + Căn cứ vào hình thức tổ chức hoạt động gồm: Doanh nghiệp các loại, Hộ kinh doanh, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã,.

            + Căn cứ vào chế độ trách nhiệm gồm: Trách nhiệm hữu hạn về tài sản; Trách nhiệm vô hạn về tài sản

            + Tư cách pháp nhân: Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015: được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức theo qui định; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

            + Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam, được pháp luật nước ngoài công nhận.

            Hình thức hoạt động: Thông qua đại diện và trực tiếp.

            – Hoạt động thương mại: là hoạt động sinh lời, liệt kê gồm : mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại

            – Các hoạt động thương mại có tính tương đối chia làm: Nhóm Mua bán hàng hóa; Nhóm Cung ứng dịch vụ; Nhóm Trung gian thương mại; Nhóm có đặc trưng; Nhóm thúc đẩy.

            Điều 3. Giải thích từ ngữ

            “1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

           Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

            – Áp dụng pháp luật với hoạt động thương mại

            + Nguyên tắc áp dụng luật Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam (Khoản 1 – Điều 1); Nguyên tắc áp dụng luật Việt Nam ngoài Việt Nam nếu các bên chọn lựa (Khoản 2 điều 1); Nguyên tắc áp dụng luật nước ngoài , tập quán quốc tế nếu có một bên nước ngoài (điều 4 – điều 5)

            + Nếu có luật liên quan đặc thù thì tuân theo luật đó, Tuân theo luật thương  mại và luật, Nếu không qui định thì theo Bộ luật dân sự

            + Nguyên tắc của hoạt động thương mại: nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận; nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại; nguyên tắc áp dụng tập quán thương mại; nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.

            – Tập quán theo khoản 1 điều 5 Bộ luật dân sự năm 2015: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

            Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

            Hay trong việc xác định hoa lợi giữa các bờ rãy chung: “ Dưa, bầu mọc trong rẫy. Bò qua họ, họ hái. Bò qua mình, mình thu…”.

            1.2. Mua bán hàng hóa trong thương mại

            Khoản 8 điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định như sau: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.

            Hàng hóa theo khoản 2, điều 3 Luật thương mại đó là: tất cả các loại động sản; động sản hình thành trong tương lai, vật gắn liền với đất đai.

            Mua bán hàng hóa bao gồm: mua bán trong nước và mua bán quốc tế.

            Điều 5 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế. 1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

            – CISG (Convention on Contracts for the International Sale of Goods). CISG là chữ viết tắt của Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention Contracts for the International Sale of Goods).

            – International Commerce Tems – International Commerce Terms Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

            – UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chúng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm.

            – Hợp đồng mua bán hàng hóa:

            Khoản 8 điều 3 Luật thương mại năm 2005 có giải thích: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”. Hợp đồng mua bán hàng hóa là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán; là thỏa thuận để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán; thỏa thuận nghĩa vụ giao hàng chuyển quyền sỡ hữu của bên bán, nghĩa vụ thanh toán; nhận hàng nhận quyền sỡ hữu của bên mua.

            1.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ

           Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại khoản 9 điều 3 Luật thương mại năm 2005: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”.

            Đặc điểm: luôn có tham gia của con người; hoạt động theo yêu cầu của người khác; kết quả dịch vụ có trường hợp không vật thể hóa, khó kiểm soát chất lượng, dịch vụ

            Đặc trưng của pháp luật điều chỉnh cung ứng dịch vụ: khó khăn phức tạp hơn; luôn có sự tham gia của con người trng quá trình cung cấp vì thế đòi hỏi năng lực chuyên môn nên thường yêu cầu năng lực hành nghề của người cung cấp dịch vụ; là lĩnh vực rộng lớn đòi hỏi pháp luật có cách tiếp cận thích hợp. Vừa cụ thể vừa bao quát.

            Điều 74 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hình thức hợp đồng dịch vụ. 1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.

            Khoản 15 điều 3 Luạt thương mại năm 2005 quy định: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.

            Các hoạt động thương mại chủ yếu: dịch vụ Logistics; dịch vụ quá cảnh hàng hóa, dịch vụ giám định thương mại.

            1.4. Các hoạt động trung gian thương mại

            – Hoạt động trung gian thương mại là là hoạt động để thực hiện giao dịch thương mại cho thương nhân khác. Đặc điểm: chủ thể thực hiện hoạt động trung gian là thương nhân có đăng ký KD; trung gian thương mại là hoạt động thương mại; Ít nhất liên quan đến ba bên; là quan hệ ủy quyền đặc biệt; bên trung gian độc lập về pháp lý , tài chính với các bên; hoạt động trung gian xác lập trên cơ sở HĐ.

            – Các vấn đề cần nghiên cứu là: đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý thương mại;

            1.5. Một số hoạt động thương mại khác

            – Đấu giá hàng hóa theo khoản 1 điều 85 Luật thương mại: “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất”.

            Phương thức đấu giá hàng hóa đó là: “a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng; b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng”.

            Đặc điểm đấu giá: Là phương thức bán hàng hoá; Mục tiêu bán được hàng với giá cao nhất; Phương thức bán hàng hoá công khai theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định; Người bán tự tổ chức đấu giá hoặc thuê thực hiện; Thường đấu giá trong thương mại dành cho hàng chưa có giá thị trường. Đấu giá là phương thức định giá hàng hóa;

            – Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ theo điều 214 Luật thương mại: “Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”.

            Đặc điểm: Là phương thức mua hàng hóa . Bên mời thầu là bên mua, bên dự thầu là bên cung cấp. Bên dự thầu phải là thương nhân; Là phương thức lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tốt nhất điều kiện của bên mua sắm; Phương thức mua hàng hoá công khai theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục qui định của pháp luật; Phải đảm bảo công bằng cho các bên dự thầu vì chỉ có một nhà cung cấp được chọn.

            Hình thức đấu thầu: đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.

            – Cho thuê hàng hóa: điều 269 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê”.

            Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại là hoạt động thương mại, bên cho thuê chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa cho bên thuê trong thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê. Theo đó hoạt động cho thuê tài chính là hoạt động cho thuê hàng hóa. Tuy nhiên bị điều chỉnh theo luật chuyên ngành tín dụng ngân hàng.

            Đặc điểm cho thuê hàng hóa:

            + Về chủ thể: bên cho thuê phải là thương nhân có ĐKKD, bên thuê có thể không là thương nhân.

            + Đối tượng: là hàng hóa bao gồm động sản và những vật gắn liền với đất đai thường là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công.

            + Mục đích: giúp họat động kinh doanh được đa dạng, giải quyết các tình huống khó khăn khi khởi đầu.

            – Nhượng quyền thương mại: hượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

            Đặc điểm của nhượng quyền thương mại:

            Chủ thể: bên nhượng quyền và nhận quyền đều phải là thương nhân đăng kí kinh doanh.

            Mục tiêu: Bên nhượng quyền đã tạo lập được thương hiệu uy tín, muốn tối ưu hóa giá trị thương hiệu.

            Đối tượng: Là các quyền thương mại; Không phải là hàng hóa hay dịch vụ mà

là quyền được kinh doanh gắn với nhãn hiệu , tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng,

quảng cáo của bên nhượng quyền.

            Đặc điểm của nhượng quyền thương mại là tính dài hạn và tính hợp tác.

            – Gia công hàng hóa

            Điều 178 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.

            Đặc điểm của gia công hàng hóa: Bên gia công là thương nhân; Đối tượngi là hàng hóa. Xem như quan hệ cung ứng dịch vụ; Mục đích của gia công TM đều nhắm vào việc phát sinh lợi nhuận; Thù lao không là giá trị hàng hóa, chính là giá trị công việc nhận gia công thực hiện.

            Vai trò gia công hàng hóa:

            Đối với nền kinh tế: hỗ trợ chuyên môn hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; sử dụng một phần nguyên liệu trong nước.

            Bên đặt: hạ giá thành, tiết kiệm chi phí vận tải, kiểm soát chất lượng;

            Bên nhận: nâng cao tay nghề; tiếp cận máy mọc hiện đại; quy trình sản xuất tiên tiến.

            1.6. Các hoạt động xúc tiến thương mại

            Khoản 3 điều 10 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”.

            Đặc điểm hoạt động xúc tiến thương mại:  Nhằm mục đích thúc đẩy tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa dịch vụ; chủ thể thực hiện là thương nhân; Là hoạt động đa dạng: khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu, hội chợ triển lãm

            1.7. Chế tài và khiếu nại trong hoạt động thương mại

            Khái niệm chế tài trong thương mại (tổng hợp từ điều 292 đến 316)

            Chế tài trong thương mại là các biện pháp pháp lý mà luật TM 2005 cho phép một bên áp dụng đối với bên kia trong hợp đồng thương mại nhằm yêu cầu bên đó chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Chế tài là hậu quả pháp lý do các bên thỏa thuận hoặc luật ấn định cho các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

            Các loại chế tài: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.

            Đặc điểm của chế tài thương mại: Chủ thể áp dụng là các bên trong hợp đồng. Có thể áp dụng hoặc không áp dụng vì thế thuộc quyền định đoạt của các bên. Có hành vi vi phạm hợp đồng của một hoặc cả hai bên. Có thể áp dụng nhiều chế tài cho một hành vi vi phạm hợp đồng.

Bài viết trên đây là toàn bộ Bài Thu Hoạch Luật Thương Mại với những nguồn tài liệu hoàn toàn hữu ích đáng để xem và theo dõi. Cảm ơn tất cả các bạn đã cùng mình xem và theo dõi hết nguồn tài liệu này. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, nếu như bạn đang có nhu cầu cần làm bài tiểu luận hoàn chỉnh thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ nhận viết tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Vũ Thành Trưng (2021), Bài giảng Luật thương mại 2, Bình Dương.

Contact Me on Zalo